Giáo án Ngữ văn 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo 2024): Quà tặng của thiên nhiên (Tản văn, Tùy bút)

Với Giáo án Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên (Tản văn, Tùy bút)Ngữ văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 7 Bài 4.

1 1,138 15/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Quà tặng của thiên nhiên (Tản văn, Tùy bút)

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4

1. Kiến thức

Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn.

Nhận biết được chủ đề của VB; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.

Nhận biết được sự mạch lạc của VB; nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền; hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền.

Viết được bài văn biểu cảm về con người, sự việc.

Tóm tắt được ý chính do người khác trình bày.

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

* Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn.

- Nhận biết được chủ đề của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Nhận biết được sự mạch lạc của văn bản, nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền; hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền.

3. Về phẩm chất

Nhân ái: Biết yêu quý, trân trọng, bảo vệ thiên nhiên.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường, với công việc được giao ở trường, ở lớp.

BÀI 4: QUÀ TẶNG CỦA THIÊN NHIÊN

(Tản văn, Tùy bút)

Đọc – hiểu văn bản

CỐM VÒNG

(2 tiết)

-Thạch Lam-

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn.

- Nhận biết được chủ đề của văn bản

- Liên hệ, vận dụng.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

* Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học

3. Về phẩm chất: Yêu quý, trân trọng những nét văn hoá truyền thống của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV

- Một số tranh ảnh có liên quan đến bài học.

- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh ảnh, ... (nếu có thể).

- Giấy A1 hoặc A2 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.

- Phiếu học tập GV có thể chuyển một số câu hỏi trong SGK thành phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (8 phút)

a. Mục tiêu:

- HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.

- Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học

b. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV cho HS xem video theo link

https://www.youtube.com/watch?v=R0H14okaXFA

- Video em vừa xem nói về món ăn nào? Em đã được nếm thử món ăn này chưa?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV chiếu video, gợi dẫn học sinh vào bài

HS xem video, trả lời câu hỏi

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài học sinh trả lời.

- HS trình bày

B4: Kết luận, nhận định

- GV chốt ý, dẫn vào bài: Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị đầu não của cả nước mà còn là một vùng đất ngàn năm văn hiến. Nhắc đến vùng đất Hà thành này, người ta nghĩ ngay đến 36 phố phường với những nét đẹp cổ điển và đương nhiên cũng không thể nào quên một món ăn vặt đơn giản nhưng cũng rất nhã nhặn, đó chính là món cốm làng Vòng. Món ăn dân dã này được Thạch Lam đưa vào văn chương hết sức tinh tế, độc đáo trong bài “Cốm Vòng”.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (67 phút)

2.1. Tri thức đọc –hiểu

a. Mục tiêu:

- Hình thành cho học sinh năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Phát triển kĩ năng tự chủ, tự học của bản thân

- Học sinh nắm được những đặc điểm của tản văn, tùy bùy

b. Nội dung:

GV giao nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi

? Tản văn là gì?

? Tùy bút là gì?

? Chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ trong tản văn, tùy bút?
B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.

1. Tản văn, tùy bút

* Tản văn: Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hia súc có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả...), nhưng nhìn chung đều mang tinh chất chấm phủ, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội..

* Tùy bút: Tuỳ bút là một thể trong ki, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.

-Chất trữ tình trong tản văn, tuỳ bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mĩ cho người đọc.

-Cái tôi trong tuỳ bút, tản văn là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất

-Ngôn ngữ tản văn, tuỳ bút thưởng tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tỉnh

2.2. Đọc- hiểu văn bản

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 68 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 7 Bài 4 Chân trời sáng tạo.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Bài học cuộc sống

Giáo án Bài 3: Những góc nhìn văn chương

Giáo án Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân

Giáo án Bài 6: Hành trình tri thức

Giáo án Bài 7: Trí tuệ dân gian

1 1,138 15/01/2024
Mua tài liệu