Giải Tin học 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

Với giải bài tập Tin học 8 Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 8 Bài 5.

1 1,528 11/10/2024


Giải Tin học 8 Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

Khởi động trang 20 Tin học 8: Hình 1 là bảng tính tiền công theo ca làm của một tổ sản xuất được lập bằng Excel. Em hãy trao đổi với bạn để lập công thức tính:

- Tổng số ca của người đầu tiên sao cho khi sao chép đến tất cả các ô tính trong khối ô tính E5:E9 ta vẫn được kết quả đúng.

Tổng số ca = Số ca ngày + Số ca đêm.

- Tiền công của người đầu tiên sao cho khi sao chép đến tất cả các ô tính trong khối ô tính F5:F9 ta vẫn được kết quả đúng.

Tiền công = Tổng số ca x Số tiền/1 ca (tại ô tính F2).

Hình 1 là bảng tính tiền công theo ca làm của một tổ sản xuất được lập bằng Excel

Trả lời:

- Tổng số ca: Tại ô E4 sử dụng công thức: =C4+D4. Sau đó sao chép công thức đến khối ô tính E5:E9 để tính cho những người còn lại.

- Tiền công: Tại ô F4 sử dụng công thức: =E4*F$2. Sau đó sao chép công thức đến khối ô tính F5:F9 để tính cho những người còn lại.

1. Địa chỉ tương đối

Khám phá trang 21 Tin học 8: Em hãy lập công thức tính Tổng cộng số ca ngày tại ô tính C10 và cho biết khi sao chép công thức này đến ô tính D10 thì:

a) Địa chỉ cột của các ô tính trong công thức thay đổi như thế nào? Tại sao?

b) Địa chỉ hàng của các ô tính trong công thức có thay đổi hay không? Tại sao?

Trả lời:

Công thức tính tổng cộng số ca ngày tại ô C10: =SUM(C4:C9)

- Khi sao chép đến ô D10 thì:

• Địa chỉ cột của ô tính trong công thức thay đổi từ C thành D vì công thức đang tính tổng số ca đêm ở cột D.

• Địa chỉ hàng không đổi vì sự thay đổi này đảm bảo tính tổng các giá trị từ ô D4 đến D9.

2. Địa chỉ hỗn hợp, địa chỉ tuyệt đối

Khám phá 1 trang 22 Tin học 8: Em hãy lập công thức tính Tổng tiền công tại ô tính C11 để khi sao chép công thức này đến các ô tính D11, E11 vẫn cho kết quả đúng.

Trả lời:

Công thức tính Tổng tiền công tại ô tính C11 mà khi sao chép công thức này đến các ô tính D11, E11 vẫn cho kết quả đúng là: =C10*F$2$.

Khám phá 2 trang 22 Tin học 8: Hình 5 là bảng tính được lập để tính tiền lãi gửi ngân hàng. Cách tính tiền lãi như sau: Tiền lãi = Tiền gốc × Lãi suất × Số tháng. Nhập công thức nào sau đây vào ô tính B5 để khi sao chép đến tất cả các ô tính trong các khối ô tính B6:B10, C5:D10 vẫn cho kết quả đúng? Tại sao?

Hình 5 là bảng tính được lập để tính tiền lãi gửi ngân hàng

A. =A3*B$4*$A5

B. =A3*$B4*A$5

C. =$A3*B$4*$A5

D. =$A$3*B$4*$A5

Trả lời:

D=$A$3*B$4*$A5

Luyện tập (trang 22)

Luyện tập 1 trang 22 Tin học 8: Phần mềm bảng tính Excel có các loại địa chỉ ô tính nào?

Trả lời:

Phần mềm bảng tính Excel có các loại địa chỉ ô tính:

• Địa chỉ tương đối: Địa chỉ ô tính (bao gồm địa chỉ cột, địa chỉ hàng) có thể thay đổi khi sao chép công thức.

• Địa chỉ hỗn hợp: Địa chỉ ô tính có địa chỉ cột (hoặc địa chỉ hàng) được giữ nguyên và địa chỉ hàng (hoặc địa chỉ cột) có thể được thay đổi khi sao chép công thức.

• Địa chỉ tuyệt đối: Địa chỉ ô tính có cả địa chỉ cột và địa chỉ hàng được giữ nguyên khi sao chép công thức.

Luyện tập 2 trang 22 Tin học 8: Phát biểu nào dưới đây sai?

a) Địa chỉ tương đối là địa chỉ ô tính không có dấu $ được thêm vào trước tên cột và tên hàng....

b) Địa chỉ tuyệt đối là địa chỉ ô tính có dấu $ thêm vào trước tên cột và tên hàng.

c) Địa chỉ hỗn hợp là địa chỉ ô tính có dấu $ chỉ được thêm vào trước tên cột hoặc tên hàng.

d) Chỉ có hai loại địa chỉ ô tính là địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối.

Trả lời:

d) -Chỉ có hai loại địa chỉ ô tính là địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối.

Luyện tập 3 trang 22 Tin học 8: Ghép nối địa chỉ ô tính ở cột bên trái với đặc điểm tương ứng ở cột bên phải khi sao chép công thức.

Ghép nối địa chỉ ô tính ở cột bên trái với đặc điểm tương ứng ở cột bên phải

Trả lời:

1 - c; 2 - d; 3 - a; 4 - b.

Luyện tập 4 trang 22 Tin học 8: Với bảng tính ở Hình 6, em hãy cho biết kết quả sao chép công thức ở ô tính B2 đến ô tính C3 khi công thức tại ô tính B2 lần lượt là:

Với bảng tính ở Hình 6 em hãy cho biết kết quả sao chép công thức ở ô tính

A. =B1+A2.

B. =$B$1+$A$2.

C. =B$1+$A2.

D. =$B1+A$2.

Trả lời:

A. 9

B. 3

C. 9

D. 6

Thực hành (trang 23)

Thực hành 1 trang 23 Tin học 8: Mở tệp bảng tính ở Hình 1 (giáo viên cung cấp) và thực hiện các công việc dưới đây:

Mở tệp bảng tính ở Hình 1 (giáo viên cung cấp) và thực hiện các công việc dưới đây

a) Lập công thức tính Tổng số ca, Tiền công cho người đầu tiên. Sau đó sao chép công thức để tính cho những người còn lại.

b) Lập công thức tính Tổng cộng, Tổng tiền công tại ô tính C10, C11 cho cột Số ca ngày. Sau đó sao chép công thức để tính cho cột Số ca đêm, Tổng số ca. Lưu lại bảng tính.

c) Lưu lại tập tính với tên khác là Tiencongheso.xlsx. Chèn thêm hàng vào vị trí hàng 3. Nhập dữ liệu hệ số ca ngày là 1.2, hệ số của ca đêm là 1.5 lần lượt vào các ô tính C3, D3. Lập công thức tính Tổng số ca cho người đầu tiên theo công thức:

Tổng số ca = Số ca ngày x hệ số ca ngày + Số ca đêm × hệ số ca đêm

Sao chép công thức để tính cho những người còn lại.

Trả lời:

a) Tính tổng số ca, tiền công

- Tổng số ca: Tại ô E4 sử dụng công thức: =C4+D4 để tính tổng số ca cho người đầu tiên. Sau đó sao chép công thức đến khối ô tính E5:E9 để tính cho những người còn lại.

- Tiền công: Tại ô F4 sử dụng công thức: =E4*F$2 để tính tiền công cho người đầu tiên. Sau đó sao chép công thức đến khối ô tính F5:F9 để tính cho những người còn lại.

b) Tính tổng cộng, tổng tiền công:

- Tổng cộng: Tại ô C10 sử dụng công thức: =SUM(C4:C9) để tính tổng số ca ngày. Sau đó sao chép công thức đến các ô D10 và E10 để tính cho cột số ca đêm và tổng số ca.

- Tổng tiền công: Tại ô C11 sử dụng công thức:=C10*$F2 để tính tổng tiền công cho ca ngày. Sau đó sao chép công thức đến các ô D11 và E11 để tính cho cột số ca đêm và tổng số ca.

c) Lưu tệp. Chèn thêm vào hàng 3 hệ số ca này và ca đêm lần lượt vào các ô C3, D3.

- Tổng số ca: Tại ô E4 nhập công thức =C4*C$3+D4*D$3 để tính tổng số ca cho người đầu tiên. Sau đó sao chép công thức đến khối ô tính E5:E9 để tính cho những người còn lại.

Thực hành 2 trang 23 Tin học 8: Mở tệp bảng tính ở Hình 5 (giáo viên cung cấp) và thực hiện các công việc sau:

Mở tệp bảng tính ở Hình 5 (giáo viên cung cấp) và thực hiện các công việc sau

a) Tại ô tính B5, nhập công thức tính tiền lãi, sau đó sao chép công thức đến khối ô tính B6:B10, C5:D10.

b) Kiểm tra và cho biết kết quả tính tiền lãi ở ô tính D10 có đúng hay không? Tại sao?

Trả lời:

a) Tại ô B5, nhập công thức =$A$3*B$4*$A5 để tính tiền lãi, sau đó sao chép đến khối ô tính B6:B10, C5:D10

b) Kết quả tính tiền lãi ở ô tính D10 là đúng, khi được sao chép công thức ở ô D10 sẽ hiển thị là: =$A$3*D$4*$A10

Thực hành 3 trang 23 Tin học 8: Khởi động Excel, nhập dữ liệu và định dạng trang tính để có bảng 2 tính tương tự Hình 7 và thực hiện các công việc sau:

Khởi động Excel nhập dữ liệu và định dạng trang tính để có bảng 2 tính

a) Lập công thức tính Tiền lãi của mặt hàng đầu tiên (ô tính G5) theo công thức:

Tiền lãi = Giá bán (VNĐ) x Số lượng bán – Giá nhập (USD) × Tỉ giá/1 USD × Số lượng bán; sao chép công thức để tính Tiền lãi cho các mặt hàng còn lại.

b) Lập công thức tính Tiền hàng tồn của mặt hàng đầu tiên (ô tính H5), biết rằng:

Tiền hàng tồn = (Số lượng nhập – Số lượng bán) × Giá nhập (USD) × Tỉ giá/1 USD; sao chép công thức để tính Tiền hàng tồn cho các mặt hàng còn lại.

c) Thay đổi Tỉ giá tại ô tính H3, quan sát và cho biết kết quả ở những ô tính nào thay đổi theo? Theo em việc lưu trữ tỉ giá tại ô tính H3 như trong bảng tính sẽ mang lại lợi ích gì?

d) Lưu bảng tính với tên Doanh_thu_cua_hang.xlsx và thoát khỏi Excel.

Trả lời:

a) Công thức tính Tiền lãi của mặt hàng đầu tiên: Tại ô G5 nhập công thức =F5*E5-D5*$H$3*E5, sao chép công thức từ ô G6 đến G14 để tính Tiền lãi cho các mặt hàng còn lại.

b) Công thức tính Tiền hàng tồn của mặt hàng đầu tiên, tại ô H5 nhập công thức =(C5-E5)*D5*$H$3 , sao chép công thức để tính Tiền hàng tồn cho các mặt hàng còn lại.

c) Thay đổi Tỉ giá tại ô tính H3, kết quả ở những ô tính G5:G14, H5:H14 thay đổi theo.

Theo em việc lưu trữ tỉ giá tại ô tính H3 như trong bảng tính sẽ mang lại lợi ích là dễ dàng tính toán lại tiền lãi, tiền công, ... khi tỉ giá có sự thay đổi mà không cần nhiều thao tác, không sợ bị nhập sai khi phải nhập nhiều lần,...

d) Lưu bảng tính với tên Doanh_thu_cua_hang.xlsx và thoát khỏi Excel.

Vận dụng

Vận dụng trang 23 Tin học 8: Điểm trung bình học kì môn học được tính bằng trung bình các điểm thành phần nhân với hệ số của điểm thành phần đó (điểm thường xuyên có hệ số là 1, điểm kiểm tra giữa kì có hệ số là 2, điểm kiểm tra học kì có hệ số là 3). Em hãy tạo bảng tính theo dõi kết quả học tập của em và lập công thức tính điểm trung bình học kì để khi thay đổi hệ số thì chỉ cần cập nhật hệ số mà không phải lập lại công thức.

Trả lời:

Học sinh tham khảo bảng điểm sau:

Điểm trung bình học kì môn học được tính bằng trung bình các điểm thành phần

Lý thuyết Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

1. Địa chỉ tương đối

- Có thể sừ dụng địa chỉ ô tính trong công thức để tính “Tổng số ca” tại ô tính E4 như trong Hình 2 và sao chép công thức đến các ô tính khác.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức (ảnh 1)- Địa chỉ ô tính được xác định bởi tên cột và tên hàng, gọi là địa chỉ tương đối.

- Khi sao chép công thức, địa chỉ ô tính thay đổi tương ứng với sự thay đổi địa chỉ ô tính chứa công thức.

- Ví dụ, sao chép công thức tại ô tính E4 đến ô tính E5, địa chỉ cột của ô tính chứa công thức không đổi (vẫn là cột E), địa chỉ hàng tăng lên 1 (từ 4 thành 5)

- Địa chỉ cột của các ô tính trong công thức không thay đổi (vẫn là cột C, D).

- Địa chỉ hàng tăng lên 1 (từ 4 thành 5).

- Công thức tại ô tính E4 là =C4+D4, khi sao chép đến ô tính E5 sẽ thành =C5+D5.

- Sự thay đổi tương ứng đảm bảo “Tổng số ca” luôn được tính bằng “Số ca ngày” cộng với “Số ca đêm” tại hai ô tính ở vị trí bên trái, liền kề với ô tính chứa công thức.

2. Địa chỉ hỗn hợp, địa chỉ tuyệt đối

- Ở Hình 3, để tính tiền công cho người đầu tiên, tại ô tính F4 ta có thể dùng công thức =E4*F2.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức (ảnh 1)- Tuy nhiên, khi sao chép công thức, ta nhận được kết quả sai tại ô tính F5 vì công thức sẽ là =E5*F3.

- Công thức tính “Tiền công” phải nhân “Tổng số ca” với “Số tiền/1 ca (VNĐ)” tại ô tính F2. Địa chỉ ô tính F2 không được thay đổi khi sao chép công thức.

- Để địa chỉ cột (hoặc hàng) của ô tính không thay đổi khi sao chép công thức, ta cần thêm dấu $ vào trước tên cột (hoặc hàng) trong công thức.

- Ví dụ, tại ô tính F4 ta nhập công thức =E4*F2(Hình4),khisaochépđếnôtínhF5côngthctiôtínhnàyslà=E5F2 và ta có kết quả đúng.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức (ảnh 1)- Địa chỉ hỗn hợp là địa chỉ ô tính có địa chỉ hàng hoặc địa chỉ cột không thay đổi khi sao chép công thức.

- Để địa chỉ ô tính không thay đổi khi sao chép công thức, ta thêm dấu $ vào trước địa chỉ cột và địa chỉ hàng.

- Địa chỉ tuyệt đối là địa chỉ ô tính có địa chỉ hàng và địa chỉ cột không thay đổi khi sao chép công thức. Ví dụ, A3 là địa chỉ tuyệt đối.

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Sắp xếp, lọc dữ liệu

Bài 7: Tạo, chỉnh sửa biểu đồ

Bài 8a: Thêm hình minh họa cho văn bản

Bài 9a: Trình bày văn bản

Bài 10a: Trình bày văn bản

1 1,528 11/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: