Giải Tin học 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Thông tin trong môi trường số
Với giải bài tập Tin học 8 Bài 2: Thông tin trong môi trường số sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 8 Bài 2.
Giải Tin học 8 Bài 2: Thông tin trong môi trường số
Trả lời:
Ngày nay, nhiều người thường tìm kiếm thông tin trên Internet thay vì trên sách, báo truyền thống vì:
- Không mất tiền mua sách, báo.
- Việc tìm thông tin trên sách, báo thường sẽ lâu hơn so với tìm trên Internet.
- Việc tìm kiếm thông tin trên Internet có thể diễn ra ở bất kì đâu, bất kì lúc nào miễn là máy tính hay điện thoại thông minh có mạng.
1. Đặc điểm của thông tin số
a) Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú.
b) Thường xuyên được cập nhật.
c) Trao đổi dễ dàng, lan truyền nhanh chóng, khó thu hồi triệt để.
d) Có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng.
e) Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy.
Trả lời:
a) Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú.
Thông tin số có nhiều loại như: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, …
b) Thường xuyên được cập nhật.
Thông tin trên Internet được cập nhật hằng giờ, hằng ngày.
c) Trao đổi dễ dàng, lan truyền nhanh chóng, khó thu hồi triệt để.
- Thông tin số được thu thập, chia sẻ ngày càng nhanh và nhiều.
- Thông tin trên Internet có thể dễ dàng sao chép, lưu trữ trữ ở nhiều nơi. Việc sao lưu có thể thực hiện tự động. Vì vậy, thông tin đã đưa lên mạng rất khó thu hồi triệt để.
d) Có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng.
Thông tin trên Internet có thể được tìm thấy dễ dàng và nhanh chóng bằng máy tìm kiếm.
e) Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy.
Đối tượng đưa thông tin lên Internet rất đa dạng và mục đích chia sẻ thông tin cũng rất khác nhau. Thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch rồi tiếp tục phát tán vì động cơ, lợi ích riêng. Vì vậy, thông tin trên Internet có độ tin cậy rất khác nhau.
Khám phá 2 trang 11 Tin học 8: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?
a) Nhiều người có thể truy cập đồng thời.
b) Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.
c) Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả.
d) Có thể truy cập từ xa.
Trả lời:
Đặc điểm không thuộc về thông tin số là: b).
2. Khai thác nguồn thông tin tin cậy
Khám phá 1 trang 12 Tin học 8: Thông tin trong những trường hợp nào sau đây là đáng tin cậy?
a) Thông tin trên website có tên miền là .gov.
b) Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.
c) Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.
d) Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của Chính phủ.
Trả lời:
Các trường hợp mà thông tin đáng tin cậy: a), c), d).
- Em đồng ý với ý kiến trên vì khi đã xác định được và khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy giúp ta có được thông tin đúng, từ đó có quyết định phù hợp.
- Ví dụ: Khi xem tin tức thời sự trên mạng xã hội Facebook, em thường chọn các trang uy tín như Trung tâm tin tức VTV24, …
Luyện tập (trang 13)
Luyện tập 1 trang 13 Tin học 8: Em hãy nêu các đặc điểm của thông tin số.
Trả lời:
Một số đặc điểm của thông tin số:
- Thông tin số rất đa dạng.
- Có công cụ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi, truyền hiệu quả, nhanh chóng.
- Có tính bản quyền.
- Có thể dễ dàng sao chép, khó thu hồi triệt để.
- Có độ tin cậy khác nhau.
- Được thu thập, lưu trữ, chia sẻ nhanh và nhiều.
Trả lời:
- Việc xác định được độ tin cậy giúp em lựa chọn được thông tin đúng, tránh sử dụng những thông tin sai lệch, từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp.
- Ví dụ: Trong mùa dịch Covid-19, trên mạng Facebook có rất nhiều thông tin được chia sẻ về các cách chữa khởi Covid-19.
⇒ Trong tình huống này, chúng ta chỉ xem các tin chính thống từ nhà nước, cơ quan y tế.
Thực hành (trang 13)
a) Lựa chọn một dịch bệnh có nhiều thông tin về cách phòng chống được chia sẻ trên Internet.
b) Tìm kiếm thông tin và tạo một tệp văn bản tổng hợp về một số cách phòng chống dịch bệnh được chọn. Đối với mỗi cách phòng chống dịch bệnh, cần có các nội dung chính sau:
- Tóm tắt nội dung cách phòng chống dịch bệnh.
- Thông tin về đơn vị, tác giả, địa chỉ trang web, mục đích, các trích dẫn, ngày đăng tải của bài viết.
- Nhận xét của nhóm em về độ tin cậy kèm theo căn cứ được sử dụng để đánh giá độ tin cậy.
c) Chia sẻ, lấy ý kiến góp ý của các nhóm bạn về sản phẩm của nhóm em.
Trả lời:
Các em tham khảo gợi ý sau:
a) Chọn dịch bệnh Covid-19.
b) Phòng chống dịch COVID-19 bằng... "Đồng dao 5K".
- Thông tin được đăng trên trang Trung tâm tin tức VTV24, vào ngày 6/2/2021.
c) Học sinh tự chia sẻ, lấy ý kiến góp ý của các nhóm bạn về sản phẩm của nhóm em.
- Tóm tắt nội dung thông tin.
- Thông tin về đơn vị, tác giả, địa chỉ trang web, mục đích, các trích dẫn, ngày đăng tải của bài viết.
- Hậu quả gây ra cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng.
b) Trình bày, trao đổi với bạn và cho biết:
- Có thể nhận thấy thông tin giả, sai sự thật trong mỗi tình huống này thông qua những yếu tố, chi tiết nào.
- Nếu người dùng biết cách đánh giá, khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy thì có thể hạn chế được hậu quả trong các tình huống này như thế nào?
Trả lời:
a)Tình huống 1: Từ sáng ngày 12/8/2021, trên mạng xã hội lan truyền thông tin có nội dung: “Bí thư Thành phố chỉ đạo: Sẽ không cho người dân di chuyển trong 7 ngày”.
⇒ Hậu quả: Khiến cho rất nhiều người dân lo lắng, hoang mang trước thông tin này.
Tình huống 2: Từ ngày 19/10/2023, trên các fanpage có hàng chục nghìn người theo dõi có chia sẻ tin “Cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo bão số 8 có khả năng mạnh lên cấp 17 (cấp siêu bão) và đổ bộ vào các tỉnh miền Trung”.
⇒ Hậu quả: Khiến người dân rất hoang mang, lo lắng.
Các em dựa vào 2 tình huống trên và có thể tìm kiếm thêm các tin giả, tin sai sự thật khác để tạo một bài trình chiếu về một số tình huống thông tin giả.
b) Để nhận biết thông tin giả, chúng ta dựa vào các yếu tố sau:
- Nguồn trang đăng tin.
- Tác giả viết bài.
- Kiểm tra xem hình ảnh có bị chỉnh sửa, cắt ghép không hoặc là hình ảnh cũ, …
- Hỏi ý kiến của chuyên gia và các cơ quan chức năng đáng tin cậy.
⇒ Khi mà người dùng biết cách đánh giá, khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy hay không sẽ giúp họ đưa ra những quyết định đúng.
Thực hành 3 trang 13 Tin học 8: Sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên, em hãy cho biết:
- Công cụ nào đã được em sử dụng để tìm kiếm thông tin trên Internet?
- Phần mềm nào đã được em sử dụng để hỗ trợ việc tổng hợp, trình bày thông tin?
Trả lời:
- Công cụ được em sử dụng để tìm kiếm thông tin trên Internet là phần mềm trình duyệt web.
- Phần nào được em sử dụng để hỗ trợ việc tổng hợp, trình bày thông tin là Word, PowerPoint.
Vận dụng (trang 13)
Trả lời:
Ngày nay, có nhiều người có thói quen đọc báo trên Internet để cập nhật tin tức vì:
- Không tốn kém tiền mua báo giấy.
- Có thể đọc bất cứ khi nào, bất kì nơi đâu.
- Thông tin được cập nhật liên tục.
- Chúng ta không nên tự chữa các bệnh theo các hướng dẫn được chia sẻ trên Internet. Vì có nhiều bệnh có biểu hiện la lá nhau, chúng ta không phân biệt được mà cần phải thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để chuẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp.
- Ví dụ: Khi em gõ cụm từ “chữa tiêu chảy” để tìm kiếm thì các em thấy cho ra khoảng 26 100 000 kết quả.
Lý thuyết Thông tin trong môi trường số
- Thông tin số là thông tin được xử lí và truyền qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.
- Internet là nguồn thông tin số phổ biến nhất hiện nay, cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ.
- Dưới đây là một số đặc điểm của thông tin số:
- Các loại thông tin số bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, ...
- Thông tin số được lưu trữ bằng các loại tệp đa dạng như tệp văn bản (.txt, .doc, .docx, ...), tệp âm thanh (.wav, .wma, .mp3, ...), tệp hình ảnh (.jpg, .png, .gif, ...), tệp video (.avi, .mp4, .mov, ...), tệp siêu văn bản (.htm, .html,...).
b) Có công cụ tìm kiếm, xừ lí, chuyển đổi, truyền hiệu quả, nhanh chóng
- Thông tin trên Internet dễ tìm kiếm bằng máy tìm kiếm, ảnh kĩ thuật số có thể chỉnh sửa, phần mềm bảng tính thực hiện tính toán, sắp xếp, lọc và biểu diễn dữ liệu, công cụ chuyển đổi giữa chữ viết và giọng nói.
- Mặc dù quyền của tác giả đối với thông tin số được pháp luật bảo hộ, nhưng do dẻ dàng sao chép, chỉnh sửa, chia sẻ nên thông tin số dễ bị vi phạm bản quyến.
d) Có thể dễ dàng sao chép, khó thu hồi triệt để
- Thông tin trên Internet có thể sao chép, lưu trữ dễ dàng ở nhiều nơi như máy tính, điện thoại, dịch vụ lưu trữ trực tuyến.
- Việc sao lưu tự động giữa các thiết bị, dịch vụ khiến thông tin trên mạng rất khó thu hồi triệt để.
- Đối tượng đưa thông tin lên Internet rất đa dạng.
- Mục đích chia sẻ thông tin cũng rất khác nhau.
- Thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch và tiếp tục phát tán vì động cơ, lợi ích riêng.
- Do đó, thông tin trên Internet có độ tin cậy rất khác nhau.
g) Được thu thập, lưu trữ, chia sẻ nhanh và nhiều
- Thông tin số được thu thập, chia sẻ và lưu trữ nhiều và nhanh chóng bởi nhiều tổ chức và cá nhân.
- Cơ quan nghiên cứu vũ trụ chia sẻ hình ảnh thiên văn thu thập được trên Internet.
- Người dùng lưu trữ và chia sẻ những bức ảnh, kinh nghiệm và quan điểm cá nhân trên mạng xã hội.
- Bài viết được lan truyền rộng rãi và nhanh chóng đến người dùng mạng trên toàn thế giới.
2. Khai thác nguồn thông tin tin cậy
- Việc khai thác, sử dụng thông tin trên Internet đã trở nên thường xuyên, quen thuộc với nhiều người.
- Thông tin trên Internet có độ tin cậy khác nhau, từ chính xác đến sai sự thật.
- Dưới đây là một số yếu tố cơ bản để có thể nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet.
- Người cung cấp thông tin, tác giả có uy tín, trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực của bài viết thì độ tin cậy của thông tin càng cao.
- Ví dụ: thông tin về thay đổi lịch học do giáo viên cung cấp, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh của các chuyên gia y tế là đáng tin cậy.
- Bài viết có nội dung được cập nhật thông tin, sự kiện, kết quà mới, đính chính thông tin đã đăng tải thường có độ tin cậy cao hơn.
- Những bài viết không có mục đích quảng cáo, không có tính định kiến, không nhằm mục đích xâm phạm, bôi nhọ tổ chức, cá nhân thường có độ tin cậy cao hơn.
- Nguồn thông tin từ cơ quan, tổ chức có thầm quyền, kiểm duyệt trước khi đăng tải có độ tin cậy cao.
- Thông tin trên trang web của Chính phủ, các Bộ, chính quyền các cấp là thông tin chính thống, có độ tin cậy cao.
- Thông tin trên trang web có tính chất quảng cáo, bán hàng hay thông tin do người dùng cá nhân đăng tải trên mạng xã hội thường có độ tin cậy thấp hơn.
- Bài viết có trích dẫn nguồn thông tin sử dụng trong bài, cung cấp dẫn chứng để xác minh sẻ có độ tin cậy cao hơn.
g) Tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy
- Thông tin chính xác giúp ra quyết định đúng, thông tin sai lệch sẽ dẫn đến hành động không phù hợp.
- Xác định độ tin cậy giúp lựa chọn thông tin đúng, tránh sử dụng thông tin sai lệch.
- Khai thác nguồn thông tin tin cậy rất quan trọng trong thời đại thông tin số hiện nay.
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Thông tin với giải quyết vấn đề
Bài 4: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo