Giải SBT Toán 10 trang 13 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Với Giải SBT Toán 10 trang 13 Tập 1 trong Bài 2: Tập hợp Toán lớp 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 10 trang 13.
Giải SBT Toán 10 trang 13 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 13 SBT Toán 10 Tập 1: Viết các tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử:
a) A = {x | x2 – 2x – 15 = 0};
b) B = {x ∈ ℤ | – 3 < x ≤ 2};
c) C = ;
d) D = {(x; y) | x ≤ 2, y < 2, x, y ∈ ℕ}.
Lời giải:
a) Giải phương trình x2 – 2x – 15 = 0 ta được hai nghiệm là x = – 3 và x = 5.
Do đó, A = {– 3; 5}.
b) Vì x ∈ ℤ và – 3 < x ≤ 2 nên x là các số nguyên lớn hơn – 3 và nhỏ hơn hoặc bằng 2, đó là các số: – 2; – 1; 0; 1; 2.
Do đó, B = {– 2; – 1; 0; 1; 2}.
c) Ta có n là số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn hoặc bằng 4, đó là các số: 2; 3; 4.
Với n = 2, ta có .
Với n = 3, ta có .
Với n = 4, ta có .
Do đó, C = .
d) Ta có x và y là các số tự nhiên, x nhỏ hơn hoặc bằng 2 nên x là các số 0; 1; 2, y nhỏ hơn 2 nên y là các số 0; 1.
Vậy ta có các cặp số (x; y) thỏa mãn D là: (0; 0); (0; 1); (1; 0); (1; 1); (2; 0); (2; 1).
Do đó, D = {(0; 0); (0; 1); (1; 0); (1; 1); (2; 0); (2; 1)}.
Bài 2 trang 13 SBT Toán 10 Tập 1: Viết các tập hợp sau đây bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử:
a) A = {– 4; – 3; – 2; – 1; 0; 1; 2; 3; 4};
b) B = {0; 2; 4; 6; 8; 10};
c) C = ;
d) Tập hợp D các số thực lớn hơn hoặc bằng 3 và bé hơn 8.
Lời giải:
a) Các số – 4; – 3; – 2; – 1; 0; 1; 2; 3; 4 là các số nguyên lớn hơn hoặc bằng – 4 và bé hơn hoặc bằng 4.
Do đó, A = {x ∈ ℤ | – 4 ≤ x ≤ 4}.
Ngoài ra, ta có thể viết tập hợp A bằng các cách như sau:
A = {x ∈ ℤ | |x| ≤ 4} hoặc A = {x ∈ ℤ | |x| < 5}.
b) Các số 0; 2; 4; 6; 8; 10 là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn hoặc băng 10.
Do đó, B = {x | x ∈ ℕ, x chẵn, x ≤ 10} hoặc B = {x | x = 2k, k = 0; 1; 2; 3; 4; 5}.
c) Ta có: 1 = .
Do đó, C = hoặc C = .
d) D là tập hợp các số thực lớn hơn hoặc bằng 3 và bé hơn 8.
Do đó, D = {x ∈ ℝ | 3 ≤ x < 8}.
Bài 3 trang 13 SBT Toán 10 Tập 1: Điền kí hiệu (∈, ∉, ⊂, ⊄, =) thích hợp vào chỗ chấm.
a) 0 ... {0; 1; 2};
b) {0; 1} ... ℤ;
c) 0 ... {x | x2 = 0};
d) {0} ... {x | x2 = x};
e) ∅ ... {x ∈ ℝ | x2 + 4 = 0};
g) {4; 1} ... {x | x2 – 5x + 4 = 0};
h) {n; a; m} ... {m; a; n};
i) {nam} ... {n; a; m}.
Lời giải:
Kí hiệu ∈ (thuộc), ∉ (không thuộc) dùng để chỉ mối quan hệ giữa phần tử và tập hợp.
Kí hiệu ⊂ (tập con), ⊄ (không là tập con) dùng để chỉ mối quan hệ giữa hai tập hợp.
Kí hiệu = dùng để chỉ hai phần tử bằng nhau hoặc hai tập hợp bằng nhau.
a) 0 là một phần tử của tập {0; 1; 2}.
Do đó, 0 ∈ {0; 1; 2}.
b) {0; 1} là một tập hợp gồm hai phần tử là các số nguyên 0; 1 nên {0; 1} là tập con của tập số nguyên ℤ.
Do đó, {0; 1} ⊂ ℤ.
c) Ta có: x2 = 0 ⇔ x = 0 nên {x | x2 = 0} = {0}.
Do đó, 0 ∈ {x | x2 = 0}.
d) Ta có: x2 = x ⇔ x2 – x = 0 ⇔ x(x – 1) = 0 ⇔ x = 0 hoặc x = 1.
Suy ra {x | x2 = x} = {0; 1}.
Tập hợp {0} chứa phần tử 0 là một phần tử của tập hợp {0; 1}.
Do đó, {0} ⊂ {x | x2 = x}.
e) Với mọi số thực x, ta có x2 + 4 > 0 nên phương trình x2 + 4 = 0 vô nghiệm.
Suy ra {x ∈ ℝ | x2 + 4 = 0} = ∅.
Hay ∅ = {x ∈ ℝ | x2 + 4 = 0}.
g) Ta có: x2 – 5x + 4 = 0 ⇔ x2 – x – 4x + 4 = 0
⇔ x(x – 1) – 4(x – 1) = 0 ⇔ (x – 1)(x – 4) = 0 ⇔ x = 1 hoặc x = 4.
Suy ra {x | x2 – 5x + 4 = 0} = {1; 4}.
Hay {4; 1} = {x | x2 – 5x + 4 = 0}.
h) Hai tập hợp {m; a; n} và {m; a; n} đều có các phần tử giống nhau nên đây là hai tập hợp bằng nhau.
Do đó, {n; a; m} = {m; a; n}.
i) Tập hợp {nam} gồm một phần tử là nam, tập hợp {n; a; m} gồm ba phần tử là n, a, m, khác phần tử nam.
Do đó, {nam} ⊄ {n; a; m}.
Bài 4 trang 13 SBT Toán 10 Tập 1: Điền kí hiệu (⊂, ⊃, =) thích hợp vào chỗ chấm.
a) {x | x(x – 1)(x + 1) = 0} ... {x | |x| < 2, x ∈ ℤ};
b) {3; 6; 9} ... {x ∈ ℕ | x là ước của 18};
c) {x | x = 5k, k ∈ ℕ} ... { x ∈ ℕ | x là bội của 5};
d) {4k | k ∈ ℕ} ... {x | x = 2m, m ∈ ℕ}.
Lời giải:
a) Ta có: x(x – 1)(x + 1) = 0 ⇔ x = 0 hoặc x = 1 hoặc x = – 1.
Do đó, {x | x(x – 1)(x + 1) = 0} = {– 1; 0; 1}. (1)
Lại có: các số nguyên x, sao cho |x| < 2 thì |x| = 0, |x| = 1 hay x = 0, x = 1, x = – 1.
Do đó, {x | |x| < 2, x ∈ ℤ} = {– 1; 0; 1}. (2)
Từ (1) và (2) suy ra {x | x(x – 1)(x + 1) = 0} = {x | |x| < 2, x ∈ ℤ}.
b) Các số tự nhiên là ước của 18 là: 0; 2; 3; 6; 9; 18.
Do đó, {x ∈ ℕ | x là ước của 18} = {0; 2; 3; 6; 9; 18}.
Vậy {3; 6; 9} ⊂ {x ∈ ℕ | x là ước của 18}.
c) Ta có: x = 5k, k ∈ ℕ, do đó x là các số tự nhiên chia hết cho 5 hay x là bội của 5.
Do đó, {x | x = 5k, k ∈ ℕ} = { x ∈ ℕ | x là bội của 5}.
d) Tập hợp {4k | k ∈ ℕ} gồm các số tự nhiên chia hết cho 4, tập hợp {x | x = 2m, m ∈ ℕ} gồm các số tự nhiên chia hết cho 2. Một số tự nhiên chia hết cho 4 thì chia hết cho 2, nhưng một số tự nhiên chia hết cho 2 thì chưa chắc đã chia hết cho 4.
Do đó, {4k | k ∈ ℕ} ⊂ {x | x = 2m, m ∈ ℕ}.
Bài 5 trang 13 SBT Toán 10 Tập 1: Hãy chỉ ra các quan hệ bao hàm giữa các tập hợp sau và vẽ biểu đồ Ven để biểu diễn các quan hệ đó:
A = {x | x là tứ giác};
B = {x | x là hình vuông};
C = {x | x là hình chữ nhật};
D = {x | x là hình bình hành}.
Lời giải:
Ta có hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành đều là các tứ giác nên các tập hợp B, C, D đều là tập con của tập A.
Do đó ta có các quan hệ bao hàm, B ⊂ A, C ⊂ A, D ⊂ A. (1)
Lại có hình chữ nhật là hình bình hành nên các phần tử của tập hợp C đều là phần tử của tập hợp D, do đó C ⊂ D. (2).
Mà hình vuông là hình chữ nhật nên các phần tử của tập hợp B đều là các phần tử của tập hợp C, do đó B ⊂ C. (3)
Từ (1), (2), (3) và theo tính chất bắc cầu, ta suy ra quan hệ bao hàm: B ⊂ C ⊂ D ⊂ A.
Ta vẽ biểu đồ Ven như sau:
Bài 6 trang 13 SBT Toán 10 Tập 1: Tìm tất cả các tập hợp A thỏa mãn điều kiện {a; b} ⊂ A ⊂ {a; b ; c; d}.
Lời giải:
Ta có: {a; b} ⊂ A nên tập hợp {a; b} là tập con của tập hợp A, do đó các phần tử của tập {a; b} đều là phần tử của tập A hay a, b là các phần tử của tập A.
Mà A ⊂ {a; b; c; d} nên tập A là tập con của tập {a; b; c; d}, do đó các phần tử của tập A đều là các phần tử của tập {a; b; c; d}, mà tập {a; b; c; d} gồm các phần tử là a, b, c, d, trong đó có a, b là các phần tử của tập A, do đó c, d có thể là các phần tử của tập A.
Vậy ta có các tập hợp A thỏa mãn điều kiện của bài toán là:
{a; b}, {a; b; c}, {a; b; d}, {a; b; c; d}.
Bài 7 trang 13 SBT Toán 10 Tập 1: Cho các tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5} và B = {1; 3; 5; 7; 9}. Hãy tìm tập hợp M có nhiều phần tử nhất thỏa mãn M ⊂ A và M ⊂ B.
Lời giải:
Do M ⊂ A nên các phần tử của tập hợp M đều là các phần tử của tập A.
Do M ⊂ B nên các phần tử của tập hợp M đều là các phần tử của tập B.
Các phần tử vừa thuộc tập A vừa thuộc tập B là 1; 3; 5.
Do đó tập hợp M có nhiều phần tử nhất thỏa mãn M ⊂ A và M ⊂ B là tập hợp các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B.
Vậy M = {1; 3; 5}.
Bài 8 trang 13 SBT Toán 10 Tập 1: Viết các tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử:
a) A = {y ∈ ℕ | y = 10 – x2, x ∈ ℕ};
b) B = ;
c) C = {x ∈ ℕ | 2x – 3 ≥ 0 và 7 – x ≥ 2};
d) D = {(x; y) | x ∈ ℕ, y ∈ ℕ, x + 2y = 8}.
Lời giải:
a) Do x, y đều là các số tự nhiên nên ta lần lượt thay các giá trị x bởi các số tự nhiên 0; 1; 2; ... vào y = 10 – x2 để tìm các số y thỏa mãn là số tự nhiên.
Với x = 0 thì y = 10 – 02 = 10;
Với x = 1 thì y = 10 – 12 = 9;
Với x = 2 thì y = 10 – 22 = 6;
Với x = 3 thì y = 10 – 32 = 1;
Với x = 4 thì y = 10 – 42 = – 6 ∉ ℕ, ta dừng lại.
Do đó các số tự nhiên y thỏa mãn tập A là 1; 6; 9; 10.
Vậy A = {1; 6; 9; 10}.
b) Vì nên 6 phải chia hết cho (6 – x) hay (6 – x) là ước tự nhiên của 6.
Mà các ước tự nhiên của 6 là: 1, 2, 3, 6.
Với 6 – x = 1, suy ra x = 5 ∈ ℕ nên x = 5 thỏa mãn.
Với 6 – x = 2, suy ra x = 4 ∈ ℕ nên x = 4 thỏa mãn.
Với 6 – x = 3, suy ra x = 3 ∈ ℕ nên x = 3 thỏa mãn.
Với 6 – x = 6, suy ra x = 0 ∈ ℕ nên x = 0 thỏa mãn.
Vậy B = {0; 3; 4; 5}.
c) Ta có: 2x – 3 ≥ 0 ⇔ x ≥ .
Và 7 – x ≥ 2 ⇔ x ≤ 7 – 2 ⇔ x ≤ 5.
Do đó, ≤ x ≤ 5.
Mà x ∈ ℕ và nên x là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 5, đó là 2; 3; 4; 5.
Vậy C = {2; 3; 4; 5}.
d) Ta có: x + 2y = 8 ⇔ x = 8 – 2y.
Do x ∈ ℕ, y ∈ ℕ nên ta có các trường hợp sau:
+ Với y = 0 thì x = 8 – 2 . 0 = 8
+ Với y = 1 thì x = 8 – 2 . 1 = 6
+ Với y = 2 thì x = 8 – 2 . 2 = 4
+ Với y = 3 thì x = 8 – 2 . 3 = 2
+ Với y = 4 thì x = 8 – 2 . 4 = 0
+ Với y = 5 thì x = 8 – 2 . 5 = – 2 ∉ ℕ, ta dừng lại.
Do đó ta có các cặp số (x; y) thỏa mãn là: (0; 4); (2; 3); (4; 2); (6; 1); (8; 0).
Vậy D = {(0; 4); (2; 3); (4; 2); (6; 1); (8; 0)}.
Bài 9 trang 13 SBT Toán 10 Tập 1: Cho hai tập hợp A = {2k + 1 | k ∈ ℤ} và B = {6l + 3 | l ∈ ℤ}. Chứng minh rằng B ⊂ A.
Lời giải:
Để chứng minh B ⊂ A, ta chứng minh mọi phần tử của B đều là phần tử của A.
Lấy phần tử x tùy ý của B, ta có: x = 6l + 3, l ∈ ℤ.
Ta viết: x = 2 . 3l + 2 + 1 = 2(3l + 1) + 1 = 2k + 1 với k = 3l + 1 ∈ ℤ.
Suy ra x ∈ A.
Vậy, với mọi x ∈ B ta đều có x ∈ A. Do đó, B ⊂ A.
Bài 10 trang 13 SBT Toán 10 Tập 1: Cho hai tập hợp A = {1; 2; a} và B = {1; a2}. Tìm tất cả các giá trị của a sao cho B ⊂ A.
Lời giải:
Ta có B ⊂ A khi mọi phần tử của tập B đều là phần tử của tập A.
Tập A có ba phần tử là 1; 2; a.
Tập B có hai phần tử là 1; a2.
Do 1 ∈ A nên để B ⊂ A thì a2 ∈ A hay a2 = 1 hoặc a2 = 2 hoặc a2 = a.
Với a2 = 1 thì a = 1 hoặc a = – 1.
Với a2 = 2 thì a = hoặc a = .
Với a2 = a ⇔ a2 – a = 0 ⇔ a(a – 1) = 0 ⇔ a = 0 hoặc a = 1.
Vậy các giá trị của a để thỏa mãn yêu cầu là: ; – 1; 0; 1; .
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Các phép toán trên tập hợp
Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Xem thêm tài liệu Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo