Giải KHTN 7 trang 20

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 20 trong Bài 3: Nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7 trang 20.

1 2,207 02/12/2022


Giải KHTN 7 trang 20

Hoạt động trang 20 Khoa học tự nhiên 7: Nhận biết nguyên tố hóa học dựa vào số proton

Chuẩn bị: 12 tấm thẻ ghi thông tin (p, n) của các nguyên tử sau: A (1, 0); D (1, 1); E (1, 2); G (6, 6); L (6, 8); M (7, 7); Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10); X (20, 20); Y (19, 20); Z (19, 21).

Thực hiện: xếp các thẻ thuộc cùng một nguyên tố vào một ô vuông.

Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

1. Em có thể xếp được bao nhiêu ô vuông?

2. Các nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

Trả lời:

Những nguyên tử có cùng số proton thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Các thẻ thuộc cùng một nguyên tố được sắp xếp như sau:

A (1, 0); D (1, 1); E (1, 2)

G (6, 6); L (6, 8)

M (7, 7)

Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10)

X (20, 20)

Y (19, 20); Z (19, 21)

1. Em có thể sắp xếp được 6 ô vuông.

2. Các nguyên tử có cùng số p thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Trong đó:

A (1, 0); D (1, 1); E (1, 2) thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có cùng 1 proton trong hạt nhân.

G (6, 6); L (6, 8) thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 6 proton trong hạt nhân.

M (7, 7) được xếp vào 1 ô vuông vì có 7 proton trong hạt nhân.

Q (8, 8); R (8, 9); T (8, 10) thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 8 proton trong hạt nhân.

X (20, 20) được xếp vào 1 ô vuông vì có 20 proton trong hạt nhân.

Y (19, 20); Z (19, 21) thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì đều có 19 proton trong hạt nhân.

Câu hỏi 1 trang 20 Khoa học tự nhiên 7: Trong tự nhiên, có một số loại nguyên tử mà trong hạt nhân cùng có một proton nhưng có thể có số neutron khác nhau: không có neutron, có một hoặc hai neutron. Hãy giải thích tại sao các loại nguyên tử này đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.

Trả lời:

 Các nguyên tử có cùng số proton đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học ⇒ Các nguyên tử có 1 proton đều thuộc về một nguyên tố hóa học là hydrogen.

Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có thể có số neutron khác nhau.

Câu hỏi 2 trang 20 Khoa học tự nhiên 7Số hiệu nguyên tử oxygen là 8. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxygen là bao nhiêu?

Trả lời:

Số proton trong hạt nhân nguyên tử = số hiệu nguyên tử

Vậy số proton trong hạt nhan nguyên tử oxygen = số hiệu nguyên tử oxygen = 8

Câu hỏi trang 20 Khoa học tự nhiên 7: Hãy tìm hiểu và thảo luận nhóm về nguồn gốc tên gọi của một số nguyên tố có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như đồng, sắt và nhôm.

Trả lời:

- Trong thời kỳ La Mã, đồng chủ yếu được khai thác ở Síp, vì thế tên gọi ban đầu của kim loại này là сyprium (kim loại Síp), sau đó được gọi tắt là сuprum. Ngày nay đồng được gọi theo danh pháp IUPAC là copper.

- Sắt bắt nguồn từ tên gọi cổ xưa là ferrum.

Các đồ vật nhỏ như mũi giáo và đồ trang trí, đã được làm từ sắt lấy từ các thiên thạch. Vì các thiên thạch rơi từ trên trời xuống nên một số nhà ngôn ngữ học phỏng đoán rằng từ tiếng Anh iron, là từ có cùng nguồn gốc với nhiều ngôn ngữ ở phía bắc và tây châu Âu, có nghĩa là "trời".

- Nhôm tiếng Latin là “alumen”, “aluminis” nghĩa là sinh ra phèn. Tên gọi theo danh pháp quốc tế IUPAC là aluminium.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải KHTN 7 trang 21

Giải KHTN 7 trang 22

1 2,207 02/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: