Giải KHTN 7 trang 142

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 142 trong Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 7 trang 142.

1 1,375 02/12/2022


Giải KHTN 7 trang 142

Câu hỏi 1 trang 142 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hình 34.2 và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1.

Tài liệu VietJack

Bảng 34.1

Tên sinh vật

Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng

Biện pháp

ứng dụng

Lợi ích

Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,…)

?

?

?

Chim

?

?

?

Trả lời:

Hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1:

Tên sinh vật

Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng

Biện pháp

ứng dụng

Lợi ích

Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,…)

Côn trùng lại gần ánh sáng đèn vào ban đêm

Dùng đèn bẫy côn trùng hại cây trồng

Thu hút và bắt được các loài côn trùng gây hại dễ dàng, giúp bảo vệ năng suất cây trồng

Chim

Các loài chim thường bay xa khi nhìn thấy người

Dùng bù nhìn đuổi chim phá hoại mùa màng

Xua đuổi các loài chim gây hại cho cây trồng, giúp bảo vệ năng suất của cây trồng

Câu hỏi 2 trang 142 Khoa học tự nhiên 7Lấy thêm các ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt.

Trả lời:

Một số ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt:

- Dựa vào tính cảm ứng với ánh sáng, sử dụng đèn chiếu sáng vào ban đêm để tạo điều kiện cường độ ánh sáng mạnh và thời gian chiếu sáng dài giúp cây thanh long ra hoa, kết quả trái vụ.

- Trồng cây cảnh ở nơi ánh sáng từ một phía để tạo dáng cho cây trồng.

- Đào hố bón phân cho cây ăn quả để giúp hệ rễ của cây ăn quả ăn sâu xuống đất, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

- Làm giàn cho mướp để giúp cây mướp tạo nhiều quả hơn.

- Trồng cây có mùi mạnh như húng quế, sả, bạc hà,… quanh ruộng lúa để xua đuổi sâu bướm hại lúa.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải KHTN 7 trang 143

Giải KHTN 7 trang 144

1 1,375 02/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: