Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 30 (Chân trời sáng tạo): Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 30.

1 7,167 20/12/2022
Tải về


Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Mở đầu trang 137 Bài 30 KHTN lớp 7: Hằng ngày, chúng ta cần phải ăn uống để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bằng cách nào mà cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn? Cơ thể có hấp thụ toàn bộ các chất trong thức ăn không?

Trả lời:

- Cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn nhờ hoạt động tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa: Từ miệng, thức ăn được di chuyển đến các cơ quan khác nhau trong ống tiêu hóa. Nhờ sự phối hợp giữa các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, túi mật và tụy) mà thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ vào máu và cung cấp cho các cơ quan.

- Cơ thể không hấp thụ toàn bộ các chất trong thức ăn, các chất thải trong quá trình tiêu hóa được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

1. Con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật

Câu hỏi thảo luận 1 trang 137 KHTN lớp 7: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của động vật?

Trả lời:

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước của động vật như: giống (loài), khối lượng, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn, giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khỏe,…

Câu hỏi thảo luận 2 trang 137 KHTN lớp 7: Việc đảm bảo nhu cầu nước có ý nghĩa gì đối với cơ thể động vật?

Trả lời:

Đối với cơ thể động vật, việc đảm bảo nhu cầu nước giúp cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể, nhờ đó, sinh vật duy trì được sự sống.

Luyện tập trang 137 KHTN lớp 7: Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây: bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà. Dựa vào đặc điểm nào để em sắp xếp được như thế?

Trả lời:

- Thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài trên là: thằn lằn → mèo → lợn → bò → lạc đà.

- Đặc điểm để sắp xếp như trên là dựa vào khối lượng, kích thước của các loài (các loài động vật có kích thước cơ thể càng lớn sẽ có nhu cầu nước càng nhiều).

Câu hỏi thảo luận 3 trang 138 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 30.1 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Nước được cung cấp cho cơ thể người từ những nguồn nào?

b) Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những con đường nào?

Quan sát Hình 30.1 và trả lời các câu hỏi sau: Nước được cung cấp

Trả lời:

a) Nước có thể được cung cấp cho cơ thể người thông qua thức ăn và nước uống.

b) Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những con đường là: hô hấp (hơi thở); thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi; bài tiết qua nước tiểu và phân.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 138 KHTN lớp 7: Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người

Trả lời:

Con đường trao đổi nước ở động vật và người: Nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống. Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hóa (chủ yếu ở ruột già). Thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Tại đây, nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, một lượng nước cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.

Luyện tập trang 138 KHTN lớp 7: Theo em, nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí?

Trả lời:

Những thời điểm uống nước hợp lí: Sau khi ăn, khi cơ thể toát nhiều mồ hôi (khi trời nóng, sau khi tập thể dục, vận động nặng,…), khi mệt mỏi, khi bị tiêu chảy, trước khi đi ngủ, khi cơ thể cần bổ sung nước (cơ thể cần bổ sung nước liên tục với lượng nhất định),…

2. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở động vật

Câu hỏi thảo luận 5 trang 139 KHTN lớp 7: Cơ quan nào trong ống tiêu hóa ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn?

Trả lời:

Khoang miệng là cơ quan trong ống tiêu hóa ở người có chức năng thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 139 KHTN lớp 7: Dựa vào Hình 30.2, em hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.

Dựa vào Hình 30.2, em hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn

Trả lời:

Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người: Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.

- Miệng: Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản.

- Thực quản: Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.

- Dạ dày: Tiêu hóa một phần thức ăn nhờ sự co bóp dạ dày và enzyme tiêu hóa.

- Ruột non: Tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.

- Ruột già: Chủ yếu hấp thụ nước và một số ít chất còn lại, tạo phân và các chất khí.

- Trực tràng: Nơi chứa phân trước khi thải ra ngoài.

- Hậu môn: Thải phân và các chất khí ra khỏi cơ thể.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 139 KHTN lớp 7: Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người được thực hiện thông qua những hoạt động nào?

Trả lời:

Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người được thực hiện thông qua các hoạt động: 

- Thu nhận thức ăn.

- Biến đổi thức ăn.

- Hấp thụ các chất dinh dưỡng.

- Thải các chất cặn bã.

3. Qúa trình vận chuyển các chất ở động vật

Câu hỏi thảo luận 8 trang 140 KHTN lớp 7: Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa?

Trả lời:

Hệ tuần hoàn nhận oxygen từ hệ hô hấp và nhận các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa.

Câu hỏi thảo luận 9 trang 140 KHTN lớp 7: Các chất dinh dưỡng và chất thải được vận chuyển đến đâu trong cơ thể?

Trả lời:

- Các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa được hệ tuần hoàn tiếp nhận và vận chuyển đến các tế bào để cung cấp cho các hoạt động sống.

- Các chất thải ở tế bào được hệ tuần hoàn tiếp nhận và vận chuyển đến phổi (khí carbon dioxide) và các cơ quan bài tiết để đào thải ra ngoài.

Câu hỏi thảo luận 10 trang 140 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 30.3, hãy mô tả chi tiết quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người.

Quan sát Hình 30.3, hãy mô tả chi tiết quá trình vận chuyển các chất

Trả lời:

Quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người:

- Vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn các cơ quan (vòng tuần hoàn lớn): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.

Luyện tập trang 140 KHTN lớp 7: Tại sao nói hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật?

Trả lời:

Hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật do hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Ví dụ, hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến cung cấp cho hoạt động của các cơ quan, đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải khác của quá trình trao đổi chất ở tế bào cũng được vận chuyển đến phổi và các cơ quan bài tiết.

Vận dụng trang 140 KHTN lớp 7: Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.

Trả lời:

• Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa:

- Ăn uống đúng giờ, đúng bữa.

- Không ăn vội vàng, cần nhai kĩ thức ăn.

- Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.

- Không làm việc hay vận động mạnh sau khi ăn.

- Không sử dụng quá nhiều các loại rượu, bia.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

• Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe hệ tuần hoàn:

- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch.

- Không sử dụng các chất độc hại như rượu, bia, các chất kích thích,…

- Không ăn quá nhiều thức ăn có chứa hàm lượng mỡ động vật cao.

- …

4. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở động vật vào thực tiễn

Câu hỏi thảo luận 11 trang 141 KHTN lớp 7: Hãy dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng sau đây cao hay thấp. Giải thích?

a) Thợ xây dựng.

b) Nhân viên văn phòng.

c) Trẻ ở tuổi dậy thì.

d) Phụ nữ mang thai.

Trả lời:

a) Thợ xây dựng có nhu cầu dinh dưỡng cao. Vì thợ xây dựng là những người lao động nặng, tiêu hao nhiều năng lượng nên cần nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào.

b) Nhân viên văn phòng có nhu cầu dinh dưỡng trung bình. Vì nhân viên văn phòng không phải lao động nặng, nhu cầu tiêu hao năng lượng không quá cao nên lượng chất dinh dưỡng cũng sẽ thấp hơn thợ xây dựng.

c) Trẻ ở tuổi dậy thì có nhu cầu dinh dưỡng cao. Vì đây là giai đoạn cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu về nguyên liệu xây dựng cơ thể, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.

d) Phụ nữ mang thai có nhu cầu dinh dưỡng cao. Vì lúc này cơ thể vừa cần dinh dưỡng cho mẹ vừa cần dinh dưỡng để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi.

Câu hỏi thảo luận 12 trang 141 KHTN lớp 7: Cho ví dụ về những tác hại của việc thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng.

Trả lời:

- Ví dụ về những tác hại của việc thừa các chất dinh dưỡng:

+ Thừa lipid dẫn đến các bệnh như béo phì, các bệnh lí về tim mạch, bệnh tiểu đường,…

+ Thừa Ca dẫn đến các bệnh như cường giáp, bệnh tim mạch, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, sỏi thận,…

+ Thừa vitamin A ở trẻ em dẫn đến vàng da; kìm hãm sự phát triển của xương nên chậm lớn, chậm tăng cân; có thể bị tăng áp lực nội sọ, thóp phồng, đau đầu,co giật,...

- Ví dụ về những tác hại của việc thiếu các chất dinh dưỡng:

+ Thiếu protein sẽ khiến con vật còi xương, suy dinh dưỡng.

+ Thiếu Ca, gà không đi lại được bình thường, co giật và run rẩy.

+ Thiếu lipid khiến cơ thể người thiếu hụt năng lượng, luôn cảm thấy lạnh, khả năng tình dục giảm,…

Câu hỏi thảo luận 13 trang 141 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 30.4, hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm:

- Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Ô nhiễm môi trường

- Thực phẩm bị tiêm, tẩm hóa chất

- Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

- Điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp

Câu hỏi thảo luận 14 trang 141 KHTN lớp 7: Các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì cho người sử dụng?

Trả lời:

Hậu quả khi sử dụng các loại thực phẩm bị ô nhiễm: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, gây ung thư, vô sinh,… gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế xã hội.

Luyện tập trang 142 KHTN lớp 7: Hãy cho biết vai trò của việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Trả lời:

Việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết, giúp các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.

Vận dụng trang 142 KHTN lớp 7: Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở người, em hãy đề xuất một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khỏe con người. Cho biết tác dụng của các biện pháp đó.

Trả lời:

Một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khỏe con người:

Biện pháp

Tác dụng

- Ăn đúng giờ giấc

- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất, đảm bảo việc hấp thu có hiệu quả các chất dinh dưỡng.

- Không ăn quá ít hay quá nhiều

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, không thừa và không thiếu.

- Cần đảm bảo nguồn gốc thực phẩm, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng cách, hợp vệ sinh

- Giúp tránh các tác nhân có hại như vi khuẩn, các chất độc hại,… cho hệ tiêu hóa; đảm bảo sức khỏe của cơ thể nói chung.

- Bảo vệ môi trường sống, không sử dụng hóa chất độc hại (thuốc bảo vệ thực phẩm,…)

- Tránh việc tồn dư các hóa chất độc hại trong thực phẩm dẫn đến việc hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung bị đầu độc.

Bài tập (trang 142)

Bài 1 trang 142 KHTN lớp 7: Tại sao nói “Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau?”. Cho ví dụ chứng minh.

Trả lời:

- Nói “Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau” vì: Các cơ quan trong cơ thể động vật luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo việc thực hiện các hoạt động sống của cơ thể.

- Ví dụ chứng minh: Khi hoạt động thể thao, cơ bắp hoạt động mạnh. Điều đó kéo theo hàng loạt sự tăng cường phối hợp hoạt động của các cơ quan khác như: tăng nhịp hô hấp để đảm bảo cung cấp đủ oxygen và đào thải nhanh chóng khí carbon dioxide; tăng nhịp tim để đáp ứng nhu cầu vận chuyển các chất trong cơ thể; hoạt động tiết mồ hôi qua da cũng được tăng cường để giảm sức nóng của cơ thể.

Bài 2 trang 142 KHTN lớp 7: Nếu là một tuyên truyền viên, em sẽ tuyên truyền những nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em?

Trả lời:

Nội dung có thể tuyên truyền để giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương:

- Không sử dụng hóa chất để bảo quản các loại thực phẩm.

- Ăn chín, uống sôi.

- Đảm bảo thực phẩm đã qua kiểm dịch.

- Giữ vệ sinh khi ăn uống và chế biến thực phẩm

- Sử dụng nước sạch trong ăn uống.

- Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

-…

Bài 3 trang 142 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu một số bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí hoặc ăn uống không hợp vệ sinh ở địa phương em. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh đó theo mẫu trong bảng dưới đây:

Hãy tìm hiểu một số bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí

Trả lời:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Tác hại

Biện pháp phòng tránh

Béo suy dinh dưỡng

Do bữa ăn nghèo nàn về số lượng chất lượng, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém, trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu,…

Mệt mỏi, vết thương lâu lành, giảm sức đề kháng, giảm hoạt động tình dục, khả năng sinh sản kém,…

Ăn uống phong phú, cân bằng các loại thức ăn; điều trị triệt để các bệnh lí về đường tiêu hóa; tăng cường hoạt động thể chất để kích thích sự thèm ăn; cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu,…

Giun sán

Do thiếu vệ sinh trong ăn uống; ăn đồ sống mang ấu trùng giun sán;…

Đau bụng, người gầy yếu, da xanh

Ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; hạn chế ăn thức ăn sống;…

Ngộ độc thực phẩm

Ăn phải thực phẩm ôi thiu, còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói,…

Không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; giữ vệ sinh trong chế biến và sử dụng thực phẩm;…

Táo bón

Do chế độ ăn uống ít chất xơ, thừa chất béo có nguồn gốc động vật; lười vận động;…

Quá 3 ngày không thể đại tiện, chướng bụng, rặn nhưng không đại tiện được,…

Người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày; tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống như ăn nhiều rau xanh; tăng cường vận động bằng cách đi bộ;…

Bài 4 trang 142 KHTN lớp 7: Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả như trong bảng sau:

Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị

Dựa vào bảng trên, em hãy:

a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em.

b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.

Trả lời:

a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em: Cân nặng và nhu cầu nước tỉ lệ thuận với nhau, trọng lượng cơ thể càng lớn thì nhu cầu nước càng cao để đảm bảo các hoạt động sống diễn ra bình thường.

b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể:

Em 12 tuổi, nặng 40 kg, nhu cầu nước trong một ngày của em là:

1500  +  20 × 2  =  1540  (mL)

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

1 7,167 20/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: