Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 35 (Chân trời sáng tạo): Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật
Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 35.
Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật
Trả lời:
Môi trường trong nhà có cường độ ánh sáng yếu hơn ngoài trời → Khi trồng cây trong nhà hoặc các phòng làm việc, người ta thường đặt chậu cây ở vị trí gần cửa sổ để cây có thể hấp thu được đủ ánh sáng giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
1. Ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật
Câu hỏi thảo luận 1 trang 159 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 35.1, hãy cho biết:
- Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi.
Trả lời:
- Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam: 5 – 42 oC.
- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi: 23 – 37 oC.
Trả lời:
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng lá của cây lan hồ điệp:
- Nhiệt độ 25 oC – 31 oC là khoảng nhiệt độ thuận lợi: lan hồ điệp có tỉ lệ sống cao nhất, cây có số lá nhiều nhất, chiều dài lá dài nhất, độ rộng của lá lớn nhất.
- Nhiệt độ trên 31 oC và dưới 25 oC là khoảng nhiệt độ không thuận lợi: tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng lá của cây lan hồ điệp đều giảm.
Trả lời:
Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật đảm bảo các loài thực vật tận dụng nguồn ánh sáng hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của từng loài: thực vật ưa sáng sẽ phân bố ở tầng cao để nhận được nhiều ánh sáng, thực vật ưa bóng sẽ phân bố ở tầng thấp để có cường độ ánh sáng phù hợp.
Trả lời:
Lợi ích của việc phơi nắng đối với sự phát triển của chó, mèo:
- Ánh nắng mặt trời giúp kích thích chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xương của các động vật.
- Ngoài ra, việc phơi nắng cũng giúp các động vật này thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét giúp động vật tập trung các chất để xây dựng cơ thể.
Trả lời:
Khi trồng các cây ngày dài ở miền Bắc vào mùa đông thường cho năng suất thấp hơn khi trồng ở miền Nam của Việt Nam vì các cây ngày dài cần thời gian chiếu sáng dài để đủ lượng ánh sáng cung cấp cho quang hợp, tích lũy vật chất để sinh trưởng và phát triển. Mà mùa đông ở miền Bắc có ngày ngắn, đêm dài nên không đủ thời gian chiếu sáng cần thiết cho các cây ngày dài sinh trưởng và phát triển khiến lượng vật chất tích lũy thấp (năng suất thấp).
Trả lời:
Việc tắm nắng vào sáng sớm có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì ánh nắng buổi sáng sớm yếu vừa không gây hại cho da của trẻ nhỏ lại vừa giúp tăng cường chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D có vai trò trong chuyển hóa calcium để hình thành xương, qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Trả lời:
Những hậu quả xảy ra đối với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước:
- Đối với thực vật: Thiếu nước khiến cây bị héo thậm chí là chết, hạt không thể nảy mầm,…
- Đối với động vật và con người: Thiếu nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng (gây mệt mỏi, sốt, chóng mặt, khô môi,… ở người).
Câu hỏi thảo luận 6 trang 160 KHTN lớp 7: Em hãy lấy ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật.
Trả lời:
Ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật: Trồng 2 cây trong chậu, một cây được tưới nước đầy đủ còn một cây không được tưới nước. Sau một thời gian, cây được tưới nước đầy đủ sẽ sinh trưởng và phát triển tốt còn cây không được tưới nước sẽ bị héo rồi chết.
Trả lời:
Hình thái của cây khi đủ dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng:
- Khi đủ chất dinh dưỡng, cây khỏe mạnh; thân cây cứng cáp; lá đầy đủ, xanh tốt; sớm ra hoa.
- Khi thiếu chất dinh dưỡng, cây yếu; thân còi cọc; lá ít, vàng úa; chậm ra hoa.
- Khi thừa chất dinh dưỡng, cây phát triển quá mức; thân mọc dài nhưng yếu, dễ gãy; lá nhiều xanh đậm; chậm ra hoa.
Trả lời:
Sự ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sự phát triển về thể trạng của các em bé:
- Hình (a): Chế độ thiếu dinh dưỡng dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng (còi cọc, giảm sức đề kháng, giảm hoạt động tình dục,…).
- Hình (b): Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh.
- Hình (c): Chế độ thừa dinh dưỡng dẫn đến trẻ bị thừa cân, béo phì.
Trả lời:
Ví dụ chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:
- Thiếu protein sẽ khiến lợn bị còi cọc, kém phát triển.
- Thiếu Ca, các lá non mới nhú sẽ có biểu hiện biến dạng, mang màu xanh sẫm không bình thường; thiếu Ca nghiêm trọng, cành non rất dễ chết, lá cây bị quăn, trái cây bị nứt.
2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn
Trả lời:
Hiểu theo một cách đơn giản, trồng xen canh là trồng từ 2 loại cây trồng trở lên trên cùng một diện tích nhất định. Nhờ đó, việc trồng xen canh có ý nghĩa tối ưu hóa diện tích đất trồng và các nguồn sống khác từ môi trường như ánh sáng, nước,.. đồng thời tạo điều kiện cho cây có mối quan hệ cộng hưởng cùng phát triển, nâng cao năng suất.
Trả lời:
Ý kiến về việc sử dụng các chất kích thích trong điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Có thể sử dụng các chất kích thích trong điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật nhưng khi sử dụng cần cẩn trọng và tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của các nhà sản xuất và các chuyên gia để đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh ô nhiễm môi trường.
Trả lời:
Một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt:
- Trồng cây đúng thời vụ, xen canh, luân canh cây trồng để tận dụng nguồn ánh sáng, nguồn dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây trồng khác nhau.
- Điều khiển các yếu tố môi trường bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ,… để tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Sử dụng chất kích thích để kích thích sự tăng trưởng, ra hoa, tạo quả,… của cây.
Trả lời:
Một số ứng dụng được sử dụng nhằm nâng cao năng suất vật nuôi:
- Điều khiển các yếu tố môi trường bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ,… để tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
- Sử dụng chất kích thích để điều khiển sự sinh trưởng, sinh sản,… của vật nuôi.
Trả lời:
Muỗi trưởng thành hút máu người gây ngứa ngáy, khó chịu thậm chí có thể dẫn đến truyền nhiễm một số bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét,… gây nguy hại đến sức khỏe của con người → Giai đoạn muỗi gây hại cho con người là giai đoạn muỗi trưởng thành.
Trả lời:
Trong vòng đời của bướm, giai đoạn sâu bướm sử dụng thức ăn là lá cây, thân non, hoa, quả,… làm sụt giảm năng suất của cây trồng → Giai đoạn trong vòng đời của bướm có khả năng phá hoại mùa màng là giai đoạn sâu bướm.
Trả lời:
- Đồng ý với ý kiến của bạn thứ hai: nên tiêu diệt muỗi ở tất cả các giai đoạn.
- Giải thích: Tuy muỗi chỉ gây hại ở giai đoạn muỗi trưởng thành nhưng muỗi trưởng thành lại khó tiêu diệt hơn các giai đoạn khác. Bởi vậy, nên tiêu diệt muỗi ở tất cả các giai đoạn để đảm bảo tính hiệu quả.
Vận dụng trang 163 KHTN lớp 7:
Trả lời:
• Khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể để đảm bảo các yếu tố trong môi trường nước thay đổi từ từ, tránh thay đổi quá đột ngột gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.
• Để tăng năng suất cho cây thanh long, người ta thường thắp đèn chiếu sáng cho cây vào ban đêm vì việc thắp đèn vào ban đêm sẽ kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày kích thích cho cây thanh long ra hoa, tạo quả.
Bài tập (trang 163)
1. Hãy cho biết sự phụ thuộc sinh trưởng của tằm vào nhiệt độ.
2. Cho biết giới hạn trên, giới hạn dưới về nhiệt độ của tằm.
3. Khi nuôi tằm, người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió. Em hãy giải thích lí do vì sao.
Trả lời:
1. Sự phụ thuộc sinh trưởng của tằm vào nhiệt độ:
- 15 – 35 oC là giới hạn nhiệt độ của tằm. Thấp hơn 15 oC và cao hơn 35 oC, tằm sẽ chết.
- 24 – 26 oC là khoảng nhiệt độ cực thuận cho sinh trưởng và phát triển của tằm. Trong khoảng nhiệt độ này, tằm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
2. Giới hạn trên về nhiệt độ của tằm: 35 oC. Giới hạn dưới về nhiệt độ của tằm: 15 oC.
3. Khi nuôi tằm người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió nhằm đảm bảo nhiệt độ thích hợp nhất cho tằm sinh trưởng và phát triển.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở Thực vật, Động vật
Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở Sinh vật
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo