Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Tốc độ và an toàn giao thông

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 11.

1 6,512 22/10/2024
Tải về


Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

Video giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

Mở đầu trang 62 Bài 11 KHTN lớp 7: Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe?

Trả lời:

Người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép (không đi nhanh quá) và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe để tránh xảy ra tai nạn khi gặp các tình huống bất ngờ, gặp vật cản, hoặc không làm chủ được tốc độ của mình (khi đi quá nhanh).

1. Thiết bị “bắn tốc độ”

Câu hỏi thảo luận 1 trang 62 KHTN lớp 7: Sử dụng thiết bị “bắn tốc độ” để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những ưu điểm gì?

Trả lời:

Ưu điểm của thiết bị “bắn tốc độ” là dễ dàng đo tốc độ từ xa và kiểm tra được nhanh chóng tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông trên các làn đường.

2. Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Câu hỏi thảo luận 2 trang 63 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 11.2 và cho biết những lỗi vi phạm nào chiếm tỉ lệ cao trong các vụ tai nạn giao thông.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Những lỗi vi phạm chiếm tỉ lệ cao trong các vụ tai nạn giao thông là:

+ Chạy quá tốc độ (chiếm tỉ lệ cao nhất 38%).

+ Đi không đúng làn đường, phần đường (chiếm 26%).

+ Chuyển hướng không đúng quy định (chiếm 9%).

Câu hỏi thảo luận 3 trang 63 KHTN lớp 7: Từ các thông tin trong Hình 11.2, em hãy nêu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông:

+ Chạy quá tốc độ

+ Đi không đúng làn đường, phần đường

+ Vượt xe sai quy định

+ Chuyển hướng không đúng quy định

+ Không nhường đường

+ Sử dụng rượu bia...

Câu hỏi thảo luận 4 trang 63 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 11.3 và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn.

Quan sát Hình 11.3 và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn

Trả lời:

Thông qua Hình 11.3, ta thấy rằng

- Tốc độ càng lớn thì tỉ lệ thương vong với người đi bộ càng lớn (khi ô tô đi với tốc độ 60km/h thì khi xảy ra tai nạn tỉ lệ thương vong là 80%, tỉ lệ sống sót là 20%).

- Ngược lại tốc độ càng nhỏ thì cơ hội sống sót của người đi bộ càng cao, tỉ lệ thương vong càng thấp (khi ô tô đi với tốc độ 30 km/h thì khi xảy ra tai nạn tỉ lệ thương vong là 10%, tỉ lệ sống sót là 90%).

Câu hỏi thảo luận 5 trang 64 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 11.4 và thực hiện các yêu cầu sau:

Quan sát Hình 11.4 và thực hiện các yêu cầu sau

a) Giải thích ý nghĩa của các biển báo trong hình.

b) Khi gặp các biển báo này, người lái xe cần phải làm gì? Vì sao?

Trả lời:

a) Biển báo hình 11.4a cảnh báo đường trơn trượt.

Biển báo hình 11.4b cảnh báo gần trường học.

b)

+ Khi gặp biển báo trong hình 11.4a. các phương tiện tham gia giao thông phải giảm tốc độ để tránh xảy ra tai nạn vì đoạn đường phia trước trơn trượt.

+ Khi gặp biển báo trong hình 11.4b, người tham gia giao thông phải đi chậm và thận trọng đề phòng khả năng xuất hiện và di chuyển bất ngờ của trẻ em trên đường.

Luyện tập 1 trang 64 KHTN lớp 7:Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường (hình dưới)?

Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe

Trả lời:

Phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường để tránh:

+ Các phương tiện tham gia giao thông đi với tốc độ quá lớn dễ gây tai nạn.

+ Các phương tiện đi sai làn đường và để các xe giữ khoảng cách an toàn với nhau.

Mục đích: Giảm thiểu tai nạn giao thông.

Luyện tập 2 trang 64 KHTN lớp 7: Phân tích hình dưới để nêu rõ vì sao khi tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe thì lại càng phải xa hơn?

KHOẢNG CÁCH AN TOÀN GIỮA HAI XE

(Trong điều kiện đường khô ráo)

Tốc độ lưu hành

(km/h)

Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

60

35 m

60<v80

55 m

80<v100

70 m

100<v120

100 m

Quy định về an toàn khoảng cách theo Luật Giao Thông đường bộ Việt Nam (Thông tư 31/2019/TT-BGTVT)

Trả lời:

Tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng phải lớn, cụ thể:

+ Đối với tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 60 km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe là 35 m.

+ Đối với tốc độ từ 60 đến 80 km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe là 55 m.

+ Từ 80 đến 100 km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe là 70 m.

+ Từ 100 đến 120 km/h thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe là 100 m.

Ta thấy: Tốc độ càng cao thì xe di chuyển càng nhanh, chính vì vậy khoảng cách an toàn càng phải lớn để tránh xảy ra tai nạn.

Vận dụng trang 64 KHTN lớp 7: Phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn.

Trả lời:

Có thể xảy ra các tác hại khi các phương tiện giao thông không tuân thủ những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn là:

+ Tỉ lệ gia tăng số vụ tai nạn giao thông càng cao.

+ Tỉ lệ thương vong cao.

+ Nếu xảy ra tai nạn, khả năng bị tàn tật hay mất mạng rất lớn.

Bài tập (trang 64)

Bài 1 trang 64 KHTN lớp 7: Những điều sau đây giúp giao thông trên đường bộ được an toàn như thế nào?

- Tuân thủ đúng giới hạn tốc độ.

- Giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn.

- Giảm tốc độ khi trời mưa.

Trả lời:

- Nếu các phương tiện tuân thủ đúng giới hạn tốc độ, thì khi xảy ra tình huống bất ngờ, các tài xế sẽ xử lí được sao cho phù hợp với từng điều kiện của đoạn đường.

- Khi các phương tiện giữ khoảng cách an toàn đúng theo qui định thì các tài xế có đủ thời gian, quãng đường để dừng lại khi xe phía trước xảy ra tình huống bất ngờ.

- Khi các phương tiện giảm tốc độ khi trời mưa thì sẽ an toàn hơn khi không may bánh xe có bị trơn trượt trên đường.

Tất cả những điều trên giúp tham gia giao thông trên đường bộ an toàn hơn, ít xảy ra tai nạn và giúp người tham gia giao thông hiểu biết nhiều hơn để tránh gây tai nạn cho người khác.

Bài 2 trang 64 KHTN lớp 7: Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,56 s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không?

Trả lời:

Tóm tắt:

s = 10 m

t = 0,56 s

Ô tô có vượt quá tốc độ cho phép không biết tốc độ cho phép là không quá 60km/h

Giải:

Tốc độ của ô tô là: v = s : t = 10 : 0,56 ≈ 17,86 (m/s) = 64,3 (km/h)

Vậy tốc độ của ô tô vượt quá giới hạn cho phép quy định trên làn đường do đi quá

60 km/h.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 11. Tốc độ và an toàn giao thông

1. Thiết bị “bắn tốc độ”

- Thiết bị “bắn tốc độ” là máy đo tốc độ từ xa, giúp kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.

- Thiết bị gồm một camera theo dõi ô tô chạy trên đường và một máy tính nhỏ trong camera để tính tốc độ của ô tô.

2. Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

- Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép hoặc không tuân thủ các quy định về an toàn giao thông

- Khi tốc độ phương tiện tham gia giao thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng phải xa hơn.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 12: Mô tả sóng âm

Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Bài 14: Phản xạ âm

Bài 15: Ánh sáng, tia sáng

Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11. Tốc độ và an toàn giao thông

1 6,512 22/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: