Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tốc độ chuyển động

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 8.

1 8,087 22/10/2024
Tải về


Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động

Video giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động

Mở đầu trang 52 Bài 8 KHTN lớp 7: Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy?

Trả lời:

Có 2 cách để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy, cụ thể:

Cách 1: So sánh quãng đường chạy được trong cùng một thời gian của từng học sinh, ai chạy được quãng đường dài nhất thì bạn đó chạy nhanh nhất, ai chạy được quãng đường ngắn nhất thì bạn đó chạy chậm nhất.

Cách 2: So sánh thời gian chạy trên cùng một quãng đường của từng học sinh, ai chạy mất thời gian ít nhất thì bạn đó chạy nhanh nhất, ai chạy mất thời gian nhiều nhất thì bạn đó chạy chậm nhất.

1. Tốc độ

Câu hỏi thảo luận 1 trang 52 KHTN lớp 7: So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, hãy ghi kết quả xếp hạng theo mẫu bảng 8.1?

So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh

Trả lời:

Để biết được ai chạy nhanh, chậm trên cùng một quãng đường ta dựa vào thời gian. Thời gian chạy trên cùng một quãng đường càng nhỏ thì người đó chạy càng nhanh và ngược lại thời gian chạy càng lớn thì người đó chạy càng chậm.

Học sinh

Thời gian chạy(s)

Thứ tự xếp hạng

A

10

2

B

9,5

1

C

11

3

D

11,5

4

Câu hỏi thảo luận 2 trang 52 KHTN lớp 7: Có thể tính quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh bằng cách nào? Thứ tự xếp hạng liên hệ thế nào với quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh?

Trả lời:

Có thể tính quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh bằng cách lấy độ dài quãng đường chia cho thời gian chạy của từng học sinh (st). Quãng đường chạy được trong 1 (s) của mỗi học sinh càng lớn thì xếp hạng thứ tự càng cao và ngược lại.

Học sinh

Thời gian chạy(s)

Thứ tự xếp hạng

Quãng đường chạy trong 1 S(m)

A

10

2

6

B

9,5

1

6,32

C

11

3

5,45

D

11,5

4

5,22

Luyện tập trang 53 KHTN lớp 7: Hoàn thành các câu sau:

a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1) … hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động (2) … hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3) … hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

Trả lời:

a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1) nhỏ hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động (2) dài hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3) lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 53 KHTN lớp 7: Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1.

Trả lời:

Ta có: quãng đường AB = 30 m, thời gian chuyển động t = 10 s.

Nên tốc độ chuyển động của người đi xe đạp là: v=st=3010=3m/s.

2. Đơn vị tốc độ

Luyện tập trang 54 KHTN lớp 7: Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong Bảng 8.2 ra đơn vị m/s .

Bảng 8.2. Tốc độ của một số phương tiện giao thông

Phương tiện giao thông

Tốc độ (km/h)

Tốc độ (m/s)

Xe đạp

10,8

?

Ca nô

36

?

Tàu hỏa

60

?

Ô tô

72

?

Máy bay

720

?

Trả lời:

Phương pháp đổi đơn vị km/h ra m/s:

1km/h=1000m3600s=13,6m/s

Phương tiện giao thông

Tốc độ (km/h)

Tốc độ (m/s)

Xe đạp

10,8

3

Ca nô

36

10

Tàu hỏa

60

16,67

Ô tô

72

20

Máy bay

720

200

Vận dụng trang 54 KHTN lớp 7: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh họa.

Trả lời:

Ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác nhau để thuận tiện cho việc ước lượng, đánh giá và tính toán tốc độ của vật.

Ví dụ trong cuộc thi chạy hoặc bơi dùng đơn vị m/s; xác định tốc độ các phương tiện giao thông dùng km/h.

Bài tập (trang 54)

Bài 1 trang 54 KHTN lớp 7: Nêu ý nghĩa của tốc độ.

Trả lời:

Tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của một vật chuyển động.

Bài 2 trang 54 KHTN lớp 7: Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30 km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km.

Trả lời:

Tóm tắt:

v = 30 km/h

s = 15 km

t = ?

Giải:

Thời gian ca nô đi được 15 km với tốc độ 30 km/h là:

t = s : v = 15 : 30 = 0,5 (h)

Vậy thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km là 0,5 giờ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động

1. Tốc độ

- Quãng đường vật đi được trong 1 s cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, được gọi là tốc độ chuyển động gọi tắt là tốc độ.

- Tốc độ được kí hiệu là v.

- Để tính tốc độ v của một chuyển động, ta lấy quãng đường đi được s chia cho thời gian t đi quãng đường đó.

2. Đơn vị tốc độ

- Trong hệ đơn vị đo lường chính thức ở nước ta, tốc độ được đo bằng đơn vị mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h). Ngoài ra tốc độ còn có thể đo bằng các đơn vị khác như: mét trên phút (m/min), xentimét trên giây (cm/s), milimét trên giây (mm/s).

- Trên thực tế, đo tốc độ của các phương tiện giao thông người ta dùng tốc kế.

Trên mặt tốc kế thường ghi các đơn vị tốc độ: km/h và MPH (dặm trên giờ).

1 MPH = 1,609 km/h.

1  km/h=10003600=13,6m/s0,28m/s

1 m/s = 3,6 km/h

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 9: Đồ thị quãng đường - thời gian

Bài 10: Đo tốc độ

Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông

Bài 12: Mô tả sóng âm

Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Tốc độ chuyển động

1 8,087 22/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: