Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Nam châm điện
Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 21: Nam châm điện sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 21.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Nam châm điện
Video giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Nam châm điện
Trả lời:
Cần cẩu dùng lực từ có thể nhấc được các vật nặng hàng chục tấn bằng sắt, thép lên cao nhờ hoạt động của nam châm điện chứ không phải nam châm vĩnh cửu.
1. Nam châm điện
Câu hỏi thảo luận 1 trang 102 KHTN lớp 7: Mô tả hiện tượng xảy ra giữa đinh vít và các kẹp giấy trong hai trường hợp có dòng điện và không có dòng điện đi qua ống dây.
Trả lời:
Khi không có dòng điện chạy qua ống dây và đinh vít thì các kẹp giấy không bị hút.
Khi có dòng điện chạy qua ống dây và đinh vít thì các kẹp giấy bị hút.
Trả lời:
Ta có thể dùng kim nam châm hay thanh nam châm (đã biết từ cực) để xác định tên cực của nam châm đinh vít dựa vào tương tác giữa hai nam châm.
Trả lời:
Khi ngắt dòng điện thì đinh vít mất từ tính (không còn là nam châm nữa) nên không còn hút kẹp giấy nữa.
2. Ảnh hưởng của dòng điện đến từ trường của nam châm điện
Trả lời:
Khi sử dụng 2 pin thì tạo ra nam châm mạnh hơn (hút được nhiều đinh vít hơn).
Khi sử dụng 1 pin thì tạo ra nam châm yếu hơn (hút được ít đinh vít hơn).
Trả lời:
Chiếc cần cẩu có thể tạo ra từ trường mạnh do nó là nam châm điện được tạo ra với dòng điện rất lớn.
Câu hỏi thảo luận 5 trang 103 KHTN lớp 7: Hãy mô tả chiều của dòng điện trong Hình 21.3.
Trả lời:
Dòng điện đi từ cực dương của nguồn điện qua nam châm điện rồi đến cực âm của nguồn điện. Do, đã đổi ngược pin nên chiều dòng điện đi qua cuộn dây ngược với chiều dòng điện ở thí nghiệm đầu.
Trả lời:
Khi đổi chiều dòng điện ta thấy lực hút của đinh vít lên kim nam châm thay đổi làm cực kim nam châm bị hút trước đó bị đẩy ra xa và đầu kia bị hút lại.
Trả lời:
Khi nhấn và giữ công tắc thì mạch kín làm lõi sắt thanh nam châm hút thanh sắt lại và búa gõ vào chuông nên tạo ra tiếng chuông, đồng thời khi bị hút làm hở mạch chỗ tiếp điểm khiến lõi sắt mất từ tính làm thanh sắt bị nhả ra và lại làm cho mạch kín nên lõi sắt lại hút thanh sắt và lại tạo ra tiếng chuông như trước, hiện tượng đóng ngắt liên tục như trên tạo ra tiếng chuông liên tục cho đến khi thả công tắc ra.
Bài tập (trang 104)
Trả lời:
Khi chế tạo nam châm điện đơn giản, ta chọn sắt non làm lõi của nam châm điện để khi ngắt điện nam châm không còn từ tính vì sắt non không giữ được từ tính.
Bài 2 trang 104 KHTN lớp 7: Nêu các ứng dụng của nam châm điện.
Trả lời:
Các ứng dụng của nam châm điện dùng trong loa điện, rơ le điện từ, chuông điện, cần cẩu điện, ….
Trả lời:
- Ưu điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu là có thể tạo ra từ trường mạnh, điều khiển đóng ngắt hay tăng giảm lực từ dễ dàng, được ứng dụng nhiều trong các thiết bị điện.
- Nhược điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu là phụ thuộc vào nơi có nguồn điện và dòng điện phải được duy trì một cách liên tục (tránh mất điện khi đang làm việc).
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Nam châm điện
1. Nam châm điện
Nam châm điện gồm một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua và bên trong ống dây có lõi sắt. Khi có dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép, …
2. Ảnh hưởng của dòng điện đến từ trường của nam châm điện
- Ảnh hưởng của độ lớn dòng điện đến từ trường của nam châm điện: Khi tăng (giảm) độ lớn dòng điện, thì độ lớn lực từ nam châm điện cũng tăng (giảm).
- Ảnh hưởng của chiều dòng điện đến từ trường của nam châm điện: Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng đổi chiều và độ lớn lực từ không đổi.
- Một biện pháp khác để tăng lực từ của nam châm điện là tăng số vòng dây quấn quanh lõi sắt.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật
Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh
Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt
Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Friend plus – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Friend plus– Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Friends plus đầy đủ nhất
- Bài tập Tiếng Anh 7 Friends plus theo Unit có đáp án
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Chân trời sáng tạo