Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 7 Bài 20.

1 5,768 22/10/2024
Tải về


Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn

Video giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn

Mở đầu trang 98 Bài 20 KHTN lớp 7: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng bắc - nam?

Trả lời:

Thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng bắc – nam là vì Trái Đất cũng là một nam châm khổng lồ và tác dụng lực từ lên thanh nam châm khi treo cân bằng làm cho nó luôn chỉ theo hướng bắc – nam.

1. Từ trường của Trái Đất

Câu hỏi thảo luận 1 trang 99 KHTN lớp 7: Trả lời câu hỏi đã nêu đầu bài: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng bắc - nam?

Trả lời:

Thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng bắc – nam là vì từ trường tồn tại ở mọi nơi trên Trái Đất, do đó nó sẽ chịu ảnh hưởng từ trường của Trái Đất và chỉ về hướng hai cực bắc – nam địa lí.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 99 KHTN lớp 7: Trên Hình 20.3, độ mạnh của từ trường giảm dần theo thứ tự màu sắc như sau: đỏ, vàng, lục, lam, lơ. Việt Nam nằm trong vùng có từ trường mạnh hay yếu?Trên Hình 20.3, độ mạnh của từ trường giảm dần theo thứ tự màu sắc

Trả lời:

Việt Nam nằm trong vùng có từ trường tương đối mạnh (màu vàng nhạt).

2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí

Câu hỏi thảo luận 3 trang 99 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 20.4:

Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?

a) Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?

b) Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không?

Trả lời:

a) Đường sức từ của Trái Đất giống với đường sức từ của một nam châm thẳng là đều là những đường cong nối hai cực, nơi có từ trường mạnh là ở hai cực có mật độ đường sức từ dày.

b)

- Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí là nơi giao nhau của trục quay và bề mặt Trái Đất.

- Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ là nơi giao nhau của trục từ và bề mặt Trái Đất.

Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.

3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí

Câu hỏi thảo luận 4 trang 101 KHTN lớp 7: Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?

Trả lời:

Vì các vật có từ tính để gần la bàn sẽ hút hoặc đẩy kim la bàn làm lệch kết quả.

Luyện tập trang 101 KHTN lớp 7: Kim la bàn có chỉ đúng hướng Bắc địa lí không? Vì sao?

Trả lời:

Kim la bàn chỉ theo hướng của đường sức từ tại địa phương ấy nên không chỉ đúng hướng bắc địa lí.

Vận dụng trang 101 KHTN lớp 7: Em hãy xác định hướng của cổng nhà em .

Trả lời:

Để xác định hướng nhà em cần thực hiện như sau:

- Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch số 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm.

- Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng của cổng cần xác định và hướng Bắc trên la bàn.

Bài tập (trang 101)

Bài 1 trang 101 KHTN lớp 7: Nêu một số hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường .

Trả lời:

Một số hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường:

- Từ trường của Trái Đất ngăn cản các bức xạ nguy hiểm từ Mặt Trời, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

- Thanh nam châm, kim la bàn khi đứng cân bằng đều chỉ hướng Bắc – Nam.

Bài 2 trang 101 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 20.4, em hãy cho biết độ lớn của từ trường Trái Đất tại Xích đạo lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng với độ lớn của nó tại Bắc cực? Giải thích?

Quan sát Hình 20.4, em hãy cho biết độ lớn của từ trường Trái Đất tại xích đạo lớn hơn

Trả lời:

Hình 20.4 cho biết độ lớn của từ trường Trái Đất tại Xích đạo nhỏ hơn độ lớn của nó tại Bắc cực vì tại hai đầu cực bắc và nam có từ trường mạnh nhất (mật độ đường sức từ nhiều nhất).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 20. Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn

1. Từ trường của Trái Đất

Trái Đất có từ trường. Ta có thể thấy một số hiện tượng liên quan đến từ trường Trái Đất như hiện tượng cực quang.

Khi nghiên cứu từ trường Trái Đất, các nhà khoa học đã vẽ được bản đồ mô tả độ mạnh của từ trường Trái Đất theo từng vùng: Từ trường mạnh ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng Xích đạo.

2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí

Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. Cực Bắc địa từ nằm trên trục từ, cực Bắc địa lí nằm trên trục quay Trái Đất.

3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí

- Cấu tạo la bàn thông thường gồm: một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định và một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm.

- Xác định hướng địa lí của một đối tượng:

+ Chọn đối tượng mà ta cần xác định hướng địa lí.

+ Đặt la bàn trên mặt phẳng ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm.

+ Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng Bắc trên la bàn.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 21: Nam châm điện

Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật

Bài 23: Quang hợp ở thực vật

Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

Bài 25: Hô hấp tế bào

Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20. Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn

1 5,768 22/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: