Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 20. Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 20. Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên lớp 7.

1 1961 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 20. Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn

1. Từ trường của Trái Đất

Trái Đất có từ trường. Ta có thể thấy một số hiện tượng liên quan đến từ trường Trái Đất như hiện tượng cực quang.

Khi nghiên cứu từ trường Trái Đất, các nhà khoa học đã vẽ được bản đồ mô tả độ mạnh của từ trường Trái Đất theo từng vùng: Từ trường mạnh ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng Xích đạo.

2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí

Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. Cực Bắc địa từ nằm trên trục từ, cực Bắc địa lí nằm trên trục quay Trái Đất.

3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí

- Cấu tạo la bàn thông thường gồm: một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định và một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm.

- Xác định hướng địa lí của một đối tượng:

+ Chọn đối tượng mà ta cần xác định hướng địa lí.

+ Đặt la bàn trên mặt phẳng ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm.

+ Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng Bắc trên la bàn.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng

Lý thuyết Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Lý thuyết Bài 18: Nam châm

Lý thuyết Bài 19: Từ trường

Lý thuyết Bài 21: Nam châm điện

1 1961 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: