Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sáng - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sángngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên lớp 7.

1 2255 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Ánh sáng, tia sáng

1. Năng lượng ánh sáng

- Ánh sáng là một dạng của năng lượng. Ta có thể thu năng lượng ánh sáng bằng nhiều cách khác nhau.

Ví dụ: Sử dụng một số tấm gương để tập trung ánh sáng mặt trời vào một khu vực nhỏ. Ánh sáng tập trung được sử dụng để làm nóng chất lỏng (nước, dầu hoặc muối nóng chảy) đến nhiệt độ rất cao. Nhiệt này sau đó có thể được sử dụng để sưởi ấm, lưu trữ cho sau này, hoặc được chuyển hóa thành điện bằng cách làm bay hơi nước và tạo ra hơi nước, thứ được sử dụng để làm quay tuabin.

 

2. Chùm sáng và tia sáng

- Chùm sáng hẹp song song đi sát mặt tờ giấy tạo ra một vết sáng trên tờ giấy được coi là tia sáng.

- Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.

- Trong thực tế, chúng ta không thể nhìn thấy một tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng. Có 3 loại chùm sáng:

 

3. Vùng tối và vùng nửa tối

- Vùng tối tạo bởi nguồn sáng hẹp, là vùng không gian phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng chiếu tới.

- Vùng tối tạo bởi nguồn sáng rộng bao gồm vùng tối và vùng nửa tối. Vùng nửa tối là vùng không gian phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

 

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng

Lý thuyết Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Lý thuyết Bài 18: Nam châm

Lý thuyết Bài 19: Từ trường

Lý thuyết Bài 20. Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn

1 2255 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: