Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 7.

1 4,200 19/07/2022
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

I. Nguyên tố hóa học

1. Khái niệm về nguyên tố hóa học

- Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học.

- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.

- Như vậy, số proton là đặc trưng cho nguyên tố hóa học.

Ví dụ: 3 nguyên tử dưới đây đều có 1 proton trong hạt nhân, cùng thuộc về nguyên tố hydrogen.

Chú ý: Các nguyên tử cùng loại có thể có số neutron khác nhau.

2. Số lượng các nguyên tố hóa học hiện nay

- Hiện nay, đã có hơn 118 nguyên tố hóa học được xác định. Trong đó có 98 nguyên tố được tìm thấy trong tự nhiên, các nguyên tố còn lại là sản phẩm được con người tạo ra từ phản ứng hạt nhân.

- Các nguyên tố hóa học có vai trò rất quan trọng cho sự sống và phát triển của con người.

Chú ý:

- Nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái Đất là oxygen.

- Nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ là hydrogen, thứ hai là helium.

- Nguyên tố calcium chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể người, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hoạt động của hệ cơ và thần kinh nói chung; có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương.

- Nguyên tố phosphorus chiếm khoảng 1% khối lượng của cơ thể người. Nguyên tố này có các chức năng sinh lý như: cùng calcium cấu tạo nên xương, răng, hóa hợp với protein, lipid và glucid để tham gia cấu tạo nên tế bào và đặc biệt là màng tế bào.

- Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng, ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người.

II. Kí hiệu hóa học

- Để thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu, IUPAC đã thống nhất tên gọi và kí hiệu hóa học của các nguyên tố.

- Kí hiệu hóa học được sử dụng để biểu diễn một nguyên tố hóa học và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

- Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường).

Mở rộng: Một số kí hiệu hóa học có nguồn gốc từ tên gọi của các nguyên tố theo hướng Latin.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Lý thuyết Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

Lý thuyết Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Lý thuyết Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Lý thuyết Bài 8: Tốc độ chuyển động

1 4,200 19/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: