Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Mô tả sóng âm - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Mô tả sóng âm ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên lớp 7.

1 3,574 19/07/2022
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Mô tả sóng âm

1. Sóng âm

- Vật dao động phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm.

- Sự rung động qua lại vị trí cân bằng (hay vị trí đứng yên ban đầu) được gọi là dao động.

- Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường, được gọi là sóng âm. Sóng âm hay âm thanh còn được gọi tắt là âm.

Ví dụ: Căng dây chun trên hộp rỗng rồi gảy vào dây chun, dây chun dao động phát ra âm thanh.

2. Môi trường truyền âm

Chúng ta nghe được âm thanh trong các môi trường rắn, lỏng, khí. Chứng tỏ sóng âm truyền được qua các môi trường đó đến tai ta.

Trong chân không, ta không nghe được âm thanh.

Ví dụ: Ta nghe được tiếng chuông đồng hồ khi đã đặt nó trong một hộp nhựa và thả xuống bể nước.

3. Sự truyền sóng âm trong không khí

- Khi sóng âm phát ra từ một vật dao động. Dao động của vật làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động nén, dãn. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động dãn, nén. Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau.

- Tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau có giá trị khác nhau.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13. Độ to và độ cao của âm

Lý thuyết Bài 14: Phản xạ âm

Lý thuyết Bài 15: Ánh sáng, tia sáng

Lý thuyết Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng

Lý thuyết Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

1 3,574 19/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: