Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên lớp 7.

1 3,301 19/07/2022
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm

1. Nam châm

- Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép, … Nếu bảo quản và sử dụng nam châm không đúng cách thì nam châm có thể mất từ tính.

- Nam châm vĩnh cửu là nam châm có từ tính tồn tại lâu dài.

- Ngày nay, người ta thường chế tạo nam châm từ các vật liệu là sắt, ferrite, thép, đất hiếm, … Chúng có hình dạng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào công dụng của chúng. Thông thường trên các nam châm có kí hiệu N, S và có hai màu khác nhau.

2. Tác dụng của nam châm lên các vật liệu khác nhau

Vật liệu có tương tác với nam châm được gọi là vật liệu có tính chất từ (vật liệu từ) và những vật liệu không tương tác với nam châm là vật liệu không có tính chất từ.

Người ta còn chế tạo các vật liệu có từ tính mạnh như nam châm neodymium, ferrite, alnico, … thường được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật như động cơ điện, máy phát điện, thiết bị điện tử, …

3. Sự định hướng của thanh nam châm

- Khi để nam châm tự do, thanh nam châm luôn định hướng Bắc – Nam. Đầu luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N – North), còn đầu luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South).

- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng

Lý thuyết Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Lý thuyết Bài 19: Từ trường

Lý thuyết Bài 20. Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn

Lý thuyết Bài 21: Nam châm điện

1 3,301 19/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: