Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 13. Độ to và độ cao của âm - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 13. Độ to và độ cao của âm ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên lớp 7.

1 2303 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 13. Độ to và độ cao của âm

1. Độ to của âm

- Đối với một vật đang dao động, biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó.

- Dao động kí là thiết bị cho phép nhìn thấy dao động của sóng âm. Dao động kí có thể hiển thị đồ thị dao động âm.

Biên độ dao động là khoảng cách giữa đỉnh đồ thị và đường vẽ cắt ngang ở giữa đồ thị

- Âm nghe được càng to (nhỏ) khi biên độ âm càng lớn (nhỏ). Nguồn âm dao động càng mạnh thì biên độ âm càng lớn và âm nghe được càng to.

2. Độ cao của âm

- Số dao động vật thực hiện được trong một giây được gọi là tần số dao động. Đơn vị tần số là héc (Hz).

- Tai người nghe được những sóng âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz. Tai người không thể nghe được siêu âm (tần số lớn hơn 20000 Hz) và hạ âm (tần số nhỏ hơn 20 Hz).

- Độ cao của âm có liên hệ với tần số âm.

+ Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn.

+ Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ.

Ví dụ: Nốt nhạc Sol cao hơn nốt nhạc Do.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Phản xạ âm

Lý thuyết Bài 15: Ánh sáng, tia sáng

Lý thuyết Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng

Lý thuyết Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Lý thuyết Bài 18: Nam châm

1 2303 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: