Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 9. Đồ thị quãng đường – thời gian- Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 9. Đồ thị quãng đường – thời gian ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên lớp 7.

1 2,751 19/07/2022
Tải về


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 9. Đồ thị quãng đường – thời gian

1. Đồ thị quãng đường – thời gian

Để mô tả chuyển động của một vật ta có thể sử dụng bảng ghi số liệu hoặc đồ thị.

Cách 1: Lập bảng ghi số liệu về thời gian và quãng đường.

Ví dụ để mô tả chuyển động của một canô, người ta dùng bảng ghi số liệu như sau:

Cách 2: Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian.

Bước 1: Vẽ trục nằm ngang Ot biểu diễn thời gian và trục thẳng đứng Os biểu diễn quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp.

Bước 2: Xác định các điểm có giá trị s và t tương ứng trong bảng số liệu ở cách 1.

Bước 3: Nối các điểm xác định ở bước 2. Đường thẳng nối các điểm gọi là đồ thị quãng đường – thời gian.

Nhận xét: Quan sát chuyển động của vật bằng đồ thị cho ta hình ảnh trực quan hơn so với bảng ghi số liệu.

2. Vận dụng đồ thị quãng đường – thời gian

Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, ta có thể:

- Tìm quãng đường s khi biết thời gian t (hoặc tìm thời gian t khi biết quãng đường s).

- Tìm tốc độ v từ đồ thị: Từ đồ thị, xác định quãng đường s và thời gian t tương ứng. Tính tốc độ của vật bằng công thức v=st. 

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10. Đo tốc độ

Lý thuyết Bài 11. Tốc độ và an toàn giao thông

Lý thuyết Bài 12: Mô tả sóng âm

Lý thuyết Bài 13. Độ to và độ cao của âm

Lý thuyết Bài 14: Phản xạ âm

1 2,751 19/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: