Giải Hóa 10 Bài 12 ( Cánh diều): Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals
Với giải bài tập Hóa 10 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10 Bài 12.
Giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals
Video giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals
Giải thích sự lựa chọn của em.
Trả lời:
Chọn (3) O với H
Giải thích:
Nguyên tử O của phân tử nước này (mang một phần điện tích âm) và nguyên tử H của phân tử nước kia (mang một phần điện tích dương) sẽ hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
Vậy liên kết giữa hai phân tử nước có thể được hình thành qua cặp nguyên tử O với H do lực hút tĩnh điện giữa hai nguyên tử.
I. Liên kết hydrogen
1. Khái niệm
Câu hỏi 1 trang 65 Hóa học 10: Vì sao nguyên tử H của phân tử H2O không tạo được liên kết hydrogen với nguyên tử C của phân tử CH4?
Trả lời:
Vì nguyên tử C của phân tử CH4 không còn cặp electron riêng
Công thức Lewis của CH4:
Luyện tập 1 trang 65 Hóa học 10: Viết các khả năng tạo thành liên kết hydrogen giữa một phân tử H2O và một phân tử NH3.
Trả lời:
Các khả năng tạo thành liên kết hydrogen giữa một phân tử H2O và một phân tử NH3:
+ Nguyên tử H trong phân tử H2O tạo liên kết hydrogen với nguyên tử N trong phân tử NH3
+ Nguyên tử H trong phân tử NH3 tạo liên kết hydrogen với nguyên tử O trong phân tử H2O.
Trả lời:
Độ âm điện của F lớn hơn Cl nên tương tác hút tĩnh điện giữa Hδ+ và Fδ- lớn hơn tương tác hút tĩnh điện giữa Hδ+ và Clδ-
⇒ Hδ+ trong phân tử HCl dễ phân li ra ion H+ hơn
⇒ Tính acid của HCl mạnh hơn tính acid của HF
Ngoài ra, ở nhiệt độ thấp, hydrogen fluoride (HF) tồn tại ở thể rắn dưới dạng polymer (HF)n nhờ liên kết hydrogen:
2. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước
a) Đặc điểm tập hợp
b) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi
Luyện tập 2 trang 66 Hóa học 10: Vẽ các liên kết hydrogen được hình thành giữa H2O với mỗi phân tử NH3, C2H5OH.
Trả lời:
- Liên kết hydrogen được hình thành giữa H2O và NH3
Hoặc
- Liên kết hydrogen được hình thành giữa H2O và C2H5OH
Hoặc
Trả lời:
Liên kết O-H trong phân tử nước phân cực hơn so với liên kết O-H trong phân tử rượu.
Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước với nhau bền vững hơn rất nhiều liên kết hydrogen giữa các phân tử rượu với nhau dẫn đến nhiệt độ sôi của nước (100oC) lớn hơn nhiệt độ sôi của rượu (78,3oC) mặc dù khối lượng phân tử C2H5OH lớn hơn rất nhiều khối lượng phân tử H2O.
II. Tương tác van der Waals
1. Khái niệm
Trả lời:
Con tắc kè có thể di chuyển trên mặt kính trơn nhẵn, thẳng đứng vì có sự bám hút (tương tác van der Waals) giữa bàn chân con tắc kè và mặt kính.
2. Ảnh hưởng của tương tác van der Waals tới tính chất vật lí của các chất.
Vận dụng 4 trang 68 Hóa học 10: Sưu tầm hình ảnh tinh thể nước đá, bông tuyết.
Trả lời:
Một số hình ảnh tinh thể nước đá, bông tuyết:
Vận dụng 5 trang 68 Hóa học 10: Thu thập thông tin liên quan đến các hiện tượng có xuất hiện của liên kết hydrogen, tương tác van der Waals trong thực tiễn.
Trả lời:
- Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước trên bề mặt nước và giữa các phân tử nước trên bề mặt và lớp nước bên dưới tạo ra sức căng bề mặt cho nước. Chân của con nhện nước gồm các chất kị nước, phân tử các chất này đẩy nước khiến cho chân của nhện nước không bị nước bao bọc và tụt xuống dưới nước. Vì vậy chúng có thể di chuyển trên bề mặt nước mà không làm vỡ bề mặt nước.
- Bong bóng xà phòng thể hiện tương tác giữa các phân tử nước và các phân tử xà phòng tạo thành màng mỏng, giữ được không khí bên trong bay lên.
Bài tập (trang 69)
Bài 1 trang 69 Hóa học 10: Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
A. Loại vì trong phân tử CH4 nguyên tử C không có cặp electron riêng.
Công thức Lewis của CH4
B. Chọn
C. Loại vì trong phân tử H3C-O-CH3 nguyên tử C và O đều không có cặp electron riêng.
D. Loại vì độ âm điện của P nhỏ hơn của H
Bài 2 trang 69 Hóa học 10: Nhiệt nóng chảy và nhiệt độ sôi của hai chất HBr và HF như sau:
Hãy gán công thức chất thích hợp vào các ô có dấu?.
Trả lời:
Chất |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) |
Nhiệt độ sôi (oC) |
HBr |
-86,9 |
-66,8 |
HF |
-83,6 |
19,5 |
Độ âm điện của F lớn hơn Br nên tương tác hút tĩnh điện giữa Hδ+ và Fδ- lớn hơn tương tác hút tĩnh điện giữa Hδ+ và Brδ-
⇒ Các phân tử HF liên kết chặt chẽ với nhau bởi các liên kết hydrogen hơn so với các phân tử HBr.
⇒ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của HF lớn hơn so với HBr.
Chú ý: Ở nhiệt độ thấp, hydrogen fluoride (HF) tồn tại ở thể rắn dưới dạng polymer (HF)n nhờ liên kết hydrogen:
Bài 3 trang 69 Hóa học 10: Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các loại liên kết?
a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
b) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
c) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen.
d) Tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen.
Trả lời:
Phát biểu đúng là: a), c)
a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
c) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực
C. Liên kết cộng hóa trị không cực
Trả lời
Đáp án đúng là: D
Liên kết biểu diễn bằng các đường nét đứt là liên kết hydrogen.
Vì sao các phân tử NH3 có thể hình thành được cụm phân tử này?
Trả lời:
Trong phân tử NH3 có nguyên tử H liên kết với nguyên tử N (có độ âm điện mạnh) còn cặp electron riêng.
Do đó các phân tử NH3 có thể liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen tạo thành những cụm phân tử.
Cụm phân tử (NH3)3
Cụm phân tử (NH3)4
Lý thuyết Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals
I. Liên kết hydrogen
1. Khái niệm
- Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng.
- Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là N, O, F.
- Liên kết hydrogen thường được kí hiệu là dấu ba chấm (...), rải đều từ nguyên tử H đến nguyên tử tạo liên kết hydrogen với nó.
Trong đó, X, Y là các nguyên tử N, O, F
- Liên kết hydrogen có bản chất tĩnh điện. Tương tác hút tĩnh điện giữa và thể hiện bản chất của liên kết hydrogen.
Ví dụ 1: Liên kết hydrogen được tạo ra giữa hai phân tử nước được thể hiện qua hình 12.1.
Hình 12.1. Liên kết hydrogen giữa hai phân tử nước
Ở khoảng cách 177 pm, lớn hơn độ dài liên kết cộng hóa trị O – H (96pm), đã xuất hiện liên kết hydrogen.
Lưu ý: Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai hạt nhân của hai nguyên tử tham gia liên kết.
2. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của nước
a) Đặc điểm tập hợp
- Nhờ liên kết hydrogen, các phân tử nước có thể tập hợp với nhau, ngay cả ở thể hơi, thành một cụm phân tử tương đối bền vứng. Kích thước các cụm phân tử này thay đổi tùy theo điều kiện nhiệt độ, áp suất.
® Đây là nguyên nhân dẫn tới các tính chất vật lí khác biệt của nước so với những chất lỏng khác. Do đặc điểm tập hợp đặc biệt này, khi làm lạnh, nước có thể hình thành bông tuyết với nhiều hình dạng khác nhau.
Hình 12.2. Một số cụm phân tử nước
b) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi
- Tại áp suất 1atm, nước có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương ứng là 0oC và 100oC, cao hơn so với nhiều chất có khối lượng phân tử lớn hơn của nước. Tính chất này là do các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết hydrogen.
Bảng 12.1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của một số chất tại áp suất 1 atm
Chất |
Khối lượng phân tử (amu) |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) |
Nhiệt độ sôi (oC) |
H2O |
18 |
0 |
100 |
H2S |
34 |
-82,3 |
-60,3 |
CO2 |
44 |
-57,0 |
-78,0 |
Chú ý: Để một chất có thể nóng chảy hoặc sôi, cần phải cung cấp năng lượng để phá vỡ các liên kết giữa các phân tử và cung cấp động năng để các phân tử chuyển động. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất phụ thuộc vào hai yếu tố:
(1) Khối lượng phân tử: Khối lượng phân tử càng lớn thì càng cần nhiều động năng để chuyển động nên nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng cao.
(2) Liên kết giữa các phân tử: Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì càng cần nhiều năng lượng để phá vỡ liên kết giữa chúng. Khi đó, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng cao.
II. Tương tác van der Waals
Giữa các phân tử thậm chí không có liên kết hydrogen thì vẫn có tương tác với nhau, mặc dù yếu hơn. Đó là tương tác van der Waals.
1. Khái niệm
- Tương tác van der Waals là một loại liên kết yếu, hình thành do tương tác hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử.
Hình 12.3. Các khả năng tương tác hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của hai phân tử
- Liên kết cộng hóa trị có cực là nguyên nhân dẫn tới sự phân cực ở các phân tử HCl, SO2, ...
Hình 12.4. Một số phân tử có cực (a) và biểu diễn các cực của phân tử (b)
- Mặc dù có lực liên kết rất yếu, nhưng tương tác van der Waals lại có nhiều ảnh hưởng đến thực tiễn. Ví dụ: sự bám hút của các hạt bụi lên bề mặt nhẵn, sự hấp phụ các phân tử chất màu và chất độc hại trong nước bởi than hoạt tính, ...
Lưu ý: Phân tử CO2 không có cực, mặc dù liên kết C=O trong phân tử là liên kết có cực. Lí do bởi phân tử này có dạng thẳng, hai liên kết C=O lại có cực ngược chiều nhau nên triệt tiêu lẫn nhau khi xét cho cả phân tử
2. Ảnh hưởng của tương tác van der Waals tới tính chất vật lí của các chất
- Tương tự như liên kết hydrogen, tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất, nhưng ở mức độ ảnh hưởng yếu hơn so với liên kết hydrogen.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử
Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy
Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học
Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen
Xem thêm tài liệu Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals
Trắc nghiệm Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều