Giải Hóa 10 Bài 14 ( Cánh diều): Phản ứng hóa học và enthalpy
Với giải bài tập Hóa 10 Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10 Bài 14.
Giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy
Video giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy
Mở đầu trang 77 Hóa học 10: Cho các phản ứng sau:
(1) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)
(2) Phản ứng than cháy trong không khí: C(s) + O2(g) → CO2(g)
Trong hai phản ứng trên, phản ứng nào là tỏa nhiệt, phản ứng nào là thu nhiệt?
Trả lời:
Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt
CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ∆ r = 178,29 kJ
Để thu được 1 mol CaO(s), cần cung cấp 178,29 kJ nhiệt lượng để chuyển 1 mol CaCO3(s) thành CaO(s)
Phản ứng than cháy trong không khí là phản ứng tỏa nhiệt
C(s) + O2(g) → CO2(g) ∆ r = -393,5 kJ
Đốt cháy 1 mol C trong không khí tỏa ra 393,5 kJ nhiệt lượng
I. Phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt
Thực hành trang 77 Hóa học 10: Thực hiện hai thí nghiệm dưới đây:
Trả lời:
Học sinh làm thí nghiệm và ghi lại sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình phản ứng.
Thí nghiệm 1:
Phương trình hóa học: MgO(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2O(l)
Hiện tượng: MgO tan trong dung dịch HCl.
Thí nghiệm 2:
Phương trình hóa học:
CH3COOH (aq) + NaHCO3 (s) → CH3COONa (aq) + H2O (l) + CO2 (g)
Hiện tượng: Bột baking soda (sodium hydrogen carbonate, NaHCO3) tan trong dung dịch giấm ăn (CH3COOH), có khí không màu, không mùi thoát ra.
Câu hỏi 1 trang 78 Hóa học 10: Khi làm thí nghiệm, làm thế nào là biết một phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
Trả lời:
Khi làm thí nghiệm, ta có thể theo dõi sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình phản ứng bằng nhiệt kế để biết một phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt.
- Nếu nhiệt độ của hệ phản ứng tăng (giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt) thì đó là phản ứng tỏa nhiệt.
- Nếu nhiệt độ của hệ phản ứng giảm (hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt) thì đó là phản ứng thu nhiệt.
Vận dụng 1 trang 78 Hóa học 10: Dự đoán các phản ứng sau đây là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
a) Nung NH4Cl(s) tạo ra HCl(g) và NH3(g).
Trả lời:
Dự đoán:
a) Nung NH4Cl(s) tạo ra HCl(g) và NH3(g) là phản ứng thu nhiệt
b) Cồn cháy trong không khí là phản ứng tỏa nhiệt
c) Phản ứng thủy phân collagen thành gelatin (là một loại protein dễ tiêu hóa) diễn ra khi hầm xương động vật là phản ứng thu nhiệt.
Trả lời:
- Phản ứng đốt cháy than, đốt cháy khí gas; phản ứng tạo gỉ sắt; phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể … là phản ứng tỏa nhiệt.
- Phản ứng trong lò nung vôi, nung clinker xi măng… là phản ứng thu nhiệt.
II. Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
1. Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất hóa học
Câu hỏi 2 trang 79 Hóa học 10: Nhiệt tỏa ra hình hình thành 1 mol Na2O(s) ở điều kiện chuẩn từ phản ứng giữa Na(s) và O3(g) có được coi là nhiệt tạo thành chuẩn của Na2O(s) không? Giả sử Na tác dụng được với O3 thu được Na2O.
Trả lời:
Nhiệt tỏa ra hình hình thành 1 mol Na2O(s) ở điều kiện chuẩn từ phản ứng giữa Na(s) và O3(g) không được coi là nhiệt tạo thành chuẩn của Na2O(s).
Vì nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn.
Mà oxygen dạng nguyên tử O và phân tử O3 kém bền hơn phân tử O2
Nhiệt tỏa ra hình hình thành 1 mol Na2O(s) ở điều kiện chuẩn từ phản ứng giữa Na(s) và O2(g) mới được coi là nhiệt tạo thành chuẩn của Na2O(s)
Câu hỏi 3 trang 79 Hóa học 10: Trong ví dụ 1, ở cùng điều kiện phản ứng, nếu chỉ thu được 0,5 mol Na2O thì lượng nhiệt tỏa ra là bao nhiêu kilôJun?
Trả lời:
1 mol Na2O giải phóng 418 kJ
0,5 mol Na2O ⇒ giải phóng 418.0,5 = 209 kJ
Câu hỏi 4 trang 79 Hóa học 10: Vì sao enthalpy tạo thành của một đơn chất bền lại bằng 0?
Trả lời:
- Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành một mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn.
- Đơn chất bền nên không có sự biến đổi, enthalpy tạo thành bằng 0.
2. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng hóa học
Câu hỏi 5 trang 80 Hóa học 10: Giá trị ∆ r của phản ứng sau là bao nhiêu kilôJun?
CH4(g) + O2(g) → CO2(g) + H2O(l)
Trả lời:
Ở điều kiện chuẩn
Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 sẽ giải phóng một nhiệt lượng là 890,5 kJ
Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol CH4 sẽ giải phóng một nhiệt lượng là = 445,25 kJ
Vậy CH4(g) + O2(g) → CO2(g) + H2O(l) ∆ r = - 445,25 kJ
Luyện tập 1 trang 80 Hóa học 10: Đốt cháy hoàn toàn 1 gam C2H2(g) ở điều kiện chuẩn, thu được CO2(g) và H2O(l), giải phóng 50,01 kJ. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H2.
Trả lời:
1 gam C2H2(g) tương ứng với mol C2H2(g)
Đốt cháy hoàn toàn mol C2H2(g) giải phóng 50,01 kJ nhiệt lượng
Vật đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H2 sẽ giải phóng 50,01.26 = 1300,26 kJ nhiệt lượng
Phản ứng: C2H2(g) + O2(g) → 2CO2(g) + H2O(l) ∆ r = -1300,26 kJ
Luyện tập 2 trang 80 Hóa học 10: Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam CH4(g) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo 1 mol CaO(s) bằng cách nung CaCO3(s). Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
Trả lời:
Để thu được 1 mol CaO(s) cần phải cung cấp 179,2 kJ nhiệt lượng.
Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 sẽ giải phóng một nhiệt lượng là 890,5 kJ
Vậy cần đốt cháy mol CH4 sẽ giải phóng một nhiệt lượng là 179,2 kJ
Khối lượng CH4 cần lấy là .16 = 3,2 gam
Vận dụng 3 trang 80 Hóa học 10: Sự hô hấp cung cấp oxygen cho các phản ứng oxi hóa chất béo, chất đường, tinh bột,… trong cơ thể con người. Đó là các phản ứng giải phóng hay hấp thụ năng lượng? Năng lượng kèm theo các phản ứng này dùng để làm gì?
Trả lời:
Sự hô hấp cung cấp oxygen cho các phản ứng oxi hóa chất béo, chất đường, tinh bột,… trong cơ thể con người. Đó là các phản ứng giải phóng năng lượng. Năng lượng kèm theo các phản ứng này dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
Bài tập (trang 81)
(a) Phản ứng tạo gỉ kim loại. (b) Phản ứng quang hợp.
(c) Phản ứng nhiệt phân. (d) Phản ứng đốt cháy.
Trả lời:
Chọn (b), (c)
Phản ứng quang hợp và phản ứng nhiệt phân cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng.
Phản ứng tạo gỉ kim loại và phản ứng đốt cháy là phản ứng tỏa nhiệt.
Trả lời:
Một số phản ứng khi xảy ra sẽ làm nóng môi trường xung quanh tức là phản ứng xảy ra kèm theo giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.
Một số phản ứng khi xảy ra sẽ làm lạnh môi trường xung quanh tức là phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt từ môi trường xung quanh. ⇒ Phản ứng thu nhiệt
Bài 3 trang 81 Hóa học 10: Cho biết phản ứng sau có ∆ r > 0 và diễn ra ở ngay nhiệt độ phòng.
2NH4NO3(s) + Ba(OH)2.8H2O(s) → 2NH3(aq) + Ba(NO3)2 (aq) + 10H2O(l)
Trả lời:
∆ r > 0 ⇒ Phản ứng thu nhiệt ⇒ Nhiệt độ của phản ứng giảm.
Những phát biểu nào dưới đây là đúng?
(a) Nhiệt tạo thành của HCl là -184,6 kJ mol-1
(b) Biến thiên enthalpy của phản ứng (*) là -184,6 kJ.
(c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl (g) là -92,3 kJ mol-1
(d) Biến thiên enthalpy phản ứng (*) là -92,3 kJ
Trả lời:
Phát biểu (b) và (c) là đúng
H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g) (*) ∆ r = - 184,6 kJ
Tính enthalpy tạo thành chuẩn của HCl dựa vào enthalpy của phản ứng:
∆ r = 2. ∆ f(HCl(g)) - ∆ r(H2(g)) - ∆ r(H2(g))
⇔ - 184,6 = 2. ∆ f(HCl(g)) – 0 – 0
⇒ ∆ f(HCl(g)) = -92,3 kJ mol-1
Lý thuyết Phản ứng hóa học và enthalpy
I. Phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt
Các phản ứng hóa học khi xảy ra luôn kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thụ năng lượng. Năng lượng này gọi là năng lượng hóa học.
- Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
Ví dụ: Cho vôi sống (CaO) tác dụng với nước sinh ra Ca(OH)2, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
CaO(s) + H2O(l) Ca(OH)2(s)
- Phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng thu nhiệt.
Ví dụ: Nung đá vôi thu được vôi sống và khí CO2, phản ứng thu nhiệt.
CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g)
- Các phản ứng kèm theo sự thay đổi năng lượng dạng nhiệt rất phổ biến trong tự nhiên.
+ Phản ứng đốt cháy nhiên liệu (than, gỗm cồn, ...), phản ứng tạo gỉ sắt, phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể, ...
+ Phản ứng trong lò nung vôi, nung clinker xi măng, ... là các phản ứng thu nhiệt.
- Với cùng một phản ứng, ở điều kiện khác nhau về nhiệt độ, áp suất thì lượng nhiệt kèm theo cũng khác nhau.
- Để thuận tiện cho việc so sánh lượng nhiệt kèm theo, người ta sử dụng điều kiện chuẩn và quy định như sau:
Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).
Lưu ý: Kí hiệu thể của chất
g (gas): chất khí
s (solid): chất rắn
l (liquid): chất lỏng
aq (aqueous): chất tan trong nước
II. Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
1. Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất hóa học
- Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất, kí hiệu là Δflà lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn.
- Khi phản ứng tỏa nhiệt Δf < 0.
- Khi phản thu tỏa nhiệt Δf > 0.
Ví dụ 1: Ở điều kiện chuẩn, phản ứng của 1 mol Na (thể rắn) với 0,5 mol Cl2 (thể khí) thu được 1 mol NaCl (thể rắn) và giải phóng 411,2 kJ nhiệt. Biết rằng, ở điều kiện chuẩn, Na thể rắn bền hơn Na ở thể lỏng; chlorine dạng phân tử Cl2 bền hơn dạng nguyên tử Cl.
Ta nói enthalpy tạo thành của NaCl rắn ở điều kiện chuẩn là - 411,2 kJ mol-1. Phản ứng trên được biểu diễn như sau:
Na(s) + Cl2(g) NaCl(s) Δf = - 411,2 kJmol-1
Ví dụ 2: Ở điều kiện chuẩn, cần phải cung cấp 91,3 kJ nhiệt lượng cho quá trình 0,5 mol N2(g) phản ứng với 0,5 mol O2(g) để thu được 1 mol NO(g).
Như vậy, enthalpy tạo thành chuẩn của NO ở thể khí là 91,3 kJmol-1. Phản ứng trên được biểu diễn như sau:
N2(s) + O2(g) NO(g) Δf = 91,3 kJmol-1
Lưu ý: Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất đều bằng 0.
Ví dụ: Δf (Na(s)) = 0 kJmol-1 Δf (Cl2(g)) = 0 kJmol-1
2. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng hóa học
- Khái niệm: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học, kí hiệu là Δr hính là lượng nhiệt (tỏa ra hoặc thu vào) của phản ứng đó ở điều kiện chuẩn.
Ví dụ 1: Phản ứng đốt cháy ethanol (C2H5OH) tỏa rất nhiều nhiệt.
C2H5OH(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(l) Δr= -1368 kJmol-1
Như vậy, ở điều kiện chuẩn khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H5OH, sản phẩm là CO2(g) và H2O(l), thì sẽ giải phóng một lượng nhiệt là 1368 kJ.
Lưu ý: Cũng phản ứng này, nếu nước ở thể hơi thì giá trị Δrsẽ khác đi. Đây là lí do cần phải ghi rõ thể của các chất khi viết phương trình các phản ứng có kèm theo giá trị Δr
Ví dụ 2: Phản ứng nhiệt phân CuO là phản ứng thu nhiệt:
2CuO(s) Cu2O(s) + O2(g) Δr= 287,4 kJmol-1
Ở điều kiện chuẩn, để thu được 1 mol Cu2O(s) từ CuO(s), cần phải cung cấp 287,4 kJ nhiệt lượng.
Ví dụ 3: Phản ứng trung hòa giữa NaOH và HCl là phản ứng tỏa nhiệt.
NaOH(aq) + HCl(aq) NaCl(aq) + H2O(l) Δr= -57,9 kJmol-1
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học
Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen
Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid
Xem thêm tài liệu Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều