Giải Hóa 10 Bài 8 ( Cánh diều): Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Với giải bài tập Hóa 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10 Bài 8.

1 7,914 28/09/2024
Tải về


Giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Video giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Mở đầu trang 46 Hóa học 10: Francium (Fr) là nguyên tố phóng xạ được phát hiện bởi Peray (Pơ – rây) năm 1939, nguyên tố này thuộc chu kì 7, nhóm IA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của francium (Đó là kim loại hay phi kim? Mức độ hoạt động hóa học của francium như thế nào?)

Trả lời:

Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại (trừ H) Fr là kim loại.

Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng. Lại có Fr ở chu kì 7 nên là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.

I. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học

II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Luyện tập 1 trang 47 Hóa học 10: Viết công thức hydroxide của nguyên tố Sr (Z = 38) và dự đoán hydroxide này có tính base mạnh hay yếu.

Trả lời:

Sr (Z = 38), thuộc chu kì 5, nhóm IIA Công thức hydroxide: Sr(OH)2

Sr(OH)2 là base mạnh do là hydroxide của kim loại nhóm IIA (nhóm kim loại hoạt động mạnh).

Luyện tập 2 trang 47 Hóa học 10: Một acid của Se (Z = 34) có công thức H2SeO4. Acid này là acid mạnh hay yếu?

Trả lời:

Se (Z = 34) thuộc chu kì 4, nhóm VIA.

H2SeO4 là acid mạnh.

Bài tập (trang 48)

Bài 1 trang 48 Hóa học 10: Nguyên tố X có Z = 38, có cấu hình electron lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là 4s24p65s2.

a) Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

b) Hãy cho biết tính chất hóa học cơ bản của X là gì.

c) Viết công thức oxide và hydroxide cao nhất của X.

d) Viết phương trình phản ứng hóa học khi cho X tác dụng với Cl2.

Trả lời:

a) Dựa vào cấu hình electron của X ta thấy:

Có 5 lớp electron X thuộc chu kì 5

Có 2 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố s X thuộc nhóm IIA

b) X là nguyên tố họ s, chu kì 5, nhóm IIA X là kim loại hoạt động hóa học mạnh.

c) X thuộc nhóm IIA có hóa trị cao nhất II

Công thức oxide cao nhất của X là XO

Công thức hydroxide của X là X(OH)2

d) Phương trình phản ứng hóa học khi cho X tác dụng với Cl2:

X + Cl2 → XCl2

Bài 2 trang 48 Hóa học 10: Trình bày các quy luật về xu hướng biến đổi bán kính, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A

Trả lời:

- Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính các nguyên tử có xu hướng giảm dần.

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính của nguyên tử có xu hướng tăng dần.

- Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố nhóm A:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố có xu hướng tăng dần.

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố có xu hướng giảm dần

- Xu hướng biến đổi tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố nhóm A:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng tăng dần.

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng giảm dần.

Bài 3 trang 48 Hóa học 10: Hydroxide của nguyên tố T có tính base mạnh và tác dụng được với HCl theo tỉ lệ mol giữa hydroxide của T và HCl là 1 : 2. Hãy dự đoán nguyên tố T thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Trả lời:

Hydroxide của nguyên tố T có dạng T(OH)2

Phương trình hóa học:

T(OH)2 + 2HCl → TCl2 + 2H2O

T thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Bài 4* trang 48 Hóa học 10: Oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y khi tan trong nước tạo dung dịch làm giấy quỳ chuyển sang màu xanh. Biết rằng tỉ lệ nguyên tử X cũng như Y với oxygen trong các oxide cao nhất là bằng nhau, khối lượng phân tử oxide cao nhất của Y lớn hơn khối lượng phân tử oxide cao nhất của X.

a) Dự đoán X và Y thuộc loại nguyên tố nào (kim loại, phi kim,…). Giải thích.

b) Dự đoán hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một chu kì hay cùng một nhóm? Giải thích.

c) So sánh số hiệu nguyên tử của X và Y. Giải thích.

Trả lời:

a) Oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y khi tan trong nước tạo dung dịch làm giấy quỳ chuyển sang màu xanh Oxide cao nhất của X và Y có tính base.

X và Y là kim loại.

b) Tỉ lệ nguyên tử X cũng như Y với oxygen trong các oxide cao nhất là bằng nhau

Các oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y lần lượt là XO và YO

X và Y có hóa trị II X và Y đều thuộc nhóm IIA.

c) Các oxide cao nhất của hai nguyên tố X và Y lần lượt là XO và YO

mà khối lượng phân tử oxide cao nhất của Y lớn hơn oxide cao nhất của X.

Khối lượng phân tử của Y lớn hơn của X.

Số hiệu nguyên tử của Y lớn hơn của X.

Lý thuyết Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Ví dụ: Trong chu kì 2, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần. Do đó Li có tính kim loại mạnh nhất, F có tính phi kim mạnh nhất.

- Hai kết luận được rút ra từ định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

+ Các tính chất của các đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất lặp đi lặp lại một cách có hệ thống và có thể dự đoán được khi các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử vào các chu kì và nhóm.

+ Định luật tuần hoàn đã dẫn đến sự phát triển và hoàn thiện của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ngày nay.

II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Khi biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể đưa ra dự đoán về tính chất của đơn chất cũng như hợp chất của nó.

Ví dụ 1: Nguyên tố F nằm ở ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Như vậy ta thấy, nguyên tố F đứng cuối chu kì 2, đầu nhóm VIIA nên F là phi kim rất mạnh, axit của nó có công thức HF là axit yếu.

Ví dụ 2: Nguyên tố Cs nằm ở ô số 55, chu kì 6, nhóm IA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nguyên tố Cs đứng đầu chu kì 6, cuối nhóm IA nên Cs là kim loại mạnh, hydroxide của nó có công thức CsOH là base mạnh và tan tốt trong nước.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9: Quy tắc octet

Bài 10: Liên kết ion

Bài 11: Liên kết cộng hóa trị

Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals

Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử

Xem thêm tài liệu Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1 7,914 28/09/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: