Lý thuyết Hóa học 10 Bài 8 (Cánh diều): Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Hóa học 10.
Lý thuyết Hóa học 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
A. Lý thuyết Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
I. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Ví dụ: Trong chu kì 2, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần. Do đó Li có tính kim loại mạnh nhất, F có tính phi kim mạnh nhất.
- Hai kết luận được rút ra từ định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
+ Các tính chất của các đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất lặp đi lặp lại một cách có hệ thống và có thể dự đoán được khi các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử vào các chu kì và nhóm.
+ Định luật tuần hoàn đã dẫn đến sự phát triển và hoàn thiện của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ngày nay.
II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Khi biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể đưa ra dự đoán về tính chất của đơn chất cũng như hợp chất của nó.
Ví dụ 1: Nguyên tố F nằm ở ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Như vậy ta thấy, nguyên tố F đứng cuối chu kì 2, đầu nhóm VIIA nên F là phi kim rất mạnh, axit của nó có công thức HF là axit yếu.
Ví dụ 2: Nguyên tố Cs nằm ở ô số 55, chu kì 6, nhóm IA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nguyên tố Cs đứng đầu chu kì 6, cuối nhóm IA nên Cs là kim loại mạnh, hydroxide của nó có công thức CsOH là base mạnh và tan tốt trong nước.
B. Trắc nghiệm Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Câu 1. Phát biểu đúng về định luật tuần hoàn là
A. Tính chất của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
C. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của số lớp electron.
D. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Đáp án: D
Giải thích:
Phát biểu đúng về định luật tuần hoàn là:
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Câu 2. Nguyên tử nguyên tố G có cấu hình electron là [Ne] 3s2 3p3. Vị trí của G trong BTH là:
A. ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA;
B. ô thứ 25, chu kì 3, nhóm VB;
C. ô thứ 15, chu kì 2, nhóm IIIA;
D. ô thứ 25, chu kì 3, nhóm IIIA.
Đáp án: A
Giải thích:
G có cấu hình electron: [Ne] 3s2 3p3 ⇒ Z = 15
G có Z = 15 ⇒ G ở ô thứ 15;
G có 3 lớp electron ⇒ G ở chu kì 3;
G là nguyên tố p, có 5 electron lớp ngoài cùng ⇒ G ở nhóm VA
Câu 3. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e là [Ar] 3d8 4s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA
B. Chu kỳ 4, nhóm IIB
C. Chu kỳ 4, nhóm IIA
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
Đáp án: C
Giải thích:
X có cấu hình electron: [Ar] 3d8 4s2 ⇒ Z = 28
X có Z = 18 ⇒ X ở ô thứ 18;
X có 4 lớp electron ⇒ X ở chu kì 4;
X là nguyên tố s, có 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ X ở nhóm IIA
Câu 4. Nguyên tố Y ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Tính chất hóa học cơ bản của Y là:
A. kim loại
B. khí hiếm
C. phi kim
D. bazơ
Đáp án: A
Giải thích: Y ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn ⇒ Y là kim loại điển hình.
Câu 5. Cho nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng và lớp sát ngoài cùng là 4s24p65s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô thứ 10, chu kì 5, nhóm IIA
B. ô thứ 38, chu kì 5, nhóm IIA
C. ô thứ 28, chu kì 2, nhóm VA
D. ô thứ 28, chu kì 5, nhóm IIA
Đáp án: B
Giải thích:
X có cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng và lớp sát ngoài cùng là 4s24p65s2
⇒ cấu hình electron đầy đủ là: 1s22s22p63s23p63d10 là 4s24p65s2 ⇒ Z = 38
Z = 38 ⇒ X ở ô thứ 38
Có 5 lớp electron ⇒ X ở chu kì 5
X là nguyên tố s, có 2 electron lớp ngoài cùng ⇒ X thuộc nhóm IIA.
Câu 6. Y thuộc chu kì 5, nhóm IIA. Công thức oxide và hydroxide cao nhất của Y lần lượt là
A. YO, YOH
B. Y2O, YOH
C. Y2O5, Y(OH)2
D. YO, Y(OH)2
Đáp án: D
Giải thích:
Hóa trị cao nhất của các nguyên tố thuộc nhóm IA đến VIIA (trừ F) = số thứ tự của nhóm.
Y thuộc chu kì 5, nhóm IIA ⇒ Y là kim loại và hóa trị cao nhất của Y là II
Công thức oxide cao nhất là: YO
Công thức hydroxide cao nhất là Y(OH)2
Câu 7. X thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Công thức oxide cao nhất của X là
A. X2O3
B. XO2
C. XO3
D. XO6
Đáp án: C
Giải thích:
Hóa trị cao nhất của các nguyên tố thuộc nhóm IA đến VIIA (trừ F) = số thứ tự của nhóm.
X thuộc nhóm VIA ⇒ Hóa trị cao nhất của X là VI
Công thức oxide cao nhất là: XO3
Câu 8. Y là nguyên tố nhóm A có công thức oxide cao nhất là Y2O5. Số thứ tự nhóm của Y là
A. II
B. V
C. IV
D. VI
Đáp án: B
Giải thích:
Công thức oxide cao nhất của Y là Y2O5 ⇒ Hóa trị cao nhất của Y là V
Y là nguyên tố nhóm A nên số thứ tự nhóm = hóa trị cao nhất.
Vậy số thứ tự nhóm của Y là V.
Câu 9. Hydroxide của nguyên tố T có tính base mạnh và tác dụng được với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol giữa hydroxide của T và HCl là 1 : 2. Nhóm của T trong bảng tuần hoàn là
A. IA
B. IIA
C. IIIA
D. IVA
Đáp án: B
Giải thích:
Hydroxide của nguyên tố T có tính base mạnh ⇒ công thức có dạng: T(OH)x
T(OH)x + xHCl ⟶ TClx + xH2O
Mà tỉ lệ mol giữa hydroxide của T và HCl là 1 : 2 ⇒ x = 2
⇒ T có hóa trị II mà hydroxide của T có tính base mạnh ⇒ T thuộc nhóm IIA
Câu 10. Oxide cao nhất của X khi tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh. Tỉ lệ nguyên tử X với oxygen trong oxide cao nhất của X là 1 : 1. X thuộc nhóm
A. IIA
B. IIIA
C. VA
D. VIIA
Đáp án: A
Giải thích:
Oxide cao nhất của X khi tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh. ⇒ Oxide cao nhất của X khi tan trong nước tạo thành hydroxide có tính base mạnh. ⇒ X có thể thuộc nhóm IA hoặc IIA.
Tỉ lệ nguyên tử X với oxygen trong oxide cao nhất của X là 1 : 1 ⇒ Oxide cao nhất của X là XO ⇒ Hóa trị cao nhất của X là II.
Vậy X thuộc nhóm IIA.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 9: Quy tắc octet
Lý thuyết Bài 10: Liên kết ion
Lý thuyết Bài 11: Liên kết cộng hóa trị
Lý thuyết Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều