TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết hydrogen và tương tác van der waals (có đáp án) | Hoá 10 Cánh diều

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hoá học lớp 10 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals  có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 12.

1 10762 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Câu 1. Cho sự phân bố điện tích trong phân tử H2O dưới đây. Liên kết giữa hai phân tử H2O có thể được hình thành qua cặp nguyên tử

A. O với O

B. O với H

C. H với H

D. Cả A, B và C.

Đáp án: B

Giải thích:

Liên kết giữa hai phân tử H2O có thể được hình thành qua nguyên tử H mang điện tích dương của phân tử H2O này với nguyên tử O mang điện tích âm của phân tử nước khác.

Vậy liên kết hình thành qua cặp nguyên tử O với H.

Câu 2. Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng là

A. liên kết ion

B. liên kết cộng hóa trị có cực

C. liên kết cộng hóa trị không cực

D. liên kết hydrogen

Đáp án: D

Giải thích: Liên kết hydrogen là loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị riêng.

Câu 3. Nguyên tử H trong phân tử H2O không tạo được liên kết hydrogen với

A. nguyên tử N trong phân tử NH3

B. nguyên tử F trong phân tử HF

C. nguyên tử O trong phân tử H2O

D. nguyên tử C trong phân tử CH4

Đáp án: D

Giải thích:

Công thức electron của các phân tử NH3; HCl; HF; CH4 lần lượt là:

Nguyên tử C trong phân tử CH4 không còn cặp electron hóa trị riêng nên nguyên tử H trong phân tử H2O không tạo được liên kết hydrogen với nguyên tử C trong phân tử CH4.

Câu 4. Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây

A. CH4

B. NH3

C. H3C – O – CH3

D. PH3

Đáp án: B

Giải thích:

CH4: nguyên tử C không có cặp electron hóa trị riêng nên không xuất hiện liên kết hydrogen giữa các phân tử CH4.

NH3: nguyên tử N có cặp electron hóa trị riêng và nguyên tử H liên kết với nguyên tử N có độ âm điện lớn xuất hiện liên kết hydrogen giữa các phân tử NH3

H3C – O – CH3, PH3: nguyên tử H không liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn nên không xuất hiện liên kết hydrogen giữa các phân tử.

Câu 5. Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là

A. N

B. O

C. F

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Giải thích: Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là N, O, F.

Câu 6. Một loại liên kết rất yếu, hình thành bởi tương tác hút tĩnh điện giữa các cự trái dấu của phân tử là

A. tương tác van der waals

B. liên kết hydrogen

C. liên kết ion

D. liên kết cộng hóa trị

Đáp án: A

Giải thích: Tương tác van der waals là một loại liên kết rất yếu, hình thành bởi tương tác hút tĩnh điện giữa các cự trái dấu của phân tử.

Câu 7. Cho các phát biểu sau:

(1) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

(2) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

(3) Tương tác van der waals yếu hơn liên kết hydrogen.

(4) Tương tác van der waals mạnh hơn liên kết hydrogen.

Những phát biểu đúng là

A. (1) và (3)

B. (1) và (4)

C. (2) và (3)

D. (2) và (4)

Đáp án: A

Giải thích:

Những phát biểu đúng là

(1) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

(3) Tương tác van der waals yếu hơn liên kết hydrogen.

Câu 8. Liên kết hydrogen ảnh hưởng tới tính chất của nước như

A. đặc điểm tập hợp

B. nhiệt độ nóng chảy

C. nhiệt độ sôi

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Giải thích: Liên kết hydrogen ảnh hưởng tới tính chất của nước như: đặc điểm tập hợp, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi.

Câu 9. Nguyên nhân dẫn tới sự phân cực của các phân tử HCl, SO2, … là do

A. liên kết ion

B. liên kết cộng hóa trị không cực

C. liên kết cộng hóa trị có cực

D. liên kết hydrogen

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên nhân dẫn tới sự phân cực của các phân tử HCl, SO2, … là do liên kết cộng hóa trị có cực.

Câu 10. Phân tử nào dưới đây không có cực

A. HCl

B. CO2

C. H2O

D. NH3

Đáp án: B

Giải thích:

Liên kết C = O trong phân tử CO2 là liên kết có cực. Tuy nhiên phân tử CO2 có cấu tạo thẳng, hai liên kết C = O lại có cực ngược chiều nhau nên triệt tiêu lẫn nhau khi xét cho cả phân tử. Do đó phân tử CO2 không có cực.

Câu 11. Liên kết được biểu diễn bằng các đường nét đứt được minh họa như hình dưới đây có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết

A. Liên kết ion

B. Liên kết cộng hóa trị có cực

C. Liên kết cộng hóa trị không cực

D. Liên kết hydrogen

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên tử H liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn (N) của phân tử này liên kết với nguyên tử còn cặp electron hóa trị riêng của phân tử kia (N, O) thuộc loại liên kết hydrogen.

Câu 12. HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr là vì

A. Khối lượng phân tử của HF nhỏ hơn HBr

B. Năng lượng liên kết H – F lớn hơn H – Br

C. Giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen còn HBr thì không

D. Cả A, B và C đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr là vì giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen còn HBr thì không.

Để phá vỡ được liên kết hydrogen liên phân tử HF cần cung cấp năng lượng để phá vỡ liên kết và động năng để phân tử chuyển động nhiều hơn so với phân tử HBr. Do đó nhiệt độ sôi của HF cao hơn HBr.

Câu 13. Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử N có độ âm điện lớn) với nguyên tử N còn cặp electron hóa trị riêng.

Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử N có độ âm điện lớn) với nguyên tử O còn cặp electron hóa trị riêng.

Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử O có độ âm điện lớn) với nguyên tử O còn cặp electron hóa trị riêng.

Liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với nguyên tử O có độ âm điện lớn) với nguyên tử N còn cặp electron hóa trị riêng.

Câu 14. Giữa các phân tử C2H5OH

A. không tồn tại liên kết hydrogen

B. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với C) và nguyên tử O

C. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử O

D. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử C

Đáp án: C

Giải thích:

Giữa các phân tử C2H5OH tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O có độ âm điện lớn) và nguyên tử O còn cặp electron hóa trị riêng.

Câu 15. Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do

A. sự góp chung electron

B. sự nhường – nhận electron

C. tương tác hút tĩnh điện

D. Cả A, B và C đều sai

Đáp án: C

Giải thích: Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do tương tác hút tĩnh điện

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử

Trắc nghiệm Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy

Trắc nghiệm Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học

Trắc nghiệm Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học

Trắc nghiệm Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen

1 10762 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: