TOP 15 câu Trắc nghiệm Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm (có đáp án) – Hoá 10 Cánh diều

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hoá học lớp 10 Xu hướng biến đổi tính chất của đơn chất và biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 7.

1 3235 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trog một nhóm

Câu 1. Từ thích hợp điền vào chỗ trống là

“Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng …….. , độ âm điện của các nguyên tố có xu hướng ………”

A. tăng dần, tăng dần

B. tăng dần, giảm dần

C. giảm dần, giảm dần

D. giảm dần, tăng dần

Đáp án: D

Giải thích: Quy luật chung đối với các nguyên tố nhóm A: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng giảm dần, độ âm điện của các nguyên tố có xu hướng tăng dần.

Câu 2. Nguyên tử có kích thước nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn là

A. H

B. He

C. Cs

D. F

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tử He thuộc chu kì 1, nguyên tử chỉ có 1 lớp electron nên có bán kính nhỏ hơn bán kính của nguyên tử nguyên tố thuộc các chu kì còn lại.

Trong chu kì 1 chỉ có hai nguyên tố H và He. Cùng có một lớp electron nhưng điện tích hạt nhân của He lớn hơn H nên hạt nhân sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn, làm cho bán kính nguyên tử của He nhỏ hơn H.

Vậy He là nguyên tử có kích thước nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn.

Câu 3. Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử là

A. bán kính nguyên tử;

B. độ âm điện;

C. năng lượng ion hóa;

D. điện tích hạt nhân.

Đáp án: B

Giải thích: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử là độ âm điện (χ).

Câu 4. Cho phân tử HCl, biết cặp electron liên kết bị lệch về phía nguyên tử Cl. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về độ âm điện của H và Cl?

A. χ(H) < χ(Cl)

B. χ(H) > χ(Cl)

C. χ(H) = χ(Cl)

D. χ(H) ≤ χ(Cl)

Đáp án: A

Giải thích: Trong phân tử HCl, cặp electron liên kết bị lệch về phía nguyên tử Cl nghĩa là nguyên tử Cl hút electron liên kết mạnh hơn nguyên tử H. Do đó χ(H) < χ(Cl).

Câu 5. Cặp electron liên kết trong nguyên tử nào dưới đây không bị lệch về phía nguyên tử nào?

A. NH3

B. H2O

C. H2

D. CO2

Đáp án: C

Giải thích:

Phân tử H2 được tạo nên từ hai nguyên tử H, đều có cùng độ âm điện.

Do đó lực hút electron liên kết của 2 nguyên tử H bằng nhau. Vậy trong phân tử H2 cặp electron liên kết không bị lệch về phía nguyên tử nào.

Câu 6. Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là

A. F

B. H

C. He

D. O

Đáp án: A

Giải thích:

Theo độ âm điện của Pauling, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là

F.

Câu 7. Cho χ(H) = 2,2; χ(C) = 2,55; χ(N) = 3,04; χ(O) = 3,44; χ(F) = 3,98. Cặp electron liên kết bị lệch nhiều nhất trong phân tử nào dưới đây?

A. NH3

B. H2O

C. HF

D. CH4

Đáp án: C

Giải thích:

Trong phân tử NH3 nguyên tử N hút electron liên kết mạnh hơn H gấp 3,04 : 2,2 ≈ 1,38 lần.

Trong phân tử H2O nguyên tử O hút electron liên kết mạnh hơn H gấp 3,44 : 2,2 ≈ 1,56 lần.

Trong phân tử HF nguyên tử F hút electron liên kết mạnh hơn H gấp 3,98 : 2,2 ≈ 1,81 lần.

Trong phân tử CH4 nguyên tử C hút electron liên kết mạnh hơn H gấp 2,55 : 2,2 ≈ 1,16 lần.

Vậy cặp electron liên kết bị lệch nhiều nhất trong phân tử HF.

Câu 8. Khẳng định nào dưới đây sai khi nói về các nguyên tố nhóm A?

A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.

B. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.

C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide có xu hướng tăng dần trong một chu kì.

D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide có xu hướng giảm dần trong một chu kì.

Đáp án: A

Giải thích:

- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng tăng trong cùng một nhóm và giảm trong cùng một chu kì. Khẳng định A sai.

- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.

- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide có xu hướng tăng dần trong một chu kì.

- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide có xu hướng giảm dần trong một chu kì.

Câu 9. So sánh bán kính nguyên tử của X (Z = 11), Y (Z = 12) và T (Z = 14) đúng là

A. X < Y < T

B. X < T < Y

C. Y < T < X

D. T < Y < X

Đáp án: D

Giải thích:

Cấu hình electron của X (Z = 11): [Ar]3s1

Cấu hình electron của Y (Z = 12): [Ar]3s2

Cấu hình electron của T (Z = 14): [Ar]3s23p2

Vậy X, Y, T cùng thuộc chu kì 3. Mà điện tích hạt nhân của X < Y < T

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân bán kính nguyên có xu hướng giảm.

Vậy bán kính nguyên tử của T < Y < X.

Câu 10. Cho X (Z = 9), Y (Z = 17) và T (Z = 16). Sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự độ âm điện giảm dần.

A. X, Y, T

B. T, Y, X

C. X, T, Y

D. Y, T, X

Đáp án: A

Giải thích:

Cấu hình electron của X (Z = 9): 1s22s22p5 chu kì 2, nhóm VIIA

Cấu hình electron của Y (Z = 17): [Ne]3s23p5 chu kì 3, nhóm VIIA

Cấu hình electron của T (Z = 16): [Ne]3s23p4 chu kì 3, nhóm VIA

Y và T cùng thuộc chu kì 3 mà điện tích hạt nhân của T < Y.

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân độ âm điện có xu hướng tăng.

Do đó, độ âm điện của Y > T

X và Y cùng thuộc nhóm VIIA mà điện tích hạt nhân của X < Y.

Trong cùng một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân độ âm điện có xu hướng giảm.

Do đó, độ âm điện của X > Y

Vậy độ âm điện của X > Y > T.

Câu 11. Sắp xếp các nguyên tố N, O, P theo chiều tính phi kim tăng dần.

A. N, O, P

B. P, N, O

C. P, O, N

D. N, P, O

Đáp án: B

Giải thích:

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.

N (Z = 7): chu kì 2, nhóm VA

O (Z = 8): chu kì 2, nhóm VIA

P (Z = 15): chu kì 3, nhóm VA

N và O cùng ở chu kì 2, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của N < O.

N và P cùng ở nhóm VA, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của N > P.

Vậy tính phi kim của P < N < O.

Câu 12. Công thức oxide cao nhất của nguyên tố X (Z = 7) là

A. X2O7

B. XO3

C. X2O5

D. XO2

Đáp án: C

Giải thích:

X (Z = 7): 1s22s22p3 nhóm VA

Hóa trị cao nhất = số thứ tự nhóm hóa trị cao nhất của X là V

Oxide cao nhất của X là: X2O5

Câu 13. Sắp xếp tính base của NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 theo chiều giảm dần là

A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3

B. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH

C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH

D. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3

Đáp án: A

Giải thích:

Na, Mg, Al cùng thuộc chu kì 3 theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của hydroxide có xu hướng giảm dần theo thứ tự NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.

Do đó tính base

Câu 14. Cho các đặc trưng sau:

(1) Dễ nhường electron.

(2) Dễ nhận electron.

(3) Oxide cao nhất có tính base.

(4) Oxide cao nhất có tính acid.

Những đặc trưng thuộc về phi kim là

A. (1), (4)

B. (2), (4)

C. (2), (3)

D. (1), (3)

Đáp án: B

Giải thích:

(1) Dễ nhường electron. Đặc trưng của kim loại nhóm A.

(2) Dễ nhận electron. Đặc trưng của phi kim.

(3) Oxide cao nhất có tính base. Đặc trưng của kim loại nhóm A.

(4) Oxide cao nhất có tính acid. Đặc trưng của phi kim.

Câu 15. Cho các phản ứng sau:

(1) Al(OH)3 + NaOH Na[Al(OH)4]

(2) Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O

Khẳng định đúng khi nói về tính chất của Al(OH)3 trong các phản ứng trên là

A. Cả hai phản ứng (1) và (2) đều thể hiện tính base của Al(OH)3

B. Cả hai phản ứng (1) và (2) đều thể hiện tính acid của Al(OH)3

C. Phản ứng (1) thể hiện tính base; phản ứng (2) thể hiện tính acid của Al(OH)3

D. Phản ứng (2) thể hiện tính base; phản ứng (1) thể hiện tính acid của Al(OH)3

Đáp án: D

Giải thích:

Al(OH)3 thể hiện tính acid khi tác dụng với base

(1) Al(OH)3 + NaOH Na[Al(OH)4]

 (2) Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 thể hiện tính base khi tác dụng với acid.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm Bài 9: Quy tắc octet

Trắc nghiệm Bài 10: Liên kết ion

Trắc nghiệm Bài 11: Liên kết cộng hóa trị

Trắc nghiệm Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

1 3235 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: