TOP 15 câu Trắc nghiệm Nguyên tố và đơn chất halogen (có đáp án) - Hoá 10 Cánh diều
Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 17.
Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen - Cánh diều
Câu 1. Các nguyên tố nhóm VIIA gồm
A. fluorine, chlorine, bromine, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine
B. sulfur, chlorine, bromine, indium và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine
C. fluorine, chlorine, boron, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine
D. fluorine, calcium, boron, iodine và hai nguyên tố phóng xạ astatine, tennessine
Đáp án: A
Giải thích:
Các nguyên tố nhóm VIIA gồm: fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I) và hai nguyên tố phóng xạ astatine (At), tennessine (Ts).
Câu 2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố nhóm halogen có dạng
A. ns1
B. ns2np1
C. ns2np6
D. ns2np5
Đáp án: D
Giải thích:
Các nguyên tố nhóm halogen thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn, đều có 7 electron lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng có dạng: ns2np5.
Câu 3. Trong tự nhiên, nguyên tố Cl có tồn tại trong
A. quặng fluorite
B. quặng cryolite
C. quặng fluorapatite
D. khoáng vật carnallite
Đáp án: D
Giải thích:
Quặng fluorite (CaF2); quặng cryolite (Na3AlF6); quặng fluorapatite (Ca5F(PO4)3); khoáng vật carnallite (KCl.MgCl2.6H2O)
⇒ nguyên tố Cl có tồn tại trong khoáng vật carnallite.
Câu 4. Đơn chất halogen ở trạng thái khí trong điều kiện thường, màu lục nhạt là
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Đáp án: A
Giải thích:
Đơn chất halogen ở trạng thái khí trong điều kiện thường, màu lục nhạt là F2.
Câu 5. Trong điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn là
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Đáp án: D
Giải thích:
Trong điều kiện thường, I2 tồn tại ở thể rắn.
Câu 6. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Xu hướng tạo liên kết khi phản ứng của nguyên tử các nguyên tố halogen là: nhận thêm một electron từ nguyên tử khác.
B. Xu hướng tạo liên kết khi phản ứng của nguyên tử các nguyên tố halogen là: góp chung electron hóa trị với nguyên tử khác
C. Hóa trị phổ biến của các halogen là II
D. Nhóm halogen có tính phi kim mạnh hơn các nhóm phi kim còn lại trong bảng tuần hoàn
Đáp án: C
Giải thích:
Hóa trị phổ biến của các halogen là II ⇒ sai. Vì hóa trị phổ biến của các halogen là I.
Câu 7. Đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Đáp án: A
Giải thích:
Đơn chất halogen đều có tính oxi hóa mạnh và tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.
⇒ Đơn chất halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là F2.
Câu 8. Đi từ F2 đến I2, khẳng định sai là
A. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần
B. Nhiệt dộ sôi tăng dần
C. Màu sắc có xu hướng nhạt dần
D. Khối lượng phân tử tăng dần
Đáp án: C
Giải thích:
F2 màu lục nhạt, Cl2 màu vàng lục, Br2 mà nâu đỏ, I2 màu tím đen.
⇒ Đi từ F2 đến I2 màu sắc có xu hướng đậm dần.
Câu 9. Đơn chất halogen chỉ thể hiện tính oxi hóa, không thể hiện tính khử là
A. I2
B. Cl2
C. F2
D. Br2
Đáp án: C
Giải thích:
Đơn chất halogen chỉ thể hiện tính oxi hóa, không thể hiện tính khử là F2.
Các halogen còn lại thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử trong các phản ứng hóa học. Tuy nhiên xu hướng thể hiện tính oxi hóa phổ biến hơn rất nhiều và trở nên đặc trưng hơn so với xu hướng thể hiện tính khử.
Câu 10. Phản ứng diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp là
A. H2 (g) + F2 (g) ⟶ 2HF (g)
B. H2 (g) + I2 (g) ⇆ 2HI (g)
C. H2 (g) + Cl2 (g) ⟶ 2HCl (g)
D. H2 (g) + Br2 (g) ⟶ 2HBr (g)
Đáp án: A
Giải thích:
Phản ứng diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp là:
H2 (g) + F2 (g) ⟶ 2HF (g)
Câu 11. Cho nước chlorine màu vàng rất nhạt vào dung dịch sodium bromide không màu thì hiện tượng xảy ra là
A. Không hiện tượng
B. Xuất hiện khí màu nâu đỏ
C. dung dịch chuyển màu vàng nâu
D. dung dịch chuyển màu xanh
Đáp án: C
Giải thích:
Cl2 (aq) + 2NaBr (aq) ⟶ 2NaCl (aq) + Br2 (aq)
Do có sự hình thành đơn chất bromine (màu vàng nâu) làm dung dịch chuyển màu vàng nâu.
Câu 12. Cho F2 tác dụng với nước, sản phẩm của phản ứng là
A. Không phản ứng
B. HF và HFO
C. HF và O2
D. OF2 và H2
Đáp án: C
Giải thích:
F2 (aq) + 2H2O (l) ⟶ O2 (g) + 4HF (aq)
Câu 13. Khẳng định đúng là
A. Các halogen đều thể hiện tính khử và tính oxi hóa
B. Tính oxi hóa tăng dần từ F2 đến I2
C. Mức độ tác dụng với H2, H2O tăng dần từ F2 đến I2
D. Trong dung dịch, fluorine không có phản ứng thế halogen
Đáp án: D
Giải thích:
Các halogen đều thể hiện tính khử và tính oxi hóa ⇒ sai. Vì fluorine không thể hiện tính khử.
Tính oxi hóa tăng dần từ F2 đến I2 ⇒ sai. Vì tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.
Mức độ tác dụng với H2, H2O tăng dần từ F2 đến I2 ⇒ sai. Vì mức độ tác dụng với H2, H2O giảm dần từ F2 đến I2.
Trong dung dịch, fluorine không có phản ứng thế halogen ⇒ đúng. Vì trong dung dịch, fluorine ưu tiên phản ứng với nước.
Câu 14. Cho thí nghiệm: nhỏ vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch sodium iodine (có sẵn vài giọt hồ tinh bột) vài giọt nước chlorine rồi lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là
A. Không xảy ra hiện tượng
B. Xuất hiện chất rắn màu đen tím
C. Dung dịch chuyển màu vàng nâu
D. Dung dịch chuyển màu xanh tím
Đáp án: D
Giải thích:
Cl2 (aq) + 2NaI (aq) ⟶ 2NaCl (aq) + I2 (aq)
I2 (aq) + hồ tinh bột ⟶ dung dịch có màu xanh tím.
Câu 15. Cho phản ứng điện phân NaCl trong công nghiệp:
NaCl (aq) + H2O (l) ⟶ A (aq) + X (g) + Y (g)
Biết Y tác dụng được với dung dịch A tạo hỗn hợp chất tẩy rửa phổ biến.
X tác dụng với Y tạo hydrogen chloride.
Công thức của A, X, Y lần lượt là
A. NaClO, HCl, HClO
B. NaOH, H2, Cl2
C. NaOH, Cl2, H2
D. NaClO3, HCl, HClO
Đáp án: B
Giải thích:
Chất tẩy rửa phổ biến là nước Javen là dung dịch chứa NaCl và NaClO
Cl2 + 2NaOH ⟶ NaCl + NaClO + H2O
⇒ Hai chất tác dụng với nhau tạo thành nước Javen là NaOH và Cl2.
Theo phương trình, A ở dạng dung dịch, Y ở dạng khí ⇒ A là NaOH, Y là Cl2
Để tạo hydrogen chloride (HCl) cần Cl2 và H2.
Cl2 + H2 2HCl
Mà Y là Cl2 ⇒ X là H2.
⇒ phản ứng điện phân NaCl trong công nghiệp:
2NaCl (aq) + 2H2O (l) ⟶ 2NaOH (aq) + H2 (g) + Cl2 (g)
Vậy A, X, Y lần lượt là NaOH, H2, Cl2.
Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 5: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử
Trắc nghiệm Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Trắc nghiệm Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Trắc nghiệm Bài 9: Quy tắc octet
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án – Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tin học lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 có đáp án - Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án - Global Success Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDTC lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo