Đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề)

4 Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Toán 7 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 993 28/05/2022
Tải về


Đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Toán 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 1

I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: Ba độ dài nào dưới đây là  độ dài ba cạnh của một tam giác :

A. 2cm, 4cm, 6cm    

B. 2cm, 4cm, 7cm

C. 3cm, 4cm, 5cm

D. 2cm, 3cm, 5cm

Câu 2: Đơn thức nào đồng dạng với đơn thức 2x2y :

A. xy2

B. 2xy2

C. 5x2y

D. 2xy

Câu 3: ΔABC có A^=900B^=300  thì quan hệ giữa ba cạnh AB, AC, BC là:

A. BC  > AB  > AC

B. AC  > AB  >  BC 

C. AB > AC > BC

D. BC > AC > AB

Câu 4: Biểu thức :  x2+2x , tại x = -1 có giá trị là:

A. –3

B. –1                        

C. 3

D. 0

Câu 5: Với x = – 1 là nghiệm của đa thức nào sau đây:                         

A. x + 1

B. x –1

C. 2x +    ?              

D. x2 + 1

Câu 6: Tam giác ABC có G là trọng tâm, AM là đường trung tuyến, ta có:

A. AG = AM

B. AG = AM

C. AG = AM.

D. AG = AM

Câu 7: Đơn thức 12x2y5z3  có bậc:

A. 3                          

B. 5

C. 2

D. 10

Câu 8: Cho P=3x2y5x2y+7x2y , kết quả rút gọn P là:

A. x2y

B. 15x2y

C. 5x2y

D. 5x6y3

Câu 9: Cho hai đa thức: A=2x2+x1 B=x1.  Kết quả A – B  là:

A. 2x2+2x+2            

B. 2x2+2x

C. 2x2

D. 2x22

Câu 10: Gọi M là trung điểm của BC trong tam giác ABC. AM gọi là đường gì của tam giác ABC ?

A. Đường cao.

B. Đường phân giác.

C. Đường trung tuyến.

D. Đường trung trực

Câu 11: Cho hình vẽ bên. So sánh AB, BC, BD ta được:

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

A. AB < BC < BD

B. AB > BC > BD

C. BC  > BD > AB

D. BD < BC < AB

Câu 12: Cho Ax=2x2+x1 ;   Bx=x1 . Tại x=1, đa thức A(x) – B(x) có giá trị là:

A. 2

B. 0

C. –1

D. 1

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1: ( 1,5 điểm ). Một giáo viên theo dõi thời gian giải bài toán (tính theo phút) của một lớp học và ghi lại:         

10

5

4

7

7

7

4

7

9

10

6

8

6

10

8

9

6

8

7

7

9

7

8

8

6

8

6

6

8

7

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì?

b) Lập bảng tần số và  tìm Mốt của dấu hiệu

c)  Tính thời gian trung bình của lớp 

Bài 2: ( 1,0 điểm ). Thu gọn các đơn thức:

a .  2x2y2.14xy3.(3xy) ;   b.    (-2x3y)2.xy2.12y5

Bài 3: ( 1,5 điểm ). Cho hai đa thức:

Px = 2x3 2x + x2+3x +2 . Qx = 4x3 3x2 3x + 4x 3x3+ 4x2+1 .                                            

a. Rút gọn P(x) , Q(x) .

b. Chứng tỏ x = -1  là nghiệm của P(x) , Q(x) .

Bài 4: ( 2.5 điểm ). Cho tam giác ABC. Ở phía ngoài tam giác đó vẽ các tam giác vuông cân tại A là ABD và ACE.

a) Chứng minh CD = BE và CD vuông góc với BE.

b) Lấy điểm K nằm trong tam giác ABD sao cho góc ABK bằng 300, BA = BK. Chứng minh: AK = KD.

Bài 5: ( 0.5 điểm ). Tìm  x ,y thỏa mãn : x2+2x2y2+2y2 x2y2+2x2 2=0 .

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. Trắc nghiệm

PHẦN I:  Trắc nghiệm (3 điểm) ,  Mỗi câu đúng 0,25 điểm 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐA

C

C

A

B

A

D

D

C

C

C

A

A

 Câu 1:

+ Ta có: 2 + 4 = 6 nên bộ ba số 2cm, 4cm, 6cm không phải là độ dài ba cạnh của một tam giác.

+ Có 2 + 4 = 6 < 7 nên bộ ba số 2cm, 4cm, 7cm không phải độ dài ba cạnh của tam giác.

+ Ta có: 3 + 4 = 7 > 5; 3 + 5 = 8 > 4 và 4 + 5 = 9 > 3 nên bộ ba số 3cm, 4cm, 5 cm là độ dài ba cạnh của một tam giác.

+ Vì 2 + 3 = 5 nên bộ ba số 2cm, 3cm, 5 cm không phải độ dài ba cạnh của một tam giác.

Chọn đáp án C

Câu 2:

Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

Do đó: đơn thức đồng dạng với đơn thức 2x2y là -5x2y.

Chọn đáp án C

Câu 3:

Ta có:A^+B^+C^=180°C^=180°A^B^=180°90°30°=60°

90°>60°>30°  nên A^>C^>B^

Do đó: BC > AB > AC (trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn thì lớn hơn).

Chọn đáp án A

Câu 4:

Thay x = -1 vào biểu thức x2 + 2x ta được:

(-1)2 + 2.(-1) = 1 - 2 = -1

Chọn đáp án B

Câu 5:

+) Thay x = -1 vào đa thức x + 1 ta được: -1 + 1 = 0 nên x = -1 là nghiệm của đa thức x + 1, đáp án A đúng.

+) Thay x = -1 vào đa thức x - 1 ta được: -1 - 1 = - 20 nên x = -1 không là nghiệm của đa thức x - 1, B sai.

+) Thay x = -1 vào đa thức 2x + 12 , ta được: 2.(-1) + 12320 nên x = -1 không phải là nghiệm của đa thức 2x + 12, C sai.

+) Thay x = -1 vào đa thức x2 +1 ta được: (-1)2 + 1 = 2 0 nên x = -1 không phải là nghiệm của đa thức x2 + 1, D sai.

Chọn đáp án A

Câu 6:

Tam giác ABC có AM là trung tuyến, G là trọng tâm

Nên theo tính chất trọng tâm ta có: AG =2312x2y5z3AM

Chọn đáp án D

Câu 7:

Đơn thức 12x2y5z3 có bậc là 2 + 5 + 3 = 10.

Chọn đáp án D

Câu 8:

Ta có:P=3x2y5x2y+7x2y =35+7x2y=5x2y.

Chọn đáp án C

Câu 9:

Ta có: A - B = (2x2 + x - 1) - (x - 1) = 2x2 + x - 1 - x + 1 = 2x2

Chọn đáp án C

Câu 10:

M là trung điểm của BC trong tam giác ABC nên AM là đường trung tuyến của tam giác ABC.

Chọn đáp án C

Câu 11:

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

Vì BAAD và C nằm giữa A và D nên AC < AD

Do đó: AB < BC < BD (quan hệ đường xiên và hình chiếu).

Chọn đáp án A

Câu 12:

Ta có: A(x) - B(x) = (2x2 + x - 1) - (x - 1) = 2x2

Thay x = 1 vào biểu thức 2x2 ta được: 2.12 = 2

Vậy giá trị của biểu thức A(x) - B(x) tại x = 1 là 2.

Chọn đáp án A

II. Tự luận

Bài 1:

a) Dấu hiệu ở đây là thời gian giải bài toán của mỗi học sinh trong lớp. (0,25 điểm)

b) Bảng tần số  (0,75 điểm)

Giá trị

4

5

6

7

8

9

10

 

Tần số

2

1

6

8

7

3

3

N = 30

 Mốt của dấu hiệu là 7. (0,25 điểm)

 c)  Số trung bình cộng là

X¯=4.2+5.1+6.6+7.8+8.7+9.3+10.330=218307,3 (0,25 điểm)

Bài 2:

a) 2x2y2.14xy3.(3xy)         

     =2.14.3.x2.x.x.y2.y3.y   (0,5 điểm)

b) (-2x3y)2.xy2.12y5

     =4x6y2.xy2.12y5

     =4.12.x6.x.y2.y2.y5

      =  2x7y9         (0,5 điểm)

Bài 3:

a)   P(x) = 2x3 - 2x + x2 + 3x +2

= 2x3 + x2 + (-2x + 3x) + 2

= 2x3 + x2 + x +2    (0,25 điểm)

Q(x) = 4x3 – 3x2 – 3x + 4x - 3x3 + 4x2 +1 

= (4x3 - 3x3) + (-3x2 + 4x2) + (-3x + 4x) + 1

= x3 + x2  + x + 1                     (0,25 điểm)

b) x =  –1 là nghiệm của  P(x) vì:

  P(-1) =  2.(–1)3 + (–1)2  + (–1) + 2

=  – 2 + 1 – 1 + 2 = 0 .    (0,5 điểm)

x =  –1 là nghiệm của  Q(x) vì:

Q(-1) =  (–1)3 + (–1)2 + (–1) + 1

=  –1 + 1 – 1 + 1 = 0 .          (0,5 điểm)

Bài 4:

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

-Vẽ hình đúng được 0,5 điểm. (sai hình không chấm)

a) Xét tam giác ADC và tam giác ABE có:

 AD = AB (Tam giác ADB cân tại A)

 DAC^=BAE^(=900+BAC^)

 AC = AE (Tam giác ACE vuông tại A)  

Do đó: ΔADC=ΔABE(c.g.c)

Suy ra DC = BE (2 cạnh tương ứng); ADC^=ABE^ (2 góc tương ứng)

Gọi I là giao điểm của DC và AB.

Ta có: DIA^=BIC^  (đối đỉnh); ADC^=ABE^ (c/m trên)

Mà DIA^+ADC^=900 (tam giác IAD vuông tại A) suy ra BIC^+ABE^=900

Suy ra DC vuông góc với BE.    (1 điểm)

b)

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

Vẽ tam giác đều BPD sao cho P và A nằm cùng phía đối với BD

ΔAPB=ΔAPD(c.c.c)APB^=APD^=300

Ta có: ABP^=DBK^=450300=150 suy ra ΔKDB=ΔAPB(c.g.c)

Suy ra KDB^=APB^=300 suy ra ADK^=150 (1)     

Tam giác BAK cân tại B có góc ABK = 300

Nên BAK^=18003002=750 suy ra KAD^=900750=150 (2)

Từ (1) và (2) suy ra:  nên tam giác KDA cân tại K suy ra KA = KD (1 điểm)

Bài 5.

Ta có: x2+2x2y2+2y2 x2y2+2x2 2=0

  x2y2 – x2 + 2y2 – 2 = 0

  x2(y2 - 1) + 2(y2 - 1) = 0

  (y2 - 1).( x2  + 2) = 0                           (0,25 điểm)

Vì x2 + 2 > 0 với mọi x

Do đó y2 - 1 = 0 y  = 1 hoặc y = -1

Vậy y {1; – 1} và x là một số thực tùy ý.    (0,25 điểm)

 Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Toán 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 2

 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi sau rồi ghi vào giấy làm bài.

Câu 1: Biểu thức nào sau đây là đơn thức?

A. x + y.

B. x – y.

C. x.y.

D. xy.

Câu 2: Bậc của đơn thức 3x4y là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 7

Câu 3: Tam giác ABC vuông tại A có AB = 3cm, BC = 5cm. Độ dài cạnh AC bằng

A. 2cm.

B. 4cm.

C. 34cm

D. 8 cm.

Câu 4: Tích của hai đơn thức 7x2y và (–xy) bằng: 

A. 7x3y2.

B. 7x3y2.

C. 7x2y.

D. 6x3y2.

Câu 5: Dựa vào bất đẳng thức tam giác, kiểm tra xem bộ ba nào trong các bộ ba đoạn thẳng có độ dài cho sau đây là ba cạnh của một tam giác?

A. 2cm; 3cm; 6cm.

B. 3cm; 4cm; 6cm.

C. 2cm; 4cm; 6cm.

D. 2cm; 3cm; 5cm.

Câu 6: Đơn thức nào sau đây đồng dạng với đơn thức –3x2y3?

A. 3x3y2.

B. 3(xy)2.

C. xy3

D. x2y3.

Câu 7: Tam giác ABC cân tại A có A^=40° khi đó số đo của góc B bằng

A. 100°.

B. 50°.

C. 70°.

D. 40°.

Câu 8: Bậc của đa thức 12x5y – 2x7 + x2y6

A. 5.

B. 12.

C. 7.

D. 8.

Câu 9: Tam giác ABC có AB < AC < BC. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A.C^<B^<A^

B. B^<C^<A^

C. A^<C^<B^

D. A^<B^<C^

Câu 10: Giá trị của biểu thức 2x2 – 5x + 1 tại x = –1 là

A. –2.

B. 8.

C. 0.

D. –6.

Câu 11: Tam giác ABC có BM là đường trung tuyến và G là trọng tâm. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. BGBM=32.

B. BGGM=12.

C. MGBM=13.

D. BMBG=23.

Câu 12: Thu gọn đa thức P = – 2x2y – 4xy2 + 3x2y + 4xy2 được kết quả là

A. P = x2y.

B. P = – 5x2y.

C. P = – x2y.

D. P = x2y – 8xy2.

Câu 13: Tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Vẽ AH vuông góc với BC (H   BC). Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. HB < HC.

B. HC < HB.

C. AB < AH.

D. AC < AH.

Câu 14: Nghiệm của đa thức f(x) = 2x – 8 là

A. –6.

B. –4.

C. 0.

D. 4.

Câu 15: Cho ΔABC và ΔDEF có A^=D^=90° . Để kết luận ΔABC = ΔDEF theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông, cần có thêm điều kiện nào sau đây?

A. BC = EF; B^=E^

B. BC = EF; AC = DF.

C. AB = DE; AC = DF.

D. BC = DE; B^=E^

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm).

Bài 1: (1,25 điểm).

Học sinh lớp 7A góp tiền ủng hộ cho trẻ em khuyết tật. Số tiền đóng góp của mỗi học sinh được ghi ở bảng thống kê sau (đơn vị là nghìn đồng).

5

7

9

5

8

10

5

9

6

10

7

10

6

10

7

6

8

5

6

8

10

5

7

7

10

7

8

5

8

7

8

5

9

7

10

9

a) Dấu hiệu ở đây là gì?

b) Lập bảng “tần số”.

c) Tính số trung bình cộng (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

Bài 2: (1,25 điểm).

a) Cho hai đa thức A(x) = 2x2 – x3 + x – 3 và B(x) = x3 – x2 + 4 – 3x.

Tính P(x) = A(x) + B(x).

b) Cho đa thức Q(x)  = 5x2 – 5 + a2 + ax. Tìm các giá trị của a để Q(x) có nghiệm x = – 1.

Bài 3: (2,5 điểm).

Cho ΔABC vuông tại A (AB < AC), tia phân giác của góc B cắt AC tại M. Trên tia đối của tia MB lấy điểm D sao cho MB = MD, từ điểm D vẽ đường thẳng vuông góc với AC tại N và cắt BC tại điểm E.

a) Chứng minh ΔABM = ΔNDM.

b) Chứng minh BE = DE.

c) Chứng minh rằng MN < MC.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Điểm phần trắc nghiệm bằng số câu đúng chia cho 3 (lấy hai chữ số thập phân)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đ/A

C

C

B

A

B

D

C

D

A

B

C

A

A

D

B

Câu 1:

Đơn thức là một biểu thức đại số gồm một số hoặc một biến hoặc một tích giữa các số và các biến.

Do đó, đáp án A, B và D lần lượt chứa các phép toán cộng, trừ, chia nên nó không phải là biểu thức đại số.

Chọn đáp án C

Câu 2:

Số mũ của biến x là 4, số mũ của biến y là 1

Nên bậc của đơn thức 3x4y là 4 + 1 = 5.

Chọn đáp án C

Câu 3:

Áp dụng định lý Py-ta-go cho tam giác ABC vuông tại A, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

 AC2 = BC2 - AB2 = 52 - 32 = 16

AC = 4cm.

Chọn đáp án B

Câu 4:

Ta có: 7x2y.(-xy) = -7.(x2.x).(y.y) = -7x3y2

Chọn đáp án A

Câu 5:

+ Ta có: 2 + 3 = 5 < 6 nên bộ ba số 2cm; 3cm; 6cm không phải là ba cạnh của tam giác.

+ Có: 3 + 4 = 7 > 6; 3 + 6 = 9 > 4 ; 6 + 4 = 10 > 3 nên bộ ba số 3cm; 4cm; 6cm là độ dài ba cạnh của tam giác.

+ Ta có: 2 + 4 = 6 nên bộ ba số 2cm; 4cm; 6cm không phải là độ dài ba cạnh của tam giác.

+ Lại có: 2 + 3 = 5 nên bộ ba số 2cm; 3cm; 5cm không phải là độ dài ba cạnh của tam giác.

Chọn đáp án B

Câu 6:

Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.

Do đó đơn thức đồng dạng với đơn thức -3x2y3 là x2y3.

Chọn đáp án D

Câu 7:

Tam giác ABC cân tại A nên B^=180°A^2=180°40°2=70°.

Chọn đáp án C

Câu 8:

Ta có: 12x5y – 2x7 + x2y6

Hạng tử 12x5y có bậc là 5 + 1 = 6

Hạng tử -2x7 có bậc là 7

Hạng tử x2y6 có bậc là 2 + 6 = 8 (cao nhất)

Do đó bậc của đa thức 12x5y – 2x7 + x2y6 là 8.

Chọn đáp án D

Câu 9:

Vì AB < AC < BC nên C^<B^<A^  (Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn thì lớn hơn).

Chọn đáp án A

Câu 10:

Thay x = -1 vào biểu thức 2x2 - 5x + 1 ta được:

2.(-1)2 -5.(-1) + 1 = 2 + 5 + 1 = 8

Chọn đáp án B

Câu 11:

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

G là trọng tâm của tam giác ABC có BM là trung tuyến nên

BGBM=23BGGM=2; MGBM=13BMBG=32

Chọn đáp án C

Câu 12:

P = – 2x2y – 4xy2 + 3x2y + 4xy2

= (-2x2y + 3x2y) + (-4xy2 + 4xy2)

= x2y + 0 = x2y

Vậy P = x2y.

Chọn đáp án A

Câu 13:

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

+ Vì AB < AC nên HB < HC (quan hệ đường xiên và hình chiếu) nên đáp án A đúng, đáp án B sai.

+ Tam giác ABH và ACH đều vuông tại H nên AB > AH và AC > AH (trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất).

Chọn đáp án A

Câu 14:

Ta có: f(x) = 0 hay 2x - 8 = 0  x = 8 : 2 = 4

Vậy x = 4 là nghiệm của đa thức f(x).

Chọn đáp án D

Câu 15:

Ta có:  ΔABC và ΔDEF .

Để kết luận ΔABC ΔDEF theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông, cần có thêm hai điều kiện:

1. BC = EF (hai cạnh huyền bằng nhau)

2. AC = DF hoặc AB = DE (hai cạnh góc vuông tương ứng bằng nhau)

Chọn đáp án B

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Bài 1:

a) Dấu hiệu là: Số tiền đóng góp của mỗi học sinh lớp 7A.  (0,25 điểm)

b) Bảng “tần số” (0,5 điểm)

Giá trị (x)

5

6

7

8

9

10

 

Tần số (n)

7

4

8

6

4

7

N = 36

c) Số trung bình cộng Xem lại cho chị

.    (0,5 điểm)

Bài 2:

a) A(x) = 2x2 – x3 + x – 3

B(x) = x3 – x2 + 4 – 3x

Cách 1. Ta có: P(x) = A(x) + B(x)

= (2x2 – x3 + x – 3) + (x3 – x2 + 4 – 3x)            (0,25 điểm)

= (2x2 - x2) + (– x3 + x3) + (x – 3x) + (– 3 + 4)     (0,25 điểm)

= x2 – 2x + 1                              (0,25 điểm)

Cách 2:         A(x) = – x3 + 2x2 + x  – 3       (0,25 điểm)

                       B(x) =    x3 – x2  – 3x + 4      (0,25 điểm)

P(x) = A(x) + B(x) =           x2 – 2x + 1        (0,5 điểm)

b) Q(x) có nghiệm x = – 1

 Q(– 1) = 5.(– 1)2 – 5 + a2 + a.(– 1) = 0     (0,25 điểm)

 a2 – a = 0

 a(a - 1) =0

 a = 0 hoặc a = 1

Vậy a = 0; a = 1 thì thỏa mãn yêu cầu bài toán.  (0,25 điểm)

Bài 3.

Vẽ hình đúng, ghi GT, KL được 0,5 điểm.

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

a) Xét ΔABM và ΔNDM có:

  A^=N^=90° (gt)

  MB = MD (gt)

  AMB^=NMD^  (đối đỉnh)

Do đó ΔABM = ΔNDM (cạnh huyền – góc nhọn) (đpcm)    (0,75 điểm)

b)Ta có: ABM^=NDM^ (vì ΔABM = ΔNDM)

  ABM^=CBM^ (vì BM là phân giác của góc ABC)

  Do đó: NDM^=CBM^ hay EDB^=EBD^ΔBED  cân tại E           (0,5 điểm)

  Suy ra: BE = DE (đpcm)               (0,25 điểm)

c) Kẻ MH vuông góc với BC tại H

Ta có: MH = MA (vì BM là tia phân giác của góc ABC)

      và MA = MN (vì ΔABM = ΔNDM)

Do đó: MN = MH             (0,25 điểm)

Xét tam giác MHC vuông tại H có MH < MC (vì MC là cạnh huyền)

Vậy MN < MC (đpcm)                  (0,25 điểm)

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Toán 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 3

Câu 1: (1.0 điểm) Điểm kiểm tra một tiết môn Toán của học sinh một lớp 7 tại một trường THCS được cho trong bảng tần số sau:

Điểm số (x)

3

4

5

6

7

8

9

10

 

Tần số (n)

1

2

7

8

11

5

2

4

N = 40

a) Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? Dấu hiệu có bao nhiêu giá trị khác nhau?

b) Tìm mốt. Tính số trung bình cộng.

Câu 2: (2.0 điểm)

a) Thu gọn đơn thức A. Xác định phần hệ số và tìm bậc của đơn thức thu gọn, biết:

A=34x2y5z353x3y4z2

b) Tính giá trị của biểu thức C=3x2yxy+6 tại x = 2, y = 1.

Câu 3: (2.0 điểm) Cho hai đa thức: Mx=3x42x3+x2+4x5

                   Nx=2x3+x24x5                

a) Tính M(x)+N(x).

b) Tìm đa thức P(x) biết: P(x) + N(x) = M(x)

Câu 4: (1.0 điểm) Tìm nghiệm của các đa thức sau:

a) g(x)=x17                                                         b) h(x)=2x+5

Câu 5: (1.0 điểm) Tìm m để đa thức f(x)=m1x23mx+2 có một nghiệm x = 1.

Câu 6: (1.0 điểm) Cho ΔABC vuông tại A, biết AB = 6 cm, BC = 10cm. Tính độ dài cạnh AC và chu vi tam giác ABC.

Câu 7: (2.0 điểm) Cho ΔABC vuông tại A, đường phân giác của góc B cắt AC tại D. Vẽ DHBCHBC.

a) Chứng minh: ΔABD=ΔHBD

b) Trên tia đối của AB lấy điểm K sao cho AK = HC. Chứng minh ba điểm K, D, H thẳng hàng.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1:

a) Dấu hiệu điều tra: “Điểm kiểm tra 1 tiết môn Toán của mỗi học sinh một lớp 7”    (0,25 điểm)

Số các giá trị khác nhau là 8. (0,25 điểm)

b) Mốt của dấu hiệu là 7 (vì đây giá trị có tần số lớn nhất: 11)           (0,25 điểm)

Số trung bình cộng:

X¯=3.1+4.2+5.7+6.8+7.11+8.5+9.2+10.440=26940=6,725        (0,25 điểm)

Câu 2.

a)   A=34x2y5z353x3y4z2=34.53.x2.x3.y5.y4.z3.z2=54x5y9z5

(0,5 điểm)

Hệ số: 54      (0,25 điểm)

Bậc của đơn thức A là 5 + 9 + 5 = 19.         (0,25 điểm)        

b) Thay x = 2; y = 1 vào biểu thức C=3x2yxy+6 ta được:

C=3.22.12.1+6=16

Vậy C = 16 tại x = 2 và y = 1.    (1 điểm)

Câu 3.

a) Mx=3x42x3+x2+4x5;Nx=2x3+x24x5

Mx+N(x)=3x4+2x3+2x3+x2+x2+4x4x+55

         =3x4+2x210                    (1 điểm)

b) Ta có: P(x) + N(x) = M(x)  

Nên Px=MxNx

=3x42x3+x2+4x52x3+x24x5

=3x4+2x32x3+x2x2+4x+4x+5+5

 =3x44x3+8x                     (1 điểm)

Câu 4:

a)  g(x)=0x17=0x=17

Vậy x=17 là nghiệm của đa thức gx                 (0,5 điểm)

b)  h(x)=02x+5=0x=52

Vậy x=52 là nghiệm của đa thức hx                 (0,5 điểm)

Câu 5.

f(x)=m1x23mx+2

x=1 là một nghiệm của đa thức f(x) nên ta có:

f(1)=m1.123m.1+2=0

2m+1=0m=12

Vậy với m=12 đa thức f(x) có một nghiệm x = 1.                           (1 điểm)

Câu 6.

Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác vuông ABC ta có:

BC2=AB2+AC2

 AC2=BC2AB2=10262=64AC=64=8cm                     (0,5 điểm)

Chu vi ΔABC: AB + AC + BC = 6 + 8 + 10 = 24 cm       (0,5 điểm)

Câu 7:

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) (ảnh 1)

a) Xét hai tam giác vuông ABD và HBD có:

     BD là cạnh chung

     DA = DH (D nằm trên tia phân giác của góc B)

Do đó: ΔABD=ΔHBD (cạnh huyền – cạnh góc vuông)      (1 điểm)     

b)

Từ câu a) có ΔABD=ΔHBDAB=BH

Mà AK = HC (gt)

Nên AB + AK = BH + HC

 BK = BC

Suy ra,ΔBKC cân tại B.

Khi đó, BD vừa là phân giác, vừa là đường cao xuất phát từ đỉnh B

=> D là trực tâm của ΔBKC (Do D là giao của hai đường cao BD và AC)    (0,5 điểm)

Mặt khác, ΔCAK=ΔKHC(c-g-c) KHBC

KH là đường cao kẻ từ đỉnh K của ΔBKC nên KH phải đi qua trực tâm D.

Vậy ba điểm K, D, H thẳng hàng.          (0,5 điểm)

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2021 - 2022

Môn: Toán 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 4

Câu 1: (2.0 điểm) Điểm kiểm tra một tiết môn Toán của học sinh một lớp 7 tại một trường THCS được cho trong bảng “tần số” sau:

Điểm số (x)

3

4

5

6

7

8

9

10

 

Tần số (n)

1

2

7

8

5

11

4

2

N = 40

a) Dấu hiệu điều tra ở đây là gì?

b) Có bao nhiêu học sinh làm kiểm tra? Số các giá trị khác nhau?

c) Tìm mốt của dấu hiệu và tính số trung bình cộng.

Câu 2: (1.0 điểm) Thu gọn và tìm bậc của các đơn thức sau:

a) A=2x3y.3xy                                   

b) B=116x2y2.4x3.8xyz

Câu 3: (1.0 điểm) Tìm đa thức M biết:

a) Mx2y1=2x3+x2y+1

b) 3x2+3xyx3M=3x2+2xy4y2

Câu 4: (2 điểm) Cho các đa thức sau: P(x)=x3+3x2+3x2 và 

Q(x)=x3x25x+2

a) Tính P(x)+Q(x)

b) Tính P(x)Q(x)

c) Tìm nghiệm của đa thức H(x) biết H(x)=P(x)+Q(x).

Câu 5: (1.0 điểm) Cho hai đa thức fx=2x2+ax+4 và gx=x25xb (a, b là hằng số).

Tìm các hệ số a, b sao cho f1=g(2) và f1=g(5)

Câu 6: (3.0 điểm) Cho ΔABC vuông tại A, có AB = 6cm, AC = 8cm.

a) Tính độ dài cạnh BC và chu vi tam giác ABC.

b) Đường phân giác của góc B cắt AC tại D. Vẽ DHBCHBC.

Chứng minh:ΔABD=ΔHBD

c) Chứng minh: DA < DC.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1.

a) Dấu hiệu điều tra: “Điểm kiểm tra 1 tiết môn Toán của mỗi học sinh trong một lớp 7”  (0,5 điểm)

b) Có 40 học sinh làm kiểm tra. Có 8 giá trị khác nhau. (0,5 điểm)

c) Mốt của dấu hiệu: 8 (dấu hiệu có tần số lớn nhất: 11)  (0,5 điểm)

Số trung bình cộng X¯=3.1+4.2+5.7+6.8+7.5+8.11+9.4+10.240=27340=6,825 (0,5 điểm)

Câu 2.

a)

A=2x3y.3xy=2.3.x3.x.y.y=6x4y2.  (0,25 điểm)

Đơn thức có bậc là 4 + 2 = 6               (0,25 điểm)

b)

B=116x2y2.4x3.8xyz

=116.4.8.x2.x3.x.y2.y.z=2x6y3z        (0,25 điểm)

Đơn thức có bậc là 6 + 3 + 1 = 10.           (0,25 điểm)

Câu 3

 a)

 Mx2y1=2x3+x2y+1

M=2x3+x2y+1+x2y1M=2x3+2x2y(0,5 điểm)

b)

3x2+3xyx3M=3x2+2xy4y2

M=3x2+3xyx33x2+2xy4y2

M=3x23x2+3xy2xyx3+4y2M=xyx3+4y2       (0,5 điểm)

Câu 4.

a)  P(x)=x3+3x2+3x2Q(x)=x3x25x+2

P(x)+Q(x)=x3+3x2+3x2+x3x25x+2

=x3x3+3x2x2+3x5x+2+2=2x22x                 (0,75 điểm)

b)  P(x)Q(x)=x3+3x2+3x2x3x25x+2

  =x3+x3+3x2+x2+3x+5x+22

  =2x3+4x2+8x4                       (0,75 điểm)

c) Ta có: H(x) = 2x2 - 2x

H(x) = 0 khi

 2x22x=0

2xx1=0

Suy ra x=0x=1

Vậy nghiệm của đa thức H(x) là x = 0; x = 1.               (0,5 điểm)

Câu 5.

Theo đề bài ta có:

 f1=g(2)6+a=6ba+b=12 (1)                        (0,25 điểm)

 f1=g(5)6a=bb=a6 (2)           (0,25 điểm)

Thay (2) vào (1) ta được:

a+a6=12a=3                                    

b=a6=36=9                       (0,25 điểm)

Vậy a=3;b=9.                 (0,25 điểm)

Câu 6.

a) Vẽ hình đúng, ghi GT, KL được 0,5 điểm

Đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) (ảnh 1) 

Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông ABC ta có:

 BC2=AC2+AB2=62+82=100BC=10 cm                   (0,5 điểm)

Chu vi tam giác ABC: AB + AC + BC = 6 + 8 + 10 = 24 cm    (0,5 điểm)

b) Xét hai tam giác vuông ABD và HBD có:

BD là cạnh chung

ABD^=HBD^ (BD là tia phân giác của góc B)

Do đó: ΔABD=ΔHBD  (cạnh huyền – góc nhọn)                           (1 điểm)

c) Từ câu b) ΔABD=ΔHBD suy ra DA = DH (hai cạnh tương ứng) (1)

Xét tam giác vuông DHC có: DC > DH (DC là cạnh huyền)  (2)

 Từ (1) và (2) suy ra: DC > DA   (0,5 điểm)

Xem thêm các bộ đề thi Toán lớp 7 chọn lọc, hay khác:

[Năm 2022] Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 có đáp án (6 đề)

Bộ 8 đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất (8 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 năm 2022 có ma trận (8 đề)

Bộ đề thi Toán lớp 7 Học kì 2 không có đáp án năm 2021-2022 (15 đề)

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 Trắc nghiệm + Tự luận năm 2022 có đáp án (15 đề)

1 993 28/05/2022
Tải về