Chuyên đề Thời gian (Toán Kangaroo) có đáp án
Với Chuyên đề Thời gian (Toán Kangaroo) có đáp án trong kì thi Toán quốc tế Kangaroo (IKMC) giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao.
Chỉ từ 400k mua trọn bộ (Đề thi + chuyên đề ôn thi) Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2) bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Chuyên đề Thời gian (Toán Kangaroo) có đáp án
1. Hiện tượng Ngày – Đêm.
+ Lúc có ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt đất đó chính là ban ngày.
+ Lúc mặt trời khuất bóng, mọi thứ trở nên tối mịt, đó chính là ban đêm.
(Mặt nào của trái đất hướng về phía Mặt Trời mới được chiếu sáng, mặt đó là ngày,còn lại là đêm)
+ Một ngày: Khoảng thời gian Trái Đất tự quay quanh nó đúng một vòng.
+ Một ngày: Bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
+ Một ngày có: 24 giờ
+ Một ngày được chia làm 5 buổi:
+ 1 giờ = 60 phút
+ 1 phút = 60 giây
+ Nửa ngày = 12 giờ
2. Tuần
Từ thời Rome cổ đại, người ta coi một tuần có bảy ngày, lần lượt tương ứng với bảy vị thần. Cho đến ngày nay, một tuần vẫn có bảy ngày, lần lượt như sau:
Chủ nhật, thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy.
Ở Việt Nam, quy ước thứ Hai là ngày đầu tuần và Chủ nhật là cuối tuần.
3. Tháng.
Trong hệ mặt trời, có một tiểu hành tinh luôn đồng hành cùng Trái Đất, đó chính là Mặt Trăng.
✔ Mặt trăng quay xung quanh Trái Đất. Dựa vào khoảng thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất, người ta lấy thời gian đó làm một tháng.
✔ Một tháng đủ có 31 ngày, tháng thiếu có 30 ngày. Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu, nhưng chỉ có 28 hoặc 29 ngày.
* Quy tắc nhớ số ngày trong tháng
Bằng cách nắm hai bàn tay như hình trên và biết một vài quy tắc, các bạn sẽ biết được một tháng nào đó có bao nhiêu ngày.
Trong hình vẽ:
• Những phần khớp nhô lên chính là những tháng có 31 ngày.
Đó là các tháng: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
• Phần lõm xuống sẽ có 30 ngày, trừ tháng 2 (chỉ có 29 hoặc 28 ngày).
Đó là các tháng: tháng 4, tháng 6, tháng 9 và tháng 11.
4. Năm
- Không những Trái Đất tự quay quanh nó, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, mà Trái Đất còn quay xung quanh Mặt Trời.
Khoảng thời gian Trái Đất quay đúng một vòng xung quanh Mặt Trời gọi là Một năm.
- 1 năm có : 12 tháng (từ tháng 1 đến tháng 12)
- 1 thế kỉ = 100 năm
- 1 năm có 365 ngày (năm thường (tháng 2 có 28 ngày))
- 1 năm có 366 ngày (năm nhuận (tháng 2 có 29 ngày))
- Cứ 4 năm sẽ có 1 năm nhuận
5. Đồng hồ.
a) Cấu tạo của đồng hồ:
• Mặt đồng hồ có 12 số từ 1 đến 12.
• Có 2 kim chính là: kim giờ, kim phút. Cả 2 kim cùng quay quanh điểm ở chính giữa của đồng hồ.
• Kim giờ ngắn, to và chạy chậm hơn, để chỉ giờ.
• Kim phút dài hơn, nhỏ hơn và chạy nhanh hơn, để chỉ phút.
Có nhiều đồng hồ còn có cả kim thứ 3, gọi là kim giây, các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở các lớp lớn hơn.
* Các loại đồng hồ khác nhau ở thời kỳ cổ đại
Những ngày u ám, mặt trời không còn chiếu rõ bóng lên mặt đất. Rồi những đêm tối, đồng hồ mặt trời không còn phát huy tác dụng.
Khi đó, hàng loạt những chiếc đồng hồ khác được sáng chế ra để khắc phục những hạn chế trên.
b) Giờ
Các đồng hồ sau chỉ để lại kim giờ. Kim giờ sẽ chỉ giờ như sau:
• Kim giờ bắt đầu đếm từ vị trí số 12 là 0 giờ.
• Kim giờ chỉ vào số nào, thì người ta gọi giờ số đó.
Ví dụ: Hình dưới kim giờ chỉ vào số 1, người ta nói đồng hồ chỉ 1 giờ.
+ Kim giờ quay một vòng
c) Phút
+ Tiếp đến là kim phút dài hơn, nhỏ hơn, và chạy nhanh hơn kim giờ. Kim phút chỉ phút như sau:
• Tính từ vị trí số 12 là kim phút chỉ 0 phút.
• Đếm theo các vạch như trong hình vẽ để tính ra phút.
• Ví dụ: Trong hình vẽ dưới, kim phút chỉ vào vạch thứ 3, người ta nói đồng hồ chỉ 3 phút.
+ Khoảng cách hai số liền kề trên đồng hồ là 5 phút.
+ Khoảng cách từ số 12 đến số 1 là 5 phút.
+ Khoảng cách từ số 12 đến số 2 là 5 + 5 = 10 phút.
+ Khoảng cách từ số 12 đến số 3 là 5 + 5 + 5 = 15 phút.
Vậy nếu kim phút chỉ đến số 3 là 15 phút.
Cách khác để tính số phút khi kim phút chỉ đến số 3:
Từ số 12 (điểm bắt đầu chính là 0 phút) đến số 3 cách 3 đơn vị số.
Biết khoảng cách giữa hai số liền kề trên đồng hồ là 5 phút. Do đó kim phút chỉ đến số 3 là:
3 x 5 = 15 (phút).
* Đổi giờ ra phút
• Kim phút quay được một vòng đi qua 12 số.
• Một vòng có số khoảng cách giữa hai số liền kề là: 12 khoảng.
• Khoảng cách giữa hai số liền kề trong đồng hồ là 5 phút.
• Do đó, số phút để kim phút quay hết một vòng hết là:
5 x 12 = 60 (phút)
(đếm nhảy cách 5).
Vậy kim phút quay hết một vòng được 60 phút.
Khi kim phút chạy hết một vòng (tức là 60 phút) đúng bằng kim giờ chạy được 1 giờ.
1 giờ = 60 phút
d) Cách tính thời gian
* Cách cộng thời gian có tổng số phút lẻ nhỏ hơn 60 phút.
Ví dụ 1: 1 giờ 15 phút + 15 phút =?
Cách 1: Cộng theo hàng ngang, cộng phút với phút, giờ với giờ.
1 giờ 15 phút + 15 phút = 1 giờ 30 phút (30 phút < 60 phút)
Cách 2: Cộng theo hàng dọc
1 giờ 15 phút
+ 15 phút
1 giờ 30 phút
Ví dụ 2:
2 giờ 05 phút + 1 giờ 35 phút 3 giờ 40 phút |
9 giờ 25 phút + 17 phút 9 giờ 42 phút |
6 giờ 18 phút + 5 giờ 12 phút 11 giờ 30 phút |
* Cách cộng thời gian có tổng số phút lẻ lớn hơn 60 phút.
Ví dụ 1: 1 giờ 30 phút + 55 phút = ?
Cách 1: Cộng theo hàng ngang, cộng phút với phút, giờ với giờ.
1 giờ 30 phút + 55 phút = 1 giờ 85 phút (mà 85 phút > 60 phút)
Do đó, chúng ta đổi phút thành giờ như sau:
Vì 1 giờ = 60 phút
Nên 85 phút = 60 phút + 25 phút = 1 giờ 25 phút
Vậy 1 giờ 30 phút + 55 phút = 1 giờ 85 phút = 1 giờ + 1 giờ 25 phút = 2 giờ 25 phút Cách 2: đặt tính theo hàng dọc, hàng phút thẳng hàng phút, giờ thẳng hàng giờ.
1 giờ 30 phút
+ 55 phút
1 giờ 85 phút = 2 giờ 25 phút
Tổng quát: Cách cộng thời gian:
¨ Cộng số phút với nhau. Nếu tổng số phút lớn hơn hoặc bằng 60, trừ bớt đi 60 từ tổng số phút, và tăng giờ lên 1 (dựa vào quy tắc 1 giờ = 60 phút) (nếu cộng nhiều thời gian, quá trình tiếp tục đến khi không trừ được nữa).
¨ Cộng số giờ với nhau để tạo nên phần giờ của thời gian (cộng cả phần giờ tăng từ số phút lớn hơn 60).
* Cách trừ thời gian không cần đổi từ giờ sang phút
Ví dụ 1: 3 giờ 45 phút – 15 phút = ?
Cách 1: Trừ theo hàng ngang. (Ta lấy phút trừ đi phút, giờ trừ đi giờ)
3 giờ 45 phút – 15 phút = (3 – 0) giờ (45 – 15) phút = 3 giờ 30 phút.
Cách 2: Trừ theo hàng dọc.
3 giờ 45 phút
– 15 phút
3 giờ 30 phút
* Cách trừ thời gian đổi từ giờ sang phút.
Ví dụ: 6 giờ 10 phút – 1 giờ 30 phút = ?
Cách trừ: Ta lấy phút trừ đi phút, giờ trừ đi giờ.
Trước khi trừ ta thấy:
10 phút không trừ được cho 30 phút.
Nên ta lấy 1 giờ từ (6 giờ) đổi sang phút (1 giờ = 60 phút).
6 giờ 10 phút - 1 giờ 30 phút 4 giờ 40 phút |
|
5 giờ 70 phút - 1 giờ 30 phút 4 giờ 40 phút |
Tổng quát: Cách trừ thời gian:
¨ Trừ phút cho nhau. Nếu phút bị trừ nhỏ hơn số phút trừ, ta cộng thêm 60 phút vào số phút và giờ trừ đi 1 (dựa vào quy tắc 1 giờ = 60 phút).
¨ Trừ số giờ với nhau để tính phần giờ của thời gian (lưu ý trừ cả số giờ đã đổi nếu có đổi).
* BÀI TẬP
Bài 1. a) Một ngày có bao nhiêu giờ ? ……………………………………………..
b) Nửa ngày có bao nhiêu giờ? ……………………………………………..
c) 2 ngày có bao nhiêu giờ? ……………………………………………..
d) Một ngày rưỡi có bao nhiêu giờ? ……………………………………………..
Bài 2. a) 22 giờ còn được gọi là mấy giờ? ……………………………………………..
b) 3 giờ chiều còn được gọi là mấy giờ? ……………………………………………..
................................
................................
................................
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)