Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau

Câu hỏi ôn tập trong Bài 2: Gõ cửa trái tim Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức giúp học sinh học tốt Ngữ văn 6.

1 2715 lượt xem


Thực hành tiếng Việt

Câu hỏi: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Trả lời:

- Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn đã nêu là: "Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ". Con làm sóng, mẹ làm làm biển. Con lăn, lăn như làn sóng vỗ. Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ. Cái hay của trò chơi là ở chỗ các bạn sóng và các bạn mây chỉ đi chơi một mình thôi mà không nghĩ đến mẹ của họ, còn em bé, chắc em cũng muốn đi chơi nhưng em phải chơi cùng với mẹ. Tình mẹ con hòa quyện vào nhau, không tách rời nhau. Em không thể nào thiếu mẹ cũng như mẹ cũng không thể nào thiếu em. Tình mẹ con bao trùm tất cả, có mặt muôn nơi đến mức “không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu”. Bởi lẽ, ở đâu có mẹ, ở đó có con; ở đâu có con, ở đó có bóng hình mẹ.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác

Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật

Bọn tớ trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

Trong tiếng Việt, ngoài bọn tớ còn có một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất

Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc

1 2715 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: