Giải Lịch Sử 7 Bài 14 (Kết nối tri thức): Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Với soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử 7 Bài 14.

1 3,040 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Video giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Câu hỏi mở đầu trang 68 Bài 14 Lịch sử 7: Quân dân Đại Việt đã chuẩn bị và tổ chức đánh giặc như thế nào? Vì sao Đại Việt lại ba lần giành thắng lợi trước một đế chế lớn như thế?

Trả lời:

- Nguyên nhân Đại Việt 3 lần chiến thắng trước quân Mông - Nguyên:

+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo.

+ Có sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của các vua Trần và những tướng lĩnh tài ba.

+ Quân Mông Cổ khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…

1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

Câu hỏi 1 trang 69 Lịch sử 7: Dựa vào thông tin trong mục và lược đồ hình 1, hãy trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 1257, quân Mông Cổ chuẩn bị sang xâm lược Đại Việt

+ Nhà Trần chủ động đề ra kế hoạch đối phó.

- Diễn biến chính:

+ Tháng 1/ 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy từ Vân Nam tiến vào Đại Việt

+ Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên, trước thế lực giặc mạnh, quân Trần tạm rút quân lui để bảo toàn lực lượng

+ Nhà Trần thi hành chính sách vườn không nhà trống => Quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long

+ Trước tình cảnh khó khăn của quân Mông Cổ, nhà Trần mở cuộc tấn công vào Đông Bộ Đầu, khiến quân Mông Cổ thất bại nặng nề.

- Kết quả: cuộc kháng chiến chiến kết thúc thắng lợi chưa đầy một tháng.

Câu hỏi 2 trang 69 Lịch sử 7: Câu nói của Trần Thủ Độ trong tư liệu 1 thể hiện điều gì về tinh thần đánh giặc của quân dân nhà Trần.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Khẳng định tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần và của Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược

2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

Câu hỏi trang 71 Lịch sử 7: Khai thác tư liệu 2, 3, em hãy rút ra điểm chung về tinh thần chiến đấu của vua tôi nhà Trần.

Khai thác tư liệu 2, 3, em hãy rút  ra điểm chung về tinh thần chiến đấu của vua tôi nhà Trần (ảnh 1)

Trả lời:

- Điểm chung về tinh thần chiến đấu của vua tôi nhà Trần:

+ Đoàn kết, quyết chiến đấu đến cùng; dù thấy kẻ địch mạnh nhưng không hề nản chí.

+ Sẵn sàng hi sinh xương máu để chống quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc.

3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288

Câu hỏi trang 72 Lịch sử 7: Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288 trên lược đồ.

Trả lời:

- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288:

+ Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào Đại Việt. Quân dân nhà Trần chặn đường tiến công của giặc đến Thăng Long.

+ Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên , giành thắng lợi tại Vân Đồn - Cửa Lục

+ Năm 1288, quân Nguyên chiếm Thăng Long nhưng trúng kế “vườn không nhà trống”. Lâm vào khó khăn, Thoát Hoan quyết tâm kéo quân sang Vạn Kiếp đổ bộ theo hai đường thủy.

+ Nhà Trần mai phục ở cửa sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn

=> Kết quả: Trận Bạch Đằng đại thắng. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288 kết thúc thắng lợi

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

Câu hỏi 1 trang 73 Lịch sử 7: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

Trả lời:

- Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên:

+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo; chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu

+ Cuộc kháng chiến được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn….

Câu hỏi 2 trang 73 Lịch sử 7: Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Trả lời:

- Ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng chống quân xâm lược Mông - Nguyên:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc

+ Đánh bại đế chế hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, quân dân nhà Trần đã viết lên trang sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam

+ Để lại bài học lịch sử quý giá: chăm lo sức dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc…

+ Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập - Vận dụng 1 trang 72 Lịch sử 7: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Cuộc

kháng chiến

Kế hoạch kháng chiến

của nhà Trần

Chiến thắng

tiêu biểu

Kết quả

Trả lời:

Cuộc

kháng chiến

Kế hoạch kháng chiến

của nhà Trần

Chiến thắng

tiêu biểu

Kết quả

Kháng chiến

chống quân

Mông Cổ

(1258)

- Sắm sửa vũ khí, quân đội ngày đêm luyện tập.

- Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”

- Đông Bộ Đầu

- Thắng lợi

Kháng chiến

chống quân

Nguyên (1285)

- Triệu tập hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng

- Trần Quốc Tuấn được giao nhiệm vụ chỉ huy kháng chiến

- Củng cố lực lượng, thực hiện “vườn không nhà trống”

- Tây Kết.

- Hàm Tử.

- Chương Dương.

- Thắng lợi

Kháng chiến

chống quân

Nguyên

(1287 - 1288)

- Trần Quốc Tuấn được giao nhiệm vụ chỉ huy kháng chiến

- Củng cố lực lượng, thực hiện “vườn không nhà trống”

- Vân Đồn.

- Bạch Đằng.

- Thắng lợi

Luyện tập - Vận dụng 2 trang 73 Lịch sử 7: Từ kiến thức đã học ở bài 13 và bài 14, em hãy đánh giá ngắn gọn về vai trò của các nhân vật lịch sử: Trần Thủ Độ, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn đối với nhà Trần và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

Trả lời:

- Trần Thủ Độ đóng vai trò quan trọng trong việc:

+ Chuyển giao chính quyền từ nhà Lý sang tay nhà Trần.

+ Cùng với vua Trần tổ chức và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất (1258).

- Vai trò của Trần Quốc Tuấn:

+ Tổng chỉ huy trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285 và 1287 - 1288).

+ Ông là người soạn thảo “Hịch tướng sĩ” để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân và quân sĩ.

+ Soạn thảo 2 tác phẩm: Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư

- Trần Nhân Tông:

+ Tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (vào năm 1285 và 1287 - 1288).

+ Ông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên năm 1258

- Hoàn cảnh:

+ Từ cuối năm 1257, quân Mông cổ chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

+ Sự chuẩn bị của nhà Trần: chủ động đề ra kế hoạch đối phó như tăng cường phòng thủ ở biên giới, chuẩn bị lực lượng, vũ khí,…

- Diễn biến:

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

+ Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

+ Vua Trần trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân tạm rút lui để bảo toàn lực lượng.

+ Nhà Trần đã thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được thành Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

+ Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long, đến phủ Quy Hóa lại bị dân bình đại phương chặn đánh.

- Kết quả: cuộc kháng chiếm kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.

2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

- Hoàn cảnh lịch sử: năm 1271, nhà Nguyên được thành lập. Năm 1279, nhà Nguyễn ráo riết chuẩn bị xâm lược Chăm-pa và Đại Việt.

- Sự chuẩn bị của nhà Trần:

+ Vua Trần đã triệu tập Hội nghị Bình Than (Bắc Ninh), mở Hội nghị Diên Hồng (Thăng Long) bàn kế sách và khẳng định quyết tâm chống giặc.

+ Cử Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế - tổng chỉ huy lực lượng kháng chiến.

+ Trần Quốc Tuấn soạn Hịch tướng sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt.

+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, chia quân đóng giữ những nơi trọng yếu.

- Diễn biễn:

+ Tháng 1/1285, hơn 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt Trần Quốc Tuấn cho lui quân về đóng ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).

+ Quân dân nhà Trần kiên cường chiến đấu, bảo vệ được bộ chỉ huy kháng chiến, phá vỡ kế hoạch hội quân của Toa Đô (từ Chăm-pa đánh ra) và Thoát Hoan tại vùng Thiên Trường, từng bước làm tiêu hao lực lượng địch.

+ Quân Nguyên rút về Thăng Long chờ tiếp viện trong tình cảnh thiếu lương thực và bị động đối phó trước các cuộc tập kích của quân dân nhà Trần.

+ Tháng 5/1285, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết (Hà Nội), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội) rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Kết quả: cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên - Kết nối tri thức (ảnh 1)

3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288

- Hoàn cảnh:

+ Sau hai lần thất bại thảm hại, vua Nguyên tức tối cử Thoát Hoan tiếp tục chỉ huy 50 vạn quân theo hai đường thủy, bộ tấn công Đại Việt lần thứ ba.

+ Đoán được dã tâm và ý đồ xâm lược của kè thù, nhà Trần lại tích cực chuẩn bị kháng chiến.

- Diễn biến:

+ Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta. Quân dân nhá Trần chặn đường tiến quân của giặc đến Thăng Long.

+ Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên  giành thắng lợi tại Vân Đồn - Cửa Lục (Quảng Ninh).

+ Đầu năm 1288, quân Nguyên chiếm Thăng Long, nhưng vẫn trúng kế “vườn khỏng nhà trống” của nhà Trần.

+ Ngày càng lâm vào tình cảnh khó khăn, Thoát Hoan quyết định kéo quân sang Vạn Kiếp rồi cúng theo hai đường thuỷ, bộ để về nước.

+ Đầu tháng 4/1288, Nhà Trần quyết định tổ chức phản công, bố trí trận địa mai phục tại vùng cửa sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Quốc Tuấn.

Trận Bạch Đằng đại thắng. Cánh quân bộ trên đường rút lui cũng bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288

- Kết quả: cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288 kết thúc thắng lợi.

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

a) Nguyên nhân thắng lợi

- Lòng yêu nước, tinh thần đòan kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

- Nhà Trần đã đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu....

- Sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của các vua Trần và nhiều tướng lĩnh tài ba, như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,...

b) Ý nghĩa lịch sử

- Đối với Việt Nam:

+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Viết tiếp trang sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

+ Để lại những bài học lịch sử quý giá: chăm lo sức dân, củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đối với thế giới:

+ Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước ở Đông Nam Á

+ Góp phần làm suy yếu đế chế Mông - Nguyên.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

1 3,040 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: