Giải Lịch Sử 7 Bài 13 (Kết nối tri thức): Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

Với soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử 7 Bài 12.

1 14,381 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

Video giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

Câu hỏi mở đầu trang 62 Lịch sử 7: Theo em, vì sao Lê Quý Đôn có những đánh giá cao về nhà Trần như vậy? Hãy chia sẻ những điều em biết về nhà Trần trong lịch sử.

Trả lời:

- Những hiểu biết của em về nhà Trần:

+ Nhà Trần đã 3 lần đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông - Nguyên.

+ Nhà Trần thi hành nhiều chính sách để ổn định và phát triển đất nước.

+ Vua Trần Nhân Tông đã sáng lập ra thiền phái Trúc lâm Yên Tử.

+ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được đánh giá là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới (do Hội đồng khoa học Hoàng gi Anh xét phong vào tháng 2/1984).

+ Nhà Trần thiết lập chế độ Thái thượng hoàng và thi hành chế độ hôn nhân nội tộc nhằm tạo dựn một tập đoàn dòng họ vững mạnh.

+…

Lưu ý: Học sinh trình bày hiểu biết cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

1. Sự thành lập nhà Trần

Câu hỏi trang 62 Lịch sử 7: Hãy cho biết nhà Trần được thành lập như thế nào?

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, phải dựa vào nhà Trần. Nhờ đó, họ Trần đã từng bước thâu tóm quyền hành

- Tháng 1/1226, Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) buộc phải nhường ngôi cho Trần Cảnh => nhà Trần được thành lập

2. Tình hình chính trị

Câu hỏi trang 63 Lịch sử 7: Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt thời Trần.

Trả lời:

- Về bộ máy nhà nước:

+ Nhà Trần tiếp tục củng cố chế độ trung ương tập quyền, thi hành chính sách cai trị khoan hòa.

+ Cả nước chia làm 12 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã.

+ Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn. Nhiều tôn thất họ Trần nắm giữa vị trí trọng yếu trong triều.

- Về quân đội:

+ Quân đội bao gồm: quân triều đình; quân các lộ, phủ; quân vương hầu và dân binh ở các làng xã.

+ Tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Về luật pháp:

+ Năm 1341, ban hành bộ Quốc triều hình luật.

+ Các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.

- Về ngoại giao: hòa hiếu với các nước láng giềng nhưng kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.

3. Tình hình kinh tế, xã hội

a, Tình hình kinh tế

Câu hỏi 1 trang 65 Lịch sử 7: Em hãy nêu những dẫn chứng chứng tỏ nhà Trần chú trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp.

Trả lời:

- Nhà Trần thi hành nhiều chính sách tích cực nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp, như:

+ Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

+ Cho phép các vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang, thành lập các điền trang.

+ Cho đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ngòi.

+ Miễn giảm tô thuế, cho phép các tôn thất lập điền trang.

+ Cấm giết mổ trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Câu hỏi 2 trang 65 Lịch sử 7: Mô tả những nét chính về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần.

Trả lời:

- Thủ công nghiệp:

+ Các xưởng thủ công nghiệp nhà nước được mở rộng; trưng dụng các thợ giỏi để xây dựng các công trình lớn.

+ Nhiều làng nghề, phường nghề được hình thành tại các làng xã và kinh đô Thăng Long. Sản phẩm thủ công rất đa dạng…

- Thương nghiệp

+ Buôn bán tại các làng, xã diễn ra tấp nập;

+ Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước.

+ Các cửa khẩu buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thương nhân đến mua bán, trao đổi hàng hóa.

b, Tình hình xã hội

Câu hỏi 3 trang 65 Lịch sử 7: Xã hội thời Trần bao gồm những tầng lớp nào? Nêu đặc điểm của mỗi tầng lớp.

Trả lời:

- Xã hội thời Trần bao gồm: Tầng lớp quý tộc; nhân dân lao động; thợ thủ công; thương nhân; tầng lớp nông nô, nô tì

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, nắm giữ các chức vụ chủ chốt của bộ máy chính quyền, là các chủ thái ấp, điền trang

+ Nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân) cày cấy ruộng đất công, làng xã nhưng do chế độ tư hữu mở rộng nên ngày càng có nhiều người phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ.

+ Thợ thủ công; thương nhân tăng nhanh về về số lượng

+ Tầng lớp nông nô, nô tì có số lượng khá đông đảo, chuyên cày cấy trong các điền trang hoặc phục dịch trong các gia đình quý tộc.

4. Tình hình văn hóa

a, Tư tưởng - tôn giáo

Câu hỏi 1 trang 65 Lịch sử: Trình bày những nét chính về tư tưởng và tôn giáo thời Trần.

Trả lời:

- Nho giáo, Phật giáo đều phát triển và được coi trọng

+ Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế. Nhiều nhà Nho được giữ chức vị quan trọng như: Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh

+ Phật giáo được cả vua, quý tộc, nhân dân tôn sùng. Thời kì này, Thiền phái Trúc Lâm Tây Yên Tử được vu Trần Nhân Tông sáng lập.

b, Giáo dục

Câu hỏi 2 trang 66 Lịch sử 7: Trình bày những nét chính về tình hình giáo dục thời Trần...

Trả lời:

- Tình hình giáo dục thời Trần:

+ Quốc Tử Giám được mở rộng, là nới dạy các hoàng tử và con em quý tộc, quan lại cấp cao.

+ Các trường học xuất hiện ở nhiều nơi, trong đó nổi tiếng là trường Huỳnh Cung của Chu Văn An

+ Các kì thi Nho học thời Trần đươc tổ chức thường xuyên và quy củ hơn

c, Khoa học - kĩ thuật

Câu hỏi 3 trang 66 Lịch sử 7: Nêu một số thành tựu chính về khoa học - kĩ thuật thời Trần. Em ấn tượng với thành tựu nao nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Thành tựu khoa học - kĩ thuật

+ Sử học: Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư - bộ sử đầu tiên của nước ta. Ngoài ra còn có một số bộ sử khác, như: Việt sử lược (khuyết danh), Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí (của Hồ Tông Thốc)…

+ Quân sự: tác phẩm Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn

+ Y học: Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng, nghiên cứu và sách về cây thuốc nam

- Em ấn tượng với những thành tựu trên lĩnh vực y học. Vì: danh y Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam, theo phương châm "Thuốc nam Việt chữa người Nam Việt". Những kiến thức y học được ông biên soạn trong các bộ sách, như: Nam dược thần hiệu; Thập tam phương gia giảm; Bổ âm đơn; Nhân thân phú…. vẫn được ứng dụng cho đến ngày nay.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

d, Văn học, nghệ thuật

Câu hỏi 4 trang 67 Lịch sử 7: Nêu những nét nổi bật về văn học của thời Trần. Sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm thờ Trần có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Nét chính về văn học thời Trần:

+ Chữ Hán được sử dụng để sáng tác thơ, phú, hịch, truyện kí. Phản ánh âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị.

+ Văn học chữ Nôm phản ánh cuộc sống bình dân với những tác giả nối tiếng như: Nguyễn Thuyên, Trần Nhân Tông,..

- Sự phát triển của dòng văn học chữ Nôm thờ Trần khẳng định sự tự chủ trong ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Đại Việt.

Câu hỏi 5 trang 67 Lịch sử 7: Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc thời Trần.

Trả lời:

- Thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc thời Trần:

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển có nhiều công trình xây dựng như: kinh đô Thăng Long, thành Tây Đô, các lăng mộ vua Trần ở Đông Triều, tháp Phổ Minh…

+ Nghệ thuật diễn xướng có nhiều loại hình như: chèo, tuồng, hát xảm, múa rối…

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập - Vận dụng 1 trang 67 Lịch sử 7: Lập và hoàn thành bảng thống kê một số thành tựu chính trên các lĩnh vực theo mẫu dưới đây.

Lĩnh vực

Thành tựu

Ý nghĩa

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Ý nghĩa

Khoa học,

kĩ thuật

- Sử học: Đại Việt sử kí; Việt sử học; Việt sử cương mục; Việt Nam thế chí;

- Quân sự: Binh thư yếu lược; Vạn kiếp tông bí truyền thư;..

- Y học: sách Nam dược thần hiệu…

- Đặt nền móng cho sự phát triển của khoa học - kĩ thuật Đại Việt ở giai đoạn sau.

Giáo dục

- Quốc Tử Giám được mở rộng

- Mở nhiều trường tư, trường công

- Tổ chức nhiều kì thi.

- Giáo dục phát triển, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước; góp phần nâng cao dân trí

Nghệ thuật

- Xây dựng nhiều công trình như: kinh đô Thăng Long, thành Tây Đô, tháp Phổ Minh…

- Nghệ thuật điêu khắc phát triển.

- Thể hiện trình độ kĩ thuật cao, tỉ mỉ, tinh xảo

Văn học

- Văn học chữ Hán phát triển mạnh.

- Văn học chữ Nôm bước đầu phát triển

- Cho thấy sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc.

- Khẳng định tinh hoa, giá trị của đất nước.

Luyện tập - Vận dụng 2 trang 67 Lịch sử 7: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết sự thành lập triều Trần thay cho triều Lý vào đầu thế kỉ XIII có phù hợp với yêu cầu lịch sử không? Vì sao?

Trả lời:

- Việc nhà Trần thay thế nhà Lý là phù hợp với quy luật lịch sử. Vì: Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, không đủ sức quản lí đất nước.

+ Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống của nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa đọa.

+ Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra.

+ Dân chúng rất cực khổ. Ở Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình... dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Trong tình hình đó, một số thế lực phong kiến ở các địa phương lại đánh giết lẫn nhau, quấy phá nhân dân và chống lại triều đình.

=> Trong hoàn cảnh suy sụp của nhà Lý, yêu cầu lịch sử đặt ra là: thiết lập một vương triều mới, tiến bộ hơn, đủ năng lực lãnh đạo và quản lí đất nước.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập - Vận dụng 3 trang 67 Lịch sử 7: Tìm hiểu thêm sách, báo và internet hãy viết bài giới thiệu (khoảng 7-10 câu) về một thành tựu văn hóa Đại Việt thời Trần còn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.

Trả lời:

(*) Giới thiệu: Tháp Phổ Minh (Nam Định)

- Tháp Phổ Minh được xây dựng trên một địa thế tách biệt với xóm làng, vốn tĩnh mịch, thâm nghiêm. Do công trình này mà chùa Phổ Minh còn được gọi là chùa Tháp.

- Tháp Phổ Minh được xây dựng vào năm 1305, dưới thời vua Trần Anh Tông, tháp hình vuông, cao 19,5m, có 14 tầng, lên cao thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu có nhiều cạnh. Mỗi đầu viên gạch khắc họa con rồng nổi thời Trần.

- Kết cấu của tháp ở các tầng đá chủ yếu dựa vào các mộng và keo vữa kết dính. Sau này, một thương nhân giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp.

- Tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần.

Tìm hiểu thêm sách, báo và internet hãy viết bài giới thiệu (ảnh 1)

Quang cảnh tháp Phổ Minh (Nam Định)

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400)

1. Sự thành lập nhà Trần

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, họ Trần từng bước thâu tóm quyền hành.

- Tháng 1/1226, Lý Chiêu Hoàng buộc phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh (minh họa)

2. Tình hình chính trị

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Chế độ trung ương tập quyền được củng cố.

+ Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn so với nhà Lý.

+ Cả nước chia thành 12 lộ, phủ; đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã.

- Quân đội:

+ Tiếp tục được hoàn thiện, bao gồm: quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân vương hầu và dân binh các làng xã.

+ Tục thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”.

- Luật pháp:

+ Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật.

+ Các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.

- Đối nội: tăng cường quản lí các địa phương, nhất là khu vực miền núi và biên viễn.

- Ngoại giao:

+ Thi hành chính sách hòa hiếu với các vương triều phương Bắc.

+ Thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo với Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,…

3. Tình hình kinh tế, xã hội

a) Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp: nhà nước thi hành nhiều chính sách tích cực để phục hồi và phát triển nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp:

+ Các xưởng thủ công của nhà nước chuyên việc đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến....

+ Thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển với nhiều làng nghề, phường nghề…

- Thương nghiệp:

+ Hoạt động buôn bán diễn ra ở khắp nơi.

+ Các cửa khẩu dọc biên giới và các cửa biển trở thành những nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân các nước đến trao đổi hàng hoá.

b) Tình hình xã hội

- Xã hội tiếp tục có sự phân hóa.

- Lực lượng thống trị (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền.

- Lực lượng bị thống trị:

+ Nông dân cày cấy ruộng đất công làng xã; ngày càng có nhiêu người phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ.

+ Số lượng thợ thủ công và thương nhân tăng nhanh

+ Tầng lớp nông nô, nô tì có số lượng khá đông đảo, chuyên phục vụ trong các gia đình quý tộc.

4. Tình hình văn hóa

a) Tư tưởng - văn hóa

- Thời Trần, cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều được coi trọng.

+ Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế.

+ Phật giáo được cả vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Giáo dục

- Quốc Tử Giám được mở rộng.

- Các trường học xuất hiện ở nhiều địa phương.

- Các kì thi Nho học thời Trần được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn.

c) Khoa học - kĩ thuật

- Về sử học:

+ Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kỷ - bộ sử đầu tiên của nước ta.

+ Một số bộ sử khác như: Việt sử lược (khuyết danh), Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc,…

- Về quân sư: có các tác phẩm Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn.

- Trong y học: Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng, nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam.

d) Văn học, nghệ thuật

- Văn học: văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển

+ văn học chữ Hán được sử dụng để sáng tác thơ, phú, hịch, truyện kí,... => phản ánh âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị.

+ Văn học chữ Nôm phản ánh cuộc sống bình dân.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: thể hiện rõ nét trong các công trình xây dựng như kinh đô Thăng Long (Hã Nội), thành Tây Đô (Thanh Hoá), các lăng mộ vua Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh), tháp Phổ Minh (Nam Định), ...

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Thành nhà hồ (Thanh Hóa) được xây dựng vào cuối thế kỉ XIV

- Nghệ thuật diễn xướng phát triển nhiều loại hình như: chèo, tuồng, hát xẩm, múa rối,...

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 – 1400)

1 14,381 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: