Giải Lịch Sử 7 Bài 11 (Kết nối tri thức): Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

Với soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch Sử 7 Bài 1.

1 13241 lượt xem


Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

Video giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

Câu hỏi mở đầu trang 52 Bài 11 Lịch sử 7: Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Không lâu sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? Nhà Lý đã làm những gì để xây dựng và phát triển đất nước?

Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Không lâu sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn quyết định dời đô (ảnh 1)

Trả lời:

- Ý nghĩa của việc dời đô:

+ Thể hiện quуết định ѕáng ѕuốt của ᴠua Lý Công uẩn, tạo đà cho ѕự phát triển đất nước

+ Đánh dấu ѕự trường thành của dân tộc Đại Cồ Việt (thế và lực của Đại Cồ Việt đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có địa thể rộng mở)

- Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước:

+ Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ. 

+ Kinh tế phát triển tương đối toàn diện.

+ Đạt được nhiều thành tựu văn hóa.

1. Nhà Lý thành lập và định đô ở Thăng Long

Câu hỏi 1 trang 53 Lịch sử 7: Nhà Lý được thành lập như thế nào?.

Trả lời:

- Năm 1005, Lê Hoàn mất Lê Long Đĩnh lên nối ngôi đã thi hành nhiều chính sách tàn bạo

- Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, giới sư sãi và đại thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua => nhà Lý được thành lập

- Năm 1010, vua Lý Công  Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, quyết định dời đo từ Hoa Lư về Thăng Long.

Câu hỏi 2 trang 53 Lịch sử 7: Khai thác tư liệu 1, tìm những từ, cụm từ miêu tả về thành Đại La. Những thông tin đó chứng tỏ điều gì về vùng đất này? Từ đó, hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn.

Trả lời:

- Những từ, cụm từ miêu tả về thành Đại La: ở giữa khu vực trời đất;  rồng cuộn hổ ngồi; tiện nghi núi sông; rộng; bằng phẳng; cao; sáng sủa; tươi tốt; phồn thịnh; thắng địa; tụ hội quan yếu; thượng đô kinh sư.

- Những thông tin đó chứng tỏ: Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.

- Ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Thăng Long:

+ Thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước ở những giai đoạn sau này.

+ Đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Cồ Việt. Thế lực của đất nước lúc này đã có sự thay đổi, lớn mạnh, nên không cần phải đóng đô ở vùng núi Hoa Lư hiểm trở mà có thể định đô ở những nơi rộng mở.

2. Tình hình chính trị

Câu hỏi 1 trang 54 Lịch sử 7: Tư liệu 2 cho em biết điều gì về chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi?.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Vua Lý gả các công chúa và ban các chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

- Tuy nhiên, bất kì ai có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.

=> Chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi cho thấy chủ trương củng cố khối đoàn kết dân tộc, đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi 2 trang 54 Lịch sử 7: Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị thời Lý?.

Trả lời:

* Tình hình chính trị thời Lý

- Tổ chức chính quyền

+ Trung ương:  đứng đầu là vua, dưới có các quan đại thần giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối; đổi quốc hiệu thành Đại Việt (năm 1054).

+ Ở địa phương: cả  nước chia thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu); dưới lộ là hương, huyện.

- Xây dựng luật phát và quân đội

+ Năm 1042, ban hành luật Hình thư - đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

+ Quân đội chia thành 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương; thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Chính sách đối nội, đối ngoại:

+ Đối nội: để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhà Lý thực hiện chính sách mềm dẻo, khôn khéo, Song cũng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách Đại Việt.

+ Đối ngoại: nhà Lý giữ mối quan hệ hoà hiếu với nhà Tống, dẹp tan cuộc tấn công Chămpa, đưa quan hệ Đại Việt - Chămpa trở về bình thường.

3. Tình hình kinh tế - xã hội

Câu hỏi 1 trang 55 Lịch sử 7: Em có nhận xét gì về các chính sách của nhà Lý trong phát triển kinh tế? Theo em, những chính sách đó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Nhận xét: Nhà Lý đã thi hành nhiều chính sách tích cực, độc đáo để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. 

- Tác dụng: các chính sách của nhà Lý đã góp phần quan trọng trong việc khôi phục và phát triển trở lại nền kinh tế đất nước.

+ Trong nông nghiệp: nhiều năm mùa màng bội thu

+ Trong thủ công nghiệp: nhiều sản phẩm đa dạng và nổi tiếng.

+ Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.

Câu hỏi 2 trang 55 Lịch sử 7: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Đại Việt thời Lý.

Trả lời:

* Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Nhà nước thi hành chính sách ngụ binh ư nông, cày ruộng tịch điền, bảo vệ trâu bò, khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt,…

+ Nhiều năm mùa màng bội thu.

- Thủ công nghiệp bao gồm: thủ công nghiệp nhà nước (đúc tiền, chế tạo binh khí,..) và thủ công nghiệp nhân dân (làm đồ trang sức, làm giấy, đúc đồng,..)

- Thương nghiệp:

+ Hình thành các chợ và một số trung tâm trao đổi hàng hóa.

+ Quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với Trung Quốc khá phát triển.

* Tình hình xã hội: có xu hướng phân hóa hơn

- Tầng lớp quý tộc có nhiều đặc quyền.

- Một số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.

- Nông dân chiếm đa số dân cư, nhận ruộng đất cày cấy và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, một số  nhận lĩnh canh nộp thuế cho địa chủ.

- Thợ thủ công và thương nhân khá đông đảo.

- Nô tì có địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình và gia đình quan lại.

4. Tình hình văn hóa, giáo dục

Câu hỏi 1 trang 57 Lịch sử 7: Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục thời Lý.

Trả lời:

- Tôn giáo:

+ Phật giáo được tôn sùng và truyền bá rộng rãi.

+ Nho giáo bắt đầu được mở rộng.

+ Đạo giáo khá thịnh hành được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, một số tác phẩm: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà,..

- Nghệ thuật:

+ Hát chèo, múa rối phát triển, nhiều trò chơi dân gian được ưa chuộng

+ Một số công trình kiến trúc có quy mô lớn như: Cấm thành, chùa Một Cột,..

+ Trình độ điêu khắc tinh vi, thành thoát được thể hiện trên các tượng Phật, trang trí rồng, phượng..

- Giáo dục

+ Năm 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu

+ Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại

+ Năm 1076, Quốc Tử Giám thành lập, là nơi học tập của con em quý tộc, quan lại và những người giỏi trong nước.

Câu hỏi 2 trang 57 Lịch sử 7: Việc xây dựng văn miếu Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa như thế nào?.

Trả lời:

- Việc lập Văn Miếu Quốc Tử Giám  và Mở khoa thi đầu tiên đánh dấu một bước phát triển của nền giáo dục nước ta.

- Thể hiện sự quan tâm, chăm lo của nhà nước đối với giáo dục.

- Việc thực hiện các khoa thi cho thấy nhà Lý đã bước đầu sử dụng con đường khoa cử để tuyển chọn nhân tài, đặt cơ sở đưa đất nước phát triển.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập - Vận dụng 1 trang 57 Lịch sử 7: Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa thời Lý ?

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

Chính trị

- Tổ chức chính quyền

+ Trung ương: Đứng đầu là vua, dưới có các quan đại thần.

+ Ở địa phương: cả  nước chia thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu); dưới lộ là hương, huyện.

- Xây dựng luật phát và quân đội

+ Năm 1042, banh hành bộ luật Hình thư.

+ Quân đội chia thành 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương. Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Chính sách đối nội, đối ngoại:

+ Đối nội: thực hiện chính sách mềm dẻo, khôn khéo, song cũng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách Đại Việt.

+ Đối ngoại: giữ mối quan hệ hoà hiếu láng giềng nhưng kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.

Kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Nhà nước thi hành nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp.

+ Nhiều năm mùa màng bội thu.

 - Thủ công nghiệp và thương nghiệp có sự phát triển.

Xã hội

- Xã hội có sự phân hóa hơn so với thời trước.

- Bộ phận thống trị, gồm: quan lại, quý tộc, địa chủ.

- Bộ phận bị trị, gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.

Văn hóa

- Tôn giáo:

+ Phật giáo được tôn sùng và truyền bá rộng rãi.

+ Nho giáo bắt đầu được mở rộng

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Nghệ thuật: phát triển trên các lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, kiến trúc và điêu khắc.

Giáo dục

- Năm 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại

- Năm 1076, Quốc Tử Giám thành lập

Luyện tập - Vận dụng 2 trang 57 Lịch sử 7: So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý có điểm gì khác so với thời Đinh - Tiền Lê. Qua đó chứng tỏ điều gì về tổ chức nhà nước thời Lý?

Trả lời:

* So sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý và Đinh - Tiền Lê

- Giống nhau:

+ Tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

+ Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước; ngôi vua cha truyền con nối; dưới vua là hệ thống quan lại.

+ Ở địa phương: chia cả nước thành các lộ, phủ, châu; xã là đơn vị cấp cơ sở; vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi trọng yếu.

- Khác nhau:

 

Nhà Đinh - Tiền Lê

Nhà Lý

Kinh đô

Hoa Lư (Ninh Bình)

Thăng Long (Hà Nội)

Chính quyền

trung ương

- Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 3 ban: Văn quan, võ quan và tăng quan.

Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 2 ban: Văn quan và võ quan.

Chính quyền

địa phương

- Cả nước chia làm 10 phủ, lộ, châu.

- Cả nước chia làm 24 phủ, lộ, châu.

Luật pháp

- Chưa có luật pháp thành văn (mới chỉ chế định luật lệnh)

- Đã có luật pháp thành văn (bộ luật Hình thư).

* Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý có sự kế thừa từ bộ máy nhà nước thời Đinh - Tiền Lê nhưng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

Luyện tập - Vận dụng 3 trang 57 Lịch sử 7: Em hãy sưu tầm từ sách, báo và internet về một số thành tựu văn hóa, giáo dục tiêu biểu thời Lý. Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) giới thiệu về thành tựu đó?

Trả lời:

(*) Giới thiệu về chùa Một Cột

Em hãy sưu tầm từ sách, báo và internet về một số thành tựu văn hóa, giáo dục tiêu biểu thời Lý (ảnh 1)

Quang cảnh chùa Một Cột (Hà Nội)

- Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông.

- Theo truyền thuyết dân gian, trong một giấc chiêm bao vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật bà Quan. Tỉnh giấc chiêm bao nhà vua liền kể với bề tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá y như trong giấc mơ, làm tòa sen để Phật bà ngự ở trên.

- Năm 1962, quần thể chùa Một Cột ở Hà Nội đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.

- Đến năm 2012, chùa Một Cột đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009)

Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)

Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225)

1 13241 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: