Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 60 Bài 17: Khám phá thế giới – Cánh diều

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 17: Khám phá thế giới Cánh diều sẽ giúp học sinh làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 dễ dàng hơn.

1 1,452 01/11/2023


Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 17: Khám phá thế giới

Chia sẻ (trang 60, 61 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 60 Bài 1: Em hiểu thế nào là “khám phá thế giới”? Đánh dấu √ vào những ô thích hợp:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Là tham gia các cuộc thám hiểm.

b) Là làm những việc làm quen thuộc hằng ngày.

c) Là cùng đi du lịch đến những nơi mới lạ mà mình chưa từng đến

d) Là tìm hiểu những điều mình chưa biết về thế giới xung quanh.

Trả lời:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Là tham gia các cuộc thám hiểm.

b) Là làm những việc làm quen thuộc hằng ngày.

c) Là cùng đi du lịch đến những nơi mới lạ mà mình chưa từng đến

d) Là tìm hiểu những điều mình chưa biết về thế giới xung quanh.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 61 Bài 2: Theo em, vì sao người ta cần khám phá thế giới? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng.

a) Vì có khám phá thế giới mới tìm kiếm các kho báu còn ẩn giấu khắp nơi.

b) Vì có khám phá thế giới mới thoả mãn ham muốn hiểu biết của bản thân.

c) Vì có khám phá thế giới mới tìm ra những thứ có ích cho cuộc sống.

d) Vì có khám phá thế giới mới giao lưu với những người bạn mới ở khắp nơi.

Trả lời:

b) Vì có khám phá thế giới mới thoả mãn ham muốn hiểu biết của bản thân.

c) Vì có khám phá thế giới mới tìm ra những thứ có ích cho cuộc sống.

d) Vì có khám phá thế giới mới giao lưu với những người bạn mới ở khắp nơi.

Bài đọc 1: Chẳng phải chuyện đùa (trang 61, 62 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 61 Bài 1:

a) Câu thơ sau nói đến sự vật nào? Gạch dưới từ ngữ phù hợp:

Cái chai không đầu

Mà sao có cổ

b) Tác giả thắc mắc về điều gì? Đánh dấu √ vào ô trống trước ý đúng:

Tác giả thắc mắc về cái chai vỡ chỉ còn cổ chai.

Tác giả thắc mắc về tên một bộ phận của cái chai.

Tác giả thắc mắc về hình dáng kì lạ của cái chai.

Trả lời:

a) Câu thơ sau nói đến sự vật nào? Gạch dưới từ ngữ phù hợp:

Cái chai không đầu

Mà sao có cổ

b) Tác giả thắc mắc về điều gì? Đánh dấu √ vào ô trống trước ý đúng:

Tác giả thắc mắc về cái chai vỡ chỉ còn cổ chai.

Tác giả thắc mắc về tên một bộ phận của cái chai.

Tác giả thắc mắc về hình dáng kì lạ của cái chai.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 61 Bài 2: Tác giả còn phát hiện những điều gì lạ ở tên các sự vật khác? Nối đúng:

Không có gốc gió

nhưng răng không dùng để nhai.

Chiếc cào có răng

nhưng mũi không ngửi được.

Con thuyền có mũi

nhưng lại có ngọn gió.

Chiếc ấm có tai

nhưng chân không bước được.

Chiếc bút không phải con gà

nhưng tai không dùng để nghe được.

Quả na không có mắt

nhưng bánh không ăn được.

Cái bàn, cái tủ có chân

nhưng trong bút lại có ruột gà.

Gọi là bánh xe

nhưng khi chín lại gọi là mở mắt.

Gọi là hoa gọng vó

nhưng lại ở trên chân người.

Mắt cá

nhưng không mắc lưới vào để bắt cá.

Gọi là cây bút

nhưng cây lại không có cành nào.

Trả lời:

Chẳng phải chuyện đùa trang 61, 62 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 2

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 62 Bài 3: Em thích câu thơ (đoạn thơ) nào nhất? Vì sao?

Em thích nhất câu thơ (đoạn thơ): ………………………………………………….

Trả lời:

- Em thích nhất đoạn thơ đâu tiên. Vì đoạn thơ giới thiệu về những câu chuyện kì lạ, nhưng lại có thật trong cuộc sống.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 62 Bài 4: Viết tên một vài sự vật khác có tên gọi “lạ” như trong bài thơ:

Trả lời:

- Một vài sự vật khác có tên gọi "lạ" như trong bài thơ là tai nghe, cái quạt,....

Bài đọc 2: Đường đi Sa Pa (trang 62, 63 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 62 Bài 1: Những chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trên đường đi Sa Pa? Đánh dấu √ vào những ô thích hợp:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Những dốc núi cao chênh vênh.

b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.

c) Những thác nước trắng xoá tựa mây trời.

d) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

e) Những con ngựa đủ màu sắc.

g) Nắng phố huyện vàng hoe.

h) Những em bé mặc quần áo sặc sỡ.

i) Sương núi màu tím nhạt.

k) Người ngựa dập dìu.

Trả lời:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Những dốc núi cao chênh vênh.

b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.

c) Những thác nước trắng xoá tựa mây trời.

d) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

e) Những con ngựa đủ màu sắc.

g) Nắng phố huyện vàng hoe.

h) Những em bé mặc quần áo sặc sỡ.

i) Sương núi màu tím nhạt.

k) Người ngựa dập dìu.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 63 Bài 2: Đoạn 2 miêu tả vẻ đẹp bình dị trong đời sống của người dân qua những hình ảnh nào? Gạch dưới những từ ngữ phù hợp:

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Trả lời:

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 63 Bài 3: Gạch dưới những từ ngữ, chi tiết ở đoạn 3 miêu tả khí hậu đặc biệt ở Sa Pa.

Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Trả lời:

Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 63 Bài 4: Em thích những từ ngữ hoặc hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao?

Em thích các từ ngữ hoặc hình ảnh sau:…………………………………………….

Lí do em thích:………………………………………………………………………

Trả lời:

Em thích những từ ngữ hoặc hình ảnh như thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu, thoắt cái trắng long lanh một cơn mưa tuyết, thoắt cái gió xuân hây hẩy... thể hiện sự đặc biệt riêng của Sa Pa

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 63 Bài 5: Bài văn cho thấy tình cảm của tác giả với Sa Pa như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a) Ngạc nhiên về vẻ đẹp của Sa Pa.

b) Tự hào về vẻ đẹp của Sa Pa.

c) Yêu mến cảnh và người Sa Pa.

d) Ý kiến khác (nếu có): …………………………………………………………..

Trả lời:

b) Tự hào về vẻ đẹp của Sa Pa.

c) Yêu mến cảnh và người Sa Pa.

Luyện từ và câu: Luyện tập về sử dụng từ ngữ (trang 64 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 64 Bài 1:

a) Gạch dưới những từ ngữ tả màu sắc mỗi con ngựa trong các câu sau:

Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

b) Tìm và viết lại những từ chỉ màu sắc có nghĩa giống mỗi từ trên

(M) trắng tuyết – trắng xoá, trắng tinh

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c) Vì sao tác giả lại lựa chọn sử dụng các từ chỉ màu sắc đó? Đánh dấu √ vào ô trống trước những ý đúng:

Vì những từ đó đều chỉ màu sắc.

Vì những từ đó thể hiện đúng và sinh động màu sắc của những con ngựa.

Vì những từ đó thường được dùng khi nói đến màu sắc của ngựa.

Vì những từ đó giúp đoạn văn trở nên hay và giàu hình ảnh.

Trả lời:

a) Gạch dưới những từ ngữ tả màu sắc mỗi con ngựa trong các câu sau:

Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

b) Tìm và viết lại những từ chỉ màu sắc có nghĩa giống mỗi từ trên

(M) trắng tuyết – trắng xoá, trắng tinh

- Đỏ son: đỏ chót, đỏ rực.

- Đen huyền: đen xì, đen thui.

c) Vì sao tác giả lại lựa chọn sử dụng các từ chỉ màu sắc đó? Đánh dấu √ vào ô trống trước những ý đúng:

Vì những từ đó đều chỉ màu sắc.

Vì những từ đó thể hiện đúng và sinh động màu sắc của những con ngựa.

Vì những từ đó thường được dùng khi nói đến màu sắc của ngựa.

Vì những từ đó giúp đoạn văn trở nên hay và giàu hình ảnh.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 64 Bài 2: Gạch dưới những từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa (hồng tươi, hồng hào). Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến (trong vắt, trong xanh). Tất cả đều (long lanh, lóng lánh), lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và (tranh luận, tranh cãi) nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.

Trả lời:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng hào. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh luận nhau, ồn mà vui không thể tưởng được.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 64 Bài 3: Viết đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) tả màu sắc, hương thơm của một số loài hoa trong vườn hoa.

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Hoa nhài có màu trắng tinh, từ khi còn là nụ cho đến khi đã nở rộ. Các cánh hoa trắng nhỏ và dày dặn, mềm mại đã góp phần chứa đựng những tinh túy của đóa hoa. Nhờ vậy mà mùi hương của hoa nhài rất thơm và lan xa. Mùi hương ấy thanh nhã, ngọt ngào và dễ chịu nhưng cũng rất nồng nàn. Nhà có hoa nhài nở, thì trong sân ngoài ngõ đều thoang thoảng mùi thơm đặc trưng khó lẫn này.

Bài đọc 3: Ngọn đuốc trong đêm (trang 65, 66 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 65 Bài 1: Hoàn cảnh nước ta vào thời ông Nguyễn Trường Tộ như thế nào? Gạch dưới những từ ngữ phù hợp:

Ở Việt Nam, vì lo sợ bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn chủ trương đóng cửa với các nước phương Tây. Do đóng cửa, nước ta tạm thời hạn chế được sự nhòm ngó của thực dân nhưng lại không bắt kịp bước tiến như vũ bão của thời đại.

Trả lời:

Ở Việt Nam, vì lo sợ bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn chủ trương đóng cửa với các nước phương Tây. Do đóng cửa, nước ta tạm thời hạn chế được sự nhòm ngó của thực dân nhưng lại không bắt kịp bước tiến như vũ bão của thời đại.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 65 Bài 2: Trong các bản điều trần, ông Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình những gì? Đánh dấu √ vào những ô thích hợp:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Đóng cửa để tránh bị xâm lược.

b) Chỉnh đốn quân đội, kinh tế, giáo dục.

c) Mở rộng quan hệ với các nước châu Âu.

d) Cử hưng đất nước. học khoa học, kĩ thuật nhằm chấn hưng đất nước

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 65 Bài 3: Ngoài các bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ đã làm những gì để thực hiện hoài bão chấn hưng đất nước? Gạch dưới những từ ngữ phù hợp:

Tuy vậy, Nguyễn Trường Tộ vẫn không hề nản chí. Ông hiểu biết của mình giúp chính quyền đào kênh Sắt, tìm cách khai thác mỏ than và mỏ kim loại. Ông còn cất công sang Pháp mời chuyên gia, mua sách vở, máy móc,... để mở trường kĩ thuật.

Trả lời:

Tuy vậy, Nguyễn Trường Tộ vẫn không hề nản chí. Ông hiểu biết của mình giúp chính quyền đào kênh Sắt, tìm cách khai thác mỏ than và mỏ kim loại. Ông còn cất công sang Pháp mời chuyên gia, mua sách vở, máy móc,... để mở trường kĩ thuật.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 66 Bài 4: Vì sao có thế gọi Nguyễn Trường Tộ là “ngọn đuốc trong đêm"? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Vì ông là người học rộng tài cao, giỏi nhất thời bấy giờ.

b) Vì ông đi du học ở Pháp và được học nhiều ngành mới.

c) Vì ông có tư tưởng tiến bộ trong hoàn cảnh lạc hậu của đất nước, lúc bấy giờ.

d) Vì ông đã tạo ra những thay đổi cho đất nước lúc bấy giờ.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 66 Bài 5: Theo em, nhờ đâu Nguyễn Trường Tộ có những đóng góp quý báu đối với đất nước như vậy? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a) Vì ông là người yêu nước, luôn suy nghĩ về con đường phát triển đất nước.

b) Vì ông có hiểu biết rộng và luôn muốn đem những hiểu biết của mình cống hiến cho đất nước.

c) Vì ông là người vừa giàu lòng yêu nước vừa có hiểu biết rộng và tư tưởng tiến bộ.

d) Ý kiến khác (nếu có):

Trả lời:

a) Vì ông là người yêu nước, luôn suy nghĩ về con đường phát triển đất nước.

c) Vì ông là người vừa giàu lòng yêu nước vừa có hiểu biết rộng và tư tưởng tiến bộ.

Bài đọc 4: Bức mật thư (trang 66, 67 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 66 Bài 1: Chuyện gì xảy ra khi người chú nói với cháu về quyển sách cổ? Đánh dấu √ vào ô trống trước ý đúng:

Một trang sách rơi ra khỏi quyển sách.

Một tấm bản đồ kho báu rơi ra từ quyển sách.

Một bức mật thư bằng da thuộc rơi ra từ quyển sách.

Có tiếng gọi khiến người chú vội chạy ra khỏi phòng.

Trả lời:

Một trang sách rơi ra khỏi quyển sách.

Một tấm bản đồ kho báu rơi ra từ quyển sách.

Một bức mật thư bằng da thuộc rơi ra từ quyển sách.

Có tiếng gọi khiến người chú vội chạy ra khỏi phòng.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 66 Bài 2: Người cháu tình cờ phát hiện ra cách đọc bức mật thư thế nào? Gạch dưới những câu phù hợp:

Tôi cầm tờ giấy bí hiểm, cố đọc theo nhiều cách nhưng đều thất bại. Vô tình, tôi dùng nó làm quạt. Khi mặt trái hướng về phía mình, tôi kinh ngạc thấy hiện lên hai từ “núi lửa”, “Trái Đất". Tôi chăm chú dò từng chữ một...

Trả lời:

Tôi cầm tờ giấy bí hiểm, cố đọc theo nhiều cách nhưng đều thất bại. Vô tình, tôi dùng nó làm quạt. Khi mặt trái hướng về phía mình, tôi kinh ngạc thấy hiện lên hai từ “núi lửa”, “Trái Đất". Tôi chăm chú dò từng chữ một...

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 67 Bài 3: Vì sao lúc đầu người cháu không định nói với chủ về phát hiện của mình? Đánh dấu √ vào những ô thích hợp:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Vì người cháu định giữ lại bí mật làm của riêng cho mình.

b) Vì người cháu không muốn chú mình lao vào cuộc thám hiểm.

c) Vì người cháu sợ chú rủ mình tham gia thám hiểm.

d) Vì người cháu cần thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc thám hiểm.

e) Vì người cháu không tin vào nội dung mà anh đọc được từ bức mật thư.

Trả lời:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) Vì người cháu định giữ lại bí mật làm của riêng cho mình.

b) Vì người cháu không muốn chú mình lao vào cuộc thám hiểm.

c) Vì người cháu sợ chú rủ mình tham gia thám hiểm.

d) Vì người cháu cần thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc thám hiểm.

e) Vì người cháu không tin vào nội dung mà anh đọc được từ bức mật thư.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 67 Bài 4: Vì sao người chú tin vào bức mật thư và quyết định thực hiện ngay cuộc thám hiểm? Đánh dấu √ vào ô trống trước các ý đúng:

Vì ông là người ưa mạo hiểm.

Vì ông hi vọng chuyến thám hiểm sẽ giúp ông tìm thấy kho báu.

Vì ông tin tưởng vào tác giả bức mật thư.

Vì ông là một người say mê nghiên cứu, khi có cơ hội sẽ không chịu bỏ qua.

Trả lời:

Vì ông là người ưa mạo hiểm.

Vì ông hi vọng chuyến thám hiểm sẽ giúp ông tìm thấy kho báu.

Vì ông tin tưởng vào tác giả bức mật thư.

Vì ông là một người say mê nghiên cứu, khi có cơ hội sẽ không chịu bỏ qua.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Du lịch (trang 67, 68 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 67 Bài 1:

a) Gạch dưới các từ ngữ về du lịch (tên hoạt động du lịch, khách du lịch, phương tiện đi lại, địa điểm du lịch, hoạt động ở địa điểm du lịch,...) trong đoạn văn sau:

Ngày nay, du lịch khám phá đang trở thành xu hướng ưa thích của nhiều du khách. Du lịch khám phá không chỉ dành cho người lớn mà còn có những hình thức rất hấp dẫn dành cho trẻ em. Một trong những hình thức ấy là trải nghiệm cuộc sống ở các nông trại giáo dục. Vì các nông trại ở không xa thành phố, đường giao thông thuận tiện, du khách có thể đi xe buýt. Đến nông trại, trẻ em sẽ được tham quan các khu cây trồng, vật nuôi; tự tay trồng cây, tưới cây và cho một số vật nuôi như gà, vịt, thỏ, dê,... ăn. Các em còn được cưỡi ngựa, bắt cá và tham gia nhiều trò chơi hấp dẫn.

b) Tìm thêm ở ngoài đoạn văn trên những từ ngữ khác về du lịch rồi viết lại:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trả lời:

a) Gạch dưới các từ ngữ về du lịch (tên hoạt động du lịch, khách du lịch, phương tiện đi lại, địa điểm du lịch, hoạt động ở địa điểm du lịch,...) trong đoạn văn sau:

Ngày nay, du lịch khám phá đang trở thành xu hướng ưa thích của nhiều du khách. Du lịch khám phá không chỉ dành cho người lớn mà còn có những hình thức rất hấp dẫn dành cho trẻ em. Một trong những hình thức ấy là trải nghiệm cuộc sống ở các nông trại giáo dục. Vì các nông trại ở không xa thành phố, đường giao thông thuận tiện, du khách có thể đi xe buýt. Đến nông trại, trẻ em sẽ được tham quan các khu cây trồng, vật nuôi; tự tay trồng cây, tưới cây và cho một số vật nuôi như gà, vịt, thỏ, dê,... ăn. Các em còn được cưỡi ngựa, bắt cátham gia nhiều trò chơi hấp dẫn.

b) Tìm thêm ở ngoài đoạn văn trên những từ ngữ khác về du lịch rồi viết lại:

- Tham quan, biển, núi, máy bay, thám hiểm, trải nghiệm,…

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 68 Bài 2: Viết đoạn văn kể lại hoạt động của em trong một buổi tham quan hoặc du lịch cùng lớp em (hoặc gia đình em).

Trả lời:

Mẫu 1

Nhân dịp nghỉ lễ, cả gia đình em đã có một chuyến tham quan du lịch tại thành phố biển Khung cảnh nơi đây khiến em vô cùng bất ngờ. Đà Nẵng có những bãi cát dài miêm man cùng biển xanh bao la đầy ắp tôm cá. Bao bọc lấy thành phố còn là những dãy núi trùng điệp hùng vĩ – nơi có nhiều ngôi chùa cổ kính. Em cùng bố mẹ đi dạo bờ biển, thưởng thức hải sản. Em hi vọng thành phố này sẽ được nhiều du khách ghé thăm hơn nữa.

Mẫu 2

Núi Tam Đảo là địa danh du lịch nổi tiếng nhất tại tỉnh Vĩnh Phúc. Em đã có dịp ghé thăm nơi đây vào kì nghỉ hè. Khung cảnh núi non hùng vĩ cùng không khí trong lành, mát mẻ khiến em yêu thích. Tam Đảo còn có rất nhiều thác, suối tự nhiên. Em cùng bố mẹ đi bộ xuống thăm thác Bạc dựng thẳng đứng, nước chảy trắng xóa tựa như dòng sông lấp lánh ánh bạc từ trời cao dội xuống. Khu quảng trường có nhiều hàng quán nhộn nhịp cùng nhiều món ăn hấp dẫn. Dạo chơi ở Tam Đảo khiến em rất vui. Đây là chuyến đi đáng nhớ nhất với em.

Tự đánh giá: Lời thì thầm của khu vườn (trang 68, 69 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 68 Bài 1: Bạn nhỏ đã khám phá khu vườn nhà mình bằng cách nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Chăm sóc cây trong vườn hằng ngày.

b) Nhìn ngắm các loài hoa trong vườn.

c) Tập cảm nhận các loài hoa bằng xúc giác và khứu giác.

d) Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ để hít thở không khí trong lành.

Trả lời:

c) Tập cảm nhận các loài hoa bằng xúc giác và khứu giác.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 69 Bài 2: Theo bài đọc, vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, chúng ta sẽ cảm nhận được gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Cảm nhận được một buổi sáng mù sương.

b) Cảm nhận được không khí yên tĩnh của buổi sáng.

c) Cảm nhận được không khí yên tĩnh của ban đêm.

d) Cảm nhận được thời tiết, những bông hoa và cả khu vườn.

Trả lời:

d) Cảm nhận được thời tiết, những bông hoa và cả khu vườn.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 69 Bài 3: Tác giả muốn nói điều gì qua bài văn trên? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Nói về tài năng đặc biệt của bạn nhỏ.

b) Thể hiện tình yêu thiên nhiên.

c) Ca ngợi những bông hoa đẹp.

d) Nói về một trò chơi thú vị.

Trả lời:

b) Thể hiện tình yêu thiên nhiên.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 69 Bài 4: Viết một bài văn ngắn hướng dẫn các bạn sử dụng một cái bình tưới cây.

Trả lời:

Bình tưới cây là một dụng cụ không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cây trồng. Tùy theo mục đích người dùng, bình tưới cây sẽ được thiết kế với các kích thước khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ có cùng một hình dáng.

Để sử dụng bình tưới cây, đầu tiên cần phải cho nước vào bình tưới cây. Ở mỗi bình đều có phần miệng bình ở phía trên cùng, đó chính là nơi để cho nước sạch vào. Tùy theo sức lực của bản thân, em có thể cho nước đến giữa thân bình hoặc đầy đến gần miệng bình. Sau đó, em đậy nắp miệng bình lại để nước không chảy qua đó khi di chuyển và tưới nước. Cuối cùng, em xách bình tưới cây ra đến nơi có cây cần tưới, rồi hướng vòi tưới về phía vị trí của cây, chú ý cách xa khoảng một cánh tay. Rồi cầm chắc quai bình tưới cây, nếu cần thì dùng một tay đỡ ở đế bình. Dần dần nghiêng nước chảy về phía vòi để nước chảy ra ngoài theo vòi tưới. Em chủ động điều chỉnh độ nghiêng để tăng hoặc giảm lượng nước chảy ra ngoài theo nhu cầu tưới nước của cây.

Chỉ với các thao các cơ bản như vậy, là em đã có thể sử dụng bình tưới cây để chăm sóc cho cây cối trong vườn rồi.

Xem thêm các bài giải VBT Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 1,452 01/11/2023