Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 43 Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2 – Cánh diều
Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2 Cánh diều sẽ giúp học sinh làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 dễ dàng hơn.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2
Tiết 1: Trên công trường khai thác than (trang 43, 44 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 43 Bài 1: Tác giả quan sát được toàn cảnh công trường từ đâu? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Tác giả quan sát được toàn cảnh công trường từ trên bờ moong.
b) Tác giả quan sát được toàn cảnh công trường từ dưới đáy moong.
c) Tác giả quan sát được toàn cảnh công trường từ ngang sườn núi.
d) Tác giả quan sát được toàn cảnh công trường trong một vòng cung hình phễu.
Trả lời:
a) Tác giả quan sát được toàn cảnh công trường từ trên bờ moong.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 43 Bài 2: Gạch dưới những hình ảnh phản ánh cảnh lao động nhộn nhịp trên công trường:
Những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, giống như con thuyền đã hạ buồm. Dưới đáy moong có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng.
Trả lời:
Những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, giống như con thuyền đã hạ buồm. Dưới đáy moong có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 43 Bài 3: Đánh dấu √ vào ô trống trước ý đúng:
a) Vì sao tác giả không thấy một bóng người nhưng vẫn biết con người đang có mặt ở khắp mọi nơi trên công trường?
|
Vì công trường có nhiều máy móc, xe cộ |
|
Vì xe cộ, máy móc đều có người điều khiển. |
|
Vì những cỗ máy khoan giống như con thuyền. |
|
Vì chín cái máy xúc trông như những con vịt bầu. |
Trả lời:
√ |
Vì công trường có nhiều máy móc, xe cộ. |
|
Vì xe cộ, máy móc đều có người điều khiển. |
|
Vì những cỗ máy khoan giống như con thuyền. |
|
Vì chín cái máy xúc trông như những con vịt bầu. |
b) Điều đó nói lên đặc điểm gì của công trường này?
|
Công trường có nhiều người làm việc. |
|
Công trường có nhiều xe cộ. |
|
Công trường có quy mô lớn. |
|
Công trường rất hiện đại. |
Trả lời:
|
Công trường có nhiều người làm việc. |
|
Công trường có nhiều xe cộ. |
|
Công trường có quy mô lớn. |
√ |
Công trường rất hiện đại. |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 44 Bài 4: Gạch dưới và viết kí hiệu (CN, VN, TRN) phù hợp dưới bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
Chúng tôi ra bờ moong. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường.
Trả lời:
Tiết 3: Trứng bọ ngựa nở (trang 44, 45 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 44 Bài 1: Tìm từ ngữ miêu tả hình dáng các chú bọ ngựa con khi mới trườn ra khỏi trứng. Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố.
b) Ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố, lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ.
c) Mới ra khỏi ổ trứng, nằm đờ ra một lát, rồi ngọ nguậy.
d) Tọt khỏi ổ trứng, treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió.
Trả lời:
a) Bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 44 Bài 2: Các chú bọ ngựa con làm cách nào để tuột xuống dưới cành chanh? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Các chủ lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, nằm đờ ra, cố thoát ra rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng.
b) Các chủ lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố trườn ra, thoát ra được cái đầu, cái mình, rồi treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh.
c) Các chú treo mình lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh, cựa quậy, làm sợi tơ dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới.
d) Các chủ lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, nằm đờ ra một lát.
Trả lời:
c) Các chú treo mình lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh, cựa quậy, làm sợi tơ dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 45 Bài 3: Hình ảnh chú bọ ngựa con đầu đàn gợi cho em suy nghĩ gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a) Chú bọ ngựa như một “phi công” “nhảy dù” rất rụt rè, thận trọng.
b) Chủ bọ ngựa như một hiệp sĩ cầm kiếm, đứng hiên ngang.
c) Chủ bọ ngựa như một phi công nhảy dù rất chính xác.
d) Chú bọ ngựa như một hiệp sĩ hiên ngang và dũng cảm.
Trả lời:
d) Chú bọ ngựa như một hiệp sĩ hiên ngang và dũng cảm.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 45 Bài 4: Gạch dưới các hình ảnh nhân hoá trong hai đoạn văn sau:
a) Những chú bọ ngựa bé tí ti... nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng... Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ nguậy. Các chú càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới.
b) Chú bọ ngựa con đầu đàn “nhảy dừ” trúng một quả chanh non. Chú đứng hiên ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ, ngước nhìn từng loạt, từng loạt đàn em mình đang “đổ bộ” xuống hết sức chính xác và mau lẹ. Đàn bọ ngựa mới nở chạy tíu tít, lập tức dàn quân ra khắp cây chanh, mỗi con mỗi ngả, bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập.
Trả lời:
a) Những chú bọ ngựa bé tí ti... nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng... Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ nguậy. Các chú càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới.
b) Chú bọ ngựa con đầu đàn “nhảy dù” trúng một quả chanh non. Chú đứng hiên ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, mình lắc lư theo kiểu võ sĩ, ngước nhìn từng loạt, từng loạt đàn em mình đang “đổ bộ” xuống hết sức chính xác và mau lẹ. Đàn bọ ngựa mới nở chạy tíu tít, lập tức dàn quân ra khắp cây chanh, mỗi con mỗi ngả, bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 45 Bài 5: Vì sao tác giả dùng các từ dũng cảm, tự lập để nói về các chú bọ ngựa? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Vì chú bọ ngựa đầu đàn “nhảy dù” trúng một quả chanh non.
b) Vì các chú bọ ngựa tự nhảy xuống, bắt đầu một cuộc sống mới.
c) Vì các chú bọ ngựa “nhảy dừ”, “đổ bộ” hết sức chính xác.
d) Vì các chú bọ ngựa chạy tíu tít khắp cây chanh.
Trả lời:
b) Vì các chú bọ ngựa tự nhảy xuống, bắt đầu một cuộc sống mới.
Tiết 5: Luyện tập về trạng ngữ (trang 45, 46 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 45 Bài 1: Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các đoạn văn dưới đây:
a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng.
b) Sau cơn mưa, con đường trước cửa nhà em đang khô dần. Trên đường, xe đạp, xe máy, ô tô đi lại đông như mắc cửi. Ở vỉa hè bên kia, bác Cường đang dọn đồ nghề ra để chữa xe cho khách qua đường. Góc phố, một đám trẻ chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân và tiếng cười giòn tan.
Trả lời:
a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng.
b) Sau cơn mưa, con đường trước cửa nhà em đang khô dần. Trên đường, xe đạp, xe máy, ô tô đi lại đông như mắc cửi. Ở vỉa hè bên kia, bác Cường đang dọn đồ nghề ra để chữa xe cho khách qua đường. Góc phố, một đám trẻ chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân và tiếng cười giòn tan.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 46 Bài 2: Những trạng ngữ em tìm được ở bài tập 1 có tác dụng gì? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm cho câu.
b) Giúp đoạn văn miêu tả sự vật theo trình tự thời gian
c) Giúp đoạn văn miêu tả hoạt động theo trình tự không gian.
d) Biểu thị cảm xúc của người viết.
Trả lời:
a) Bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm cho câu.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 46 Bài 3: Điền trạng ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ thích hợp trong các đoạn văn dưới đây:
a) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm………………………………. cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. ………………………………. chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
(Trạng ngữ: Có lúc, Giữa lúc gió đang gào thét ấy)
b) Sân trường đang vắng lặng bỗng chốc ồn lên những tiếng cười, tiếng nói vui vẻ. Chỗ này, các bạn nam rủ nhau đá cầu. ………………………………. mấy bạn đang ríu rít trò chuyện. Phía các bạn nữ, cuộc nhảy dây đang trở nên hấp dẫn. Xế bên cạnh, một nhóm bạn cả nữ lẫn nam chơi trò bịt mắt bắt dê ………………………… máy bạn đang túm tụm xem chung một tờ báo Thiếu niên Tiền phong.
(Trạng ngữ: Dưới bóng cây, Chỗ kia)
Trả lời:
a) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Giữa lúc gió đang gào thét ấy cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Có lúc, chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
(Trạng ngữ: Có lúc, Giữa lúc gió đang gào thét ấy)
b) Sân trường đang vắng lặng bỗng chốc ồn lên những tiếng cười, tiếng nói vui vẻ. Chỗ này, các bạn nam rủ nhau đá cầu. Dưới bóng cây, mấy bạn đang ríu rít trò chuyện. Phía các bạn nữ, cuộc nhảy dây đang trở nên hấp dẫn. Xế bên cạnh, một nhóm bạn cả nữ lẫn nam chơi trò bịt mắt bắt dê. Chỗ kia máy bạn đang túm tụm xem chung một tờ báo Thiếu niên Tiền phong.
(Trạng ngữ: Dưới bóng cây, Chỗ kia)
Tiết 6: Con chim chiền chiện (trang 47, 48 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4)
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 47 Bài 1: Tìm những dòng thơ tả con chim chiền chiện đang bay lượn giữa không gian cao rộng. Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Con chim chiền chiện / Bay vút, vút cao.
b) Cánh đập trời xanh / Cao hoài, cao vợi.
c) Tiếng hót long lanh / Như cành sương chói.
d) Bay cao, cao vút / Chim biến mất rồi.
Trả lời:
b) Cánh đập trời xanh / Cao hoài, cao vợi.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 47 Bài 2: Em thích những từ ngữ nào tả tiếng chim trong bài thơ? Vì sao? Viết tiếp để hoàn thành câu trả lời của em: Em thích các từ ngữ vì:………………………….vì…………………………………
Trả lời:
Em thích các từ ngữ vì: “Chỉ còn tiếng hót/ Làm xanh da trời” Vì: Qua hình ảnh chúng ta cảm nhận được tiếng hót của chim chiền chiện rất nhẹ nhàng, mang đến không gian xanh mát, vui vẻ.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 47 Bài 3: Những khổ thơ nào tả đan xen cánh chim bay lượn và tiếng hót của chim? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất:
a) Các khổ thơ 1, 2, 3.
b) Các khổ thơ 1, 2, 3, 4.
c) Các khổ thơ 1, 2, 5, 6.
d) Các khổ thơ 1, 2, 5, 6, 7.
Trả lời:
c) Các khổ thơ 1, 2, 5, 6.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 47 Bài 4: Đánh dấu √ vào ô trống trước ý đúng.
a) Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho tác giả cảm xúc gì?
|
Yêu mến. |
|
Ngọt ngào. |
|
Không biết mỏi. |
|
Vui, tưng bừng. |
Trả lời:
|
Yêu mến. |
|
Ngọt ngào. |
|
Không biết mỏi. |
√ |
Vui, tưng bừng. |
b) Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho tác giả cảm nhận gì về đồng quê?
|
Đồng quê long lanh như cành sương. |
|
Đồng quê trong veo như ngọc. |
|
Đồng quê thơm mùi lúa non. |
|
Đồng quê chan chứa những lời chim ca. |
Trả lời:
|
Đồng quê long lanh như cành sương. |
|
Đồng quê trong veo như ngọc. |
|
Đồng quê thơm mùi lúa non. |
√ |
Đồng quê chan chứa những lời chim ca. |
c) Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho tác giả cảm nhận gì về bầu trời?
|
Bầu trời như xanh hơn |
|
Bầu trời long lanh như cành sương. |
|
Bầu trời chan chứa tiếng chim ca. |
|
Bầu trời trong veo như ngọc. |
Trả lời:
√ |
Bầu trời như xanh hơn |
|
Bầu trời long lanh như cành sương. |
|
Bầu trời chan chứa tiếng chim ca. |
|
Bầu trời trong veo như ngọc. |
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 48 Bài 5: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ. Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a) Bài thơ vừa như một bức tranh đẹp vừa là một khúc ca vui.
b) Bài thơ thể hiện những cảm xúc, cảm nhận sâu sắc của tác giả.
c) Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương của tác giả.
d) Ý kiến khác (nếu có):
Trả lời:
c) Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương của tác giả.
Xem thêm các bài giải VBT Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác: