Vở bài tập Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 9 (Cánh diều): Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
Với giải Vở bài tập Luyện viết Ngữ văn lớp 6 Bài 9: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Luyện viết Ngữ văn 6.
Giải VBT Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 9: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
Câu 1 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 57): Đọc đoạn văn miêu tả sau và trả lời các câu hỏi:
Cuộc thi bắt đầu và một điều cực kì ngạc nhiên đã xảy ra. Đó là việc bạn có chiều cao khiêm tốt nhất trường, tay chân ngắn nhất trường là Ta-ka-ha-si-kun đã về nhất ở tất cả các trò. Các bạn học sinh được tham gia hầu hết các trò chơi. Thật không thể tin nổi! Ở trò “Thi cá chép”, trong khi các bạn đang bò lổm ngổm trong thân cá chép thì Takahashi-kun đã thoăn thoắt chui ra bên ngoài. Đến trò “Thi tìm mẹ”, khi các bạn mới thò được đầu qua hai bậc thang thì Ta-ka-ha-shi-kun đã chui được qua và bỏ xa hơn cả mấy mét. Kể cả ở trò chạy tiếp sức, trong khi các bạn còn đang mò mẫm leo lên từng bậc thì Ta-ka-ha-shi-kun, với đôi chân ngân tũn, leo thẳng một lèo lên bậc trên cùng, hai chân hệt như hai cái pít-tông đẩy lên đẩy xuống, sau đó lại thoăn thoắt leo xuống chẳng khác gì một cuộn phim tua nhanh. Mặc dù tất carcasc bạn đều thề là phải thắng được Ta-ka-ha-shi-kun nhưng cuối cùng giải nhất vẫn về hết tay cậu ấy. Tô-tô-chan cũng cố gắng lắm nhưng chẳng thắng được trò nào. Tô-tô-chan chỉ thắng được Ta-ka-ha-shi-kun lúc chạy bình thường thôi, còn những đoạn khác thì đành chịu thua. Ta-ka-ha-shi-kun tự hào đi lên nhận giải thưởng, hai bên cánh mũi cứ phập phà phập phồng, toàn bộ dáng điệu cũng toát lên sự vui mừng, hạnh phúc.
(Trích Tô-tô-chan bên cửa sổ, Ku-rô-y-a-na-gi Tét-xu-kô (Kuroyanagi Tetsuko), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2020)
a) Đoạn văn miêu tả cảnh gì?
b) Nêu 3 – 4 hoạt động được tác giả tập trung miêu tả trong đoạn trích và lựa chọn các cụm từ, các chi tiết miêu tả hoạt động, tâm trạng nhân vật khi tham gia hoặc chứng kiến hoạt động đó.
c) Đoạn văn trên miêu tả sự việc theo trình tự nào? Trình tự đó mang đến thuận lợi gì đối với người đọc?
Trả lời:
a) Đoạn văn miêu tả cảnh Ta-ka-ha-shi-kun tham gia và chiến thắng trong cuộc thi các trò chơi ở trường.
b) Một số hoạt động và các cụm từ, các chi tiết miêu tả:
- Trò “Thi cá chép”: bò lổm ngổm, thoăn thoắt chui ra.
- Trò chạy tiếp sức: mò mẫm leo, đôi chân ngắn tũn, leo thẳng một lèo, hai chân hệt như hai cái pít-tông đẩy lên đẩy xuống, thoăn thoắt leo xuống chẳng khác gì một cuộn phim tua nhanh.
- Ta-ka-ha-shi-kun nhận giải thưởng: hai bên cánh mũi cứ phập phà phập phồng, toàn bộ dáng điệu cũng toát lên sự vui mừng, hạnh phúc.
c) Đoạn văn miêu tả sự việc theo trình tự thời gian (trước sau), giúp người đọc thuận lợi khi hình dung, tưởng tượng về diễn biến của cảnh tượng.
Câu 2 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 59): Em hãy hoàn thiện đoạn văn (viết về cảnh tượng các bạn nhỏ chơi thả diều trong một buổi chiều đẹp trời) bằng cách bổ sung những chi tiết miêu tả cảnh vật, hoạt động hoặc trạng thái của đối tượng được nói đến trong từng câu:
[1] Mặt trời ……………………., những cơn gió ……………………………………
[2] Trên khoảng đất rộng của ……………………………, những đứa trẻ ………….
[3] Đôi bàn tay chúng khéo léo ………………………………………………………
[4] Những đôi mắt mở to …………………………………………………………….
[5] Những cánh diều …………………………………………………………………
[6] Tiếng sáo …………………………………………………………………………
[7] Và cả những tiếng cười ………………………………………………………….
Trả lời:
Mặt trời buông những tia nắng lấp lánh khắp nẻo đường, những cơn gió đùa giỡn trên những tán cây. Trên khoảng đất rộng của triền đê ven sông, những đứa trẻ đang háo hức chờ đợi cánh diều của mình bay lên. Đôi bàn tay chúng khéo leo điều chỉnh cuộn dây diều, làm cho cánh diều theo sức gió bay lên cao. Những đôi mắt của chúng mở to nhìn theo cánh diều cao vút. Trên bầu trời, những cánh diều đầy đủ những hình thù, màu sắc tự do bay lượn thật đẹp mắt. Tiếng sáo diều vi vu khắp không gian như một bản nhạc của đồng quê. Và cả những tiếng cười thích thú của bọn trẻ con thật yên bình.
Câu 3 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 60): Đọc đề văn sau và thực hiện những yêu cầu trong Phiếu bài tập:
Chọn một cảnh sinh hoạt quen thuộc và viết bài văn miêu tả lại cảnh tượng đó (cần tập trung nhấn mạnh một điểm nào đó mà em muốn làm nổi bật).
Phiếu bài tập |
|
a) Viết lại những từ ngữ mà em cho là quan trọng trong đề bài trên. |
|
b) Yêu cầu về - Thể loại bài viết: - Nội dung bài viết: |
|
c) Dự định của em về - Cảnh tượng chọn để miêu tả: - Điểm mà em sẽ nhấn mạnh: - Cách để em nhấn mạnh: |
|
Trả lời:
Phiếu bài tập |
|
a) Viết lại những từ ngữ mà em cho là quan trọng trong đề bài trên. |
Cảnh sinh hoạt quen thuộc, viết bài văn miêu tả, nhấn mạnh điểm nổi bật. |
b) Yêu cầu về - Thể loại bài viết: - Nội dung bài viết: |
- Miêu tả - Cảnh sinh hoạt quen thuộc |
c) Dự định của em về - Cảnh tượng chọn để miêu tả: - Điểm mà em sẽ nhấn mạnh: - Cách để em nhấn mạnh: |
- Cô Minh cho em Xu ăn cháo - Xu không thích ăn, chị Ngân của Xu phải lấy đủ các loại đồ chơi lắc lư, làm trò để Xu vừa chơi vừa ăn. - Dùng một số câu văn miêu tả chi tiết cảnh tượng này, dùng phép so sánh để miêu tả. |
Câu 4 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 61): Sử dụng đề văn ở bài tập 3 và thực hiện các yêu cầu:
a) Trước hết, em hãy dành thời gian để nhớ lại cảnh tượng sẽ miêu tả. Sau đó, ghi lại bằng từ khóa những hồi tưởng của em vào sơ đồ sau:
Cảnh tượng miêu tả:
- Thời gian
- Địa điểm
- Quang cảnh chung
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
- Suy nghĩ
b) Sử dụng những từ khóa ở trên để phát triển thành dàn ý cho đề văn theo gợi ý sau:
- Mở bài: Nêu cảnh tượng miêu tả.
- Thân bài: Miêu tả cảnh tượng theo một trình tự nhất định (Ví dụ: Tả khái quát thời gian, địa điểm, quang cảnh chung; tả chi tiết vào các hoạt động của cảnh sinh hoạt – nhấn mạnh điểm đặc biệt / ấn tượng muốn làm nổi bật; miêu tả suy nghĩ, tâm trạng của bản thân khi chứng kiến cảnh tượng;…)
- Kết bài: Nêu lên nhận xét chung về cảnh tượng đó; bộc lộ tình cảm, cảm xúc, mong muốn gắn với cảnh tượng.
c) Sử dụng dàn ý ở câu b) để viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
Đề bài: Chọn một cảnh sinh hoạt quen thuộc và viết bài văn miêu tả lại cảnh tượng đó (cần tập trung nhấn mạnh một điểm nào đó mà em muốn làm nổi bật).
Trả lời:
a) Một số từ khóa về cảnh miêu tả (cô Minh cho em Xu ăn cháo):
- Thời gian: buổi tối, khoảng 6 giờ.
- Địa điểm: hành lang, chung cư.
- Quang cảnh chung: Bé Xu ăn cháo, trẻ con chơi đùa.
- Hoạt động 1: Cho Xu ăn, chạy không ăn, khóc mếu.
- Hoạt động 2: Dỗ dành Xu, xem đồ chơi, làm trò, ăn lâu.
- Suy nghĩ: Trân trọng tình cảm gia đình.
b) Dàn ý tham khảo:
- Mở bài: Cảnh quen thuộc ấn tượng cô Minh cho em Xu ăn cháo.
- Thân bài:
+ Thường diễn ra vào buổi tối, khi nhà nhà chuẩn bị ăn cơm.
+ Cô cho em ra ngoài hành lang khu chung cư, vừa ăn vừa chơi cùng đám trẻ con.
+ Trẻ con chạy nhảy vui đùa, cô cầm bát cháo vừa thổi vừa đi theo Xu; Xu chạy cùng các anh chị.
+ Cô xúc cháo, Xu ngậm trong miệng, mải chơi, không nuốt; cô Minh nói Xu không nghe, cô mắng, Xu khóc nhè.
+ Bé Ngân là chị của Xu dỗ em, cho Xu xem đồ chơi, làm trò ông Ba Bị bắt trẻ con hư,… Xu thích chí cười, ăn liên hồi,…
+ Bữa ăn của Xu thường kéo dài cả tiếng đồng hồ, lặp lại hằng ngày.
- Kết bài: Nhận ra sự kiên nhẫn của cô Minh, tình yêu thương của bé Ngân dành cho em mình; trân trọng tình cảm gia đình.
c) Viết bài:
Hằng ngày, những câu “ăn đi con”, “ăn tài nào”… đều vang lên khắp hành lang khu chung cư. Đó là tiếng dỗ dành của cô Minh khi cho em Xu ăn cháo.
Cô thường cho em ăn vào buổi tối, khi mà mọi người chuẩn bị ăn cơm. Hôm nào cũng vậy, cô thường cho em ra ngoài hành lang khu chung cư để chơi cùng đám trẻ con. Em Xu có vẻ thích thú lắm, tay chân và cái miệng cứ reo vui háo hức. Em vừa ăn vừa chơi đùa cùng các anh chị. Nhìn thấy mọi người chạy nhảy vui đùa, đôi chân ngắn tũn của em Xu cũng lon ton chạy theo. Làm cho cô Minh vừa cầm bát cháo vừa thổi vừa đi theo em Xu. Em lười ăn lắm, cô xúc cháo, Xu cứ ngậm trong miệng, mải chơi, không nuốt. Như vậy khiến cô Minh bực lắm, cô mắng khi em không nghe lời, thấy thế em Xu khóc òa lên khiến mẹ lại phải dỗ dành. Cái miệng nhỏ xíu, cứ kêu gào vang lên khắp hành lang, làm cho những đứa trẻ con đang chơi cũng phải giật mình đứng lại. Nhưng bé Ngân nhanh nhẹn lắm, thấy em khóc đã chạy đến vỗ về em luôn. Đôi tay nhỏ bé của bé Ngân nhẹ nhàng an ủi đứa em bé nhỏ của mình. Thấy em đã nín, bé Ngân cho em Xu xem đồ chơi, làm trò ổn Ba Bị bắt trẻ con hư, thấy thế em Xu lại cười rất khoái chi và ăn hết ngay bát cháo. Ngày nào cũng vậy, bữa ăn của Xu thường kéo dài cả tiếng đồng hồ, lặp lại hằng ngày.
Khi quan sát cảnh tượng đó, em nhận ra được sự kiên nhẫn của cô Minh với em Xu và tình cảm của bé Ngân dành cho em mình. Và qua đó, em càng trân trọng tình cảm gia đình mình hơn.
Câu 5 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 66): Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết của em theo các bước hướng dẫn sau:
a) Đọc lại bài viết để kiểm tra xem có những lỗi dễ nhận thấy không (về chính tả, dùng từ, ngữ pháp). Chỉ ra những lỗi đó (nếu có).
b) Em thấy thú vị hoặc không thú vị ở điểm nào / đoạn nào của bài viết? Hãy chỉ rõ và nêu lí do.
c) Bố cục của bài viết đã rõ ràng chưa? Phần thân bài có được chia thành các đoạn văn không? Hãy chỉ rõ.
d) Bài viết đã miêu tả rõ một điểm nào đó mà em muốn làm nổi bật hay chưa? Hãy chỉ rõ điểm đó và cách thức để làm nó nổi bật (Ví dụ: dùng nhiều câu để miêu tả từng chi tiết, hay dùng phép tu từ,…).
e) Lời văn như vậy đã phù hợp với kiểu bài miêu tả chưa? Đưa ra một số dẫn chứng để khẳng định cho câu trả lời của em.
g) Trao đổi bài viết với bạn, cùng nhau đọc để nhận phản hồi từ bạn. Ghi lại những phản hồi đó vào phần để trống dưới đây:
h) Trao đổi với thầy, cô về những điều em còn băn khoăn liên quan đến bài viết để nhận sự hỗ trợ nhằm cải thiện kĩ năng viết kiểu bài văn miêu tả. Ghi lại những trao đổi của thầy, cô vào phần để trống dưới đây:
k) Hãy tổng hợp lại những lưu ý, những kinh nghiệm mà em thấy cần thiết cho chính bản thân mình sau khi thực hành nhiệm vụ viết bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt.
Trả lời:
Học sinh đối chiếu với bài viết của mình để chỉnh sửa và hoàn thiện.
Câu 6 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 69): Hãy tả lại một đêm hội Trung thu (hoặc ngày / đêm hội đường phố,…) mà em đã chứng kiến.
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Đêm / ngày hội mà em định tả lại là đêm / ngày hội nào? Diễn ra ở đâu, vào lúc nào?
- Quang cảnh lúc đó như thế nào (thời tiết, cảnh vật,…)?
- Có những ai tham gia?
- Những hoạt động cụ thể là gì? Diễn biến ra sao (mở đầu, diễn biến, kết thúc)?
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.
- Mở bài: Giới thiệu chung về đêm / ngày hội mà em đã chứng kiến (Tên của đêm / ngày hội? Diễn ra ở đâu, khi nào?...)
- Thân bài: Miêu tả chi tiết, chú ý các hoạt động và diễn biến của đêm / ngày hội; có thể miêu tả theo trật tự sau:
+ Quang cảnh.
+ Người tham gia.
+ Diễn biến.
- Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em.
c) Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết bài văn (khoảng 2 trang) tả lại đêm / ngày hội mà em đã chứng kiến.
Trả lời:
a) Tìm ý:
- Đó là đêm hội Trung thu. Diễn ra ở quê em.
- Thời tiết hôm đó rất đẹp, trăng sáng và rất đông người tham gia.
- Toàn bộ người dân đều tham gia.
- Các hoạt động cụ thể: rước đèn, phá cỗ.
b) Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu về đêm rằm Trung thu. Lễ Hội diễn ra vào tối ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, diễn ra tại quê hương em.
- Thân bài: Miêu tả chi tiết:
+ Quang cảnh: trăng rất sáng, không khí nhộn nhịp, rất nhiều đèn lồng, đèn ông sao rữ rỡ màu sắc.
+ Người tham gia: toàn bộ người dân trong làng.
+ Diễn biến:
Lễ rước đèn:
Múa lân:
Phá cỗ:
- Kết bài: Em rất vui khi được tham gia lễ hội Trung thu. Nuối tiếc vì đêm hội kết thúc quá nhanh và mong chờ đến năm sau.
c) Viết bài:
Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang.
Mỗi khi trên khắp phố phường vang lên câu hát này, thì chính là một mùa Tết Trung Thu nữa lại về. Trẻ em lại háo hức mua những chiếc đèn lồng xinh xắn, những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh, ngửi mùi những chiếc bánh trung thu thơm phức mà chờ đợi. Đợi khi trăng tròn trĩnh, đầy đặn nhất để được cùng bạn bè đi rước đèn, phá cỗ.
Đêm hội trăng rằm - đúng như tên gọi của nó - là một đêm hội của thiếu nhi diễn ra dưới ánh vàng rực rỡ của đêm trăng, khi mà ông trăng đã treo trên đỉnh trời. Thế nhưng, những đứa trẻ như chúng em đã vui vẻ, háo hức mong chờ từ những hôm trước rồi. Khắp phố phường, đâu đâu cũng bày những chiếc đèn ông sao, đèn cá chép, hay các loại đèn trung thu với nhiều hình dáng khác nhau có thể bật nhạc. Những hàng quán bày bán những mẫu hộp bánh trung thu đa dạng, thơm ngon. Tiếng nhạc trung thu cũng được bật suốt ngày. Khắp nơi, không khí trở nên rộn rã, tưng bừng. Khiến những đứa trẻ lại càng thêm khao khát đêm hội mỗi năm chỉ có một lần ấy.
Khi ông mặt trời lặn, và mặt trăng dần nhô lên ao. Thì cái đêm hội mà em hằng mong chờ ấy bắt đầu. Tối đó, không ai bảo ai, tất cả những đứa trẻ sau khi đi học về đều vội vàng tắm rửa, sửa đoạn rồi mang theo đèn lồng, tập trung tại nhà văn hóa của thôn. Lúc em đến, thì ở đấy đã có rất đông người rồi. Đến 7 giờ, các anh chị đoàn viên bắt đầu dẫn chúng em đi rước đèn. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, chúng em mang theo chiếc đèn nhỏ xinh, xếp thành hàng dài, đi vòng quanh xóm. Vẫn con đường quen thuộc ấy, nhưng hôm nay, dưới ánh trăng vàng, em cảm thấy nó sao mà đẹp khó tả. Chúng em vừa đi, vừa hát, vừa đùa nghịch nhau, ríu rít kể những câu chuyện cỏn con mà không bao giờ kết thúc của con trẻ. Rồi chúng em lại im lặng, tập trung lắng nghe câu chuyện chị Hằng chú Cuội mà năm nào cũng được nghe nhưng chẳng thấy chán. Dần dần, chúng em đi rước đèn hết một vòng quanh xóm và quay trở lại nhà văn hóa. Ở đây, lúc này đã được bày sẵn rất nhiều bánh kẹo, hoa quả, nước ngọt. Ngay khi được sự đồng ý của các cô chú tổ chức, chúng em lập tức ùa vào các bàn và bắt đầu phá cỗ. Trong lúc phá cỗ, chúng em còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ vô cùng thú vị, hấp dẫn do các anh chị đoàn viên biểu diễn.
Đến lúc đêm hội kết thúc, em vẫn tiếc ngẩn ngơ, sao mà thời gian lại trôi qua nhanh thế. Nhưng có lẽ chính vì đêm trăng vàng ngắn ngủi, lại chỉ có một lần mỗi năm nên Tết Trung Thu mới là ngày hội mà các bạn thiếu nhi luôn mong chờ nhất.
Xem thêm các bài giải vở bài tập luyện viết Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:
Bài 10: Tóm tắt văn bản thuật lại một sự kiện, viết biên bản
Bài 1: Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án