Vở bài tập Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 1 (Cánh diều): Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Với giải Vở bài tập Luyện viết Ngữ văn lớp 6 Bài 1: Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Luyện viết Ngữ văn 6.

1 1564 lượt xem


 

Giải VBT Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 1: Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích 

Câu 1 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 5): Điền các từ ngữ (tưởng tượng, thay đổi, chép lại, cách đặt câu, câu chuyện, miêu tả, người viết) vào chỗ trống trong đoạn văn sau để hoàn chỉnh cách hiểu về kiểu bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tich:

 Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích không phải là (1)……….. nguyên văn (2)……… trong sách. (3)……….. có thể (4)………… từ ngữ, (5)……….; thêm một vài chi tiết; thêm các yếu tố (6)………., biểu cảm hoặc nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, (7)……….. của mình.

Trả lời:

1. chép lại

2. câu chuyện

3. Người viết

4. thay đổi

5. cách đặt câu

6. miêu tả

7. tưởng tượng.

Câu 2 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 5): Hãy chọn các ý (bằng cách ghi sổ) ở những ô bên phải vào các phần mở bài, thân bài và kết bài một cách phù hợp để xây dựng bài viết kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh. (Riêng ở phần thân bài, em cần sắp xếp theo trình tự diễn biến của các sự kiện).

Mở bài:….

 

(1) Vì oán Thạch Sanh, hồn chằn tinh và đại bàng lấy trộm của cải trong cung rồi vu oan cho chàng. Thạch Sanh bị tống giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn thần ra để gảy bày tỏ nỗi lòng

(2) Qua câu chuyện chúng ta thấy rõ ước mong của nhân dân về cuộc sống thanh bình, trong đó, những người hiền lành tài năng được sống hạnh phúc, những kẻ độc ác phải trả giá.

(3) Về phần dũng sĩ Thạch Sanh, nhà vua cho chàng kết hôn cùng công chúa. Thái tử 18 nước chư hầu tức giận vì trước đây bị công chúa từ chối lời cầu hôn, cùng kéo quân sang đánh . Thạch Sanh đem cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn làm quân đối phương rã rời vì nhớ quê, nhớ vợ con,… nên không đánh cũng tan. Trước khi rút về nước, đội quân đông đảo ấy còn được Thạch Sanh thết đãi một bữa cơm. Niêu cơm tuy nhỏ nhưng ăn bao nhiêu cũng không hết.l0

Thân bài:….

(4) Thạch Sanh mồ côi sớm, làm nghề đốn củi, sống một mình trong túp lều dưới gốc đa. Có một người làm nghề nấu rượu tên là Lý Thông đến kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Trong vùng có một con chằn tinh (hay trăn tinh) thường bắt người ăn thịt, nên dân lập miếu thờ hằng năm phải nộp cho nó một mạng người mới được yên ổn làm ăn.

(5) Để cứu công chúa, Lý Thông tìm đến Thạch Sanh. Nghe tin Thạch Snh biết được nơi ẩn náu của đại bàng, Lý Thông liền nhờ Thạch Sanh dẫn đường. Nhưng đến khi Thạch Sanh xuống hang, giết chết được ác thú rồi dòng dây đưa công chúa lên, thì Lý Thông liền cho quân lính lấy đá lấp kín cửa hang, âm mưu giết chết Thạch Sanh để tranh công lần nữa. Biết Lý Thông hại mình, Thạch Sanh đã cố tìm lối lên. Trong khi đi tìm, chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề và được mời xuống thủy cung chơi. Khi Thạch Sanh lên bờ, vua Thủy Tề tặng chàng vô số châu báu nhưng chàng chỉ xin một cây đàn.

(6) Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Câu chuyện diễn ra như sau:

Kết bài:….

(7) Năm ấy, đến lượt Lý Thông phải nộp mạng. Lý Thông bèn tính kế để Thạch Sanh thế mạng cho mình. Thạch Sanh chiến đấu và giết chết được chằn tinh, nhưng Lý Thông đoạt công và hắn được nhà vua phong làm Quận công. Bấy giờ, nhà vua có công chúa xinh đẹp đang tuổi kén chồng. Một hôm, nàng bị con yêu tinh thần đại bàng sà xuống quắp đi mất. Buồn rầu, nhà vua truyền cho Lý Thông đi tìm, và hứa khi tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Khi công chúa gặp nạn, Thạch Sanh đang ở bên gốc đa, bỗng nhìn thấy đại bàng quắp người bay qua, liền giương cung bắn trúng một cánh. Lần theo vết máu, Thạch Sanh biết được cái hang ẩn náu của đại bàng.

(8) Về sau, Thạch Sanh được nhà vua truyền ngôi và sống hạnh phúc mãi mãi với công chúa.

(9) Nói về công chúa, vì thấy Lý Thông sai lính lấp hang, mưu hại Thạch Sanh, nên nàng uất ức hóa câm. Nay nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng nói nên lời. Nghe con tâu bày, nhà vua cho vời Thạch Sanh đến. Sau khi rõ mọi chuyện, nhà vua truyền lệnh bắt giam mẹ con Lý Thông, nhưng được Thạch Sanh xin tha cho. Trên đường trở về, mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Trả lời:

Mở bài: (6)

Thân bài: (4) – (7) – (5) – (1) – (9) – (3) – (8)

Kết bài: (2)

Câu 3 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 7): Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng.

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại chuyện gì?

- Truyện có những sự kiện và nhân vật chính nào?

- Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

- Có thể thêm, bớt những chi tiết, hình ảnh,… của chuyện thế nào?

- Truyện gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.

- Mở bài: Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.

- Thân bài:

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng.

c) Viết.

- Tham khảo gợi ý sau rồi viết các câu hoặc đoạn kể lại các sự kiện tiếp theo bằng lời văn của em.

Sự kiện chính

Lời văn của em

Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng

Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai ông bà nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà mang thai.

Điều kì lạ là mãi 12 tháng sau bà mới sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng bà mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ hơn nữa là đứa trẻ đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.

 

 

 

Gióng ra trận đánh giặc.

 

 

 

Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.

 

Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng

 

 

 

Gióng còn để lại nhiều dấu tích

 

 

 

 - Viết bài văn hoàn chỉnh.

Trả lời:

a)

- Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại về nhân vật Thánh Gióng.

- Sự kiện chính:

+ Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng.

+ Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.

+ Gióng ra trận đánh giặc.

+ Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.

+ Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng.

+ Gióng còn để lại nhiều dấu tích.

Nhân vật chính: Thánh Gióng, sứ giả,…

- Diễn biến câu chuyện:

Mở đầu

+ Hai vợ chổng già không có con.

+ Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

+ Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

+ Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

Cao trào

+ Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

+ Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

+ Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

+ Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

+ Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

Kết thúc

+ Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

- Có thể thêm, bớt những chi tiết, hình ảnh,…khi kể chuyện Thánh Gióng: có thể thêm các chi tiết kì ảo để chuyện kể thêm sinh động, hấp dẫn hơn. Hoặc thêm những chi tiết chi tiết cho thấy vết tích còn lại sau khi Gióng đánh tan giặc.

- Truyện đã gợi cho em cảm xúc tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Bên cạnh đó, câu chuyện còn gợi cho em về lòng biết ơn những anh hùng của dân tộc.

b) Dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.

- Thân bài:

Diễn biến câu chuyện:

Mở đầu

+ Hai vợ chổng già không có con.

+ Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

+ Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

+ Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

Cao trào

+ Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

+ Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

+ Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

+ Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

+ Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

Kết thúc

+ Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng.

c) Viết

Sự kiện chính

Lời văn của em

Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng

Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai ông bà nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà mang thai.

Điều kì lạ là mãi 12 tháng sau bà mới sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng bà mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ hơn nữa là đứa trẻ đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.

Bấy giờ, giặc Ân đang lăm le xâm chiến bờ cõi nước ta. Vua sai sứ giả đi truyền tin tìm người tài giúp nước. Kì lạ thay khi nghe tin cậu bé bỗng biết nói, nhờ mẹ gọi sứ giả vào. Gióng dặn sứ giả nói với nhà vua rèn một cây gậy sắt, cái mũ sắt, con ngựa sắt, bộ áo giáp sắt và nhất định sẽ đánh tan giặc.

Kể từ đó, Gióng lớn nhanh như thổi. Ăn bao nhiêu cũng không đủ, cơm gạo trong nhà bao nhiêu cũng hết. Bà con dân làng đã góp gạo mỗi người một ít để nuôi Gióng.

Gióng ra trận đánh giặc.

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sỹ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết.

Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.

Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn.

Gióng còn để lại nhiều dấu tích

Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

 - Viết bài văn hoàn chỉnh:

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế. Truyền thuyết Thánh Gióng là truyền thuyết vô cùng hấp dẫn kể về người anh hùng này.

Truyền thuyết kể lại rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một ngôi làng nọ bên sông Hồng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng như thường ngày, trông thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, hai vợ chồng vô cùng vui mừng. Nhưng không giống những người khác, chín tháng mười ngày qua đi, bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu năm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Cũng năm ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

– Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sỹ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

Nhiều thời đại qua đi, truyền thuyết người anh hùng Thánh Gióng vẫn được lưu giữ và truyền tụng mãi trong dân gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Thánh Gióng chính là biểu tượng cho ước mơ, sức mạnh bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Câu 4 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 11): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Kể lại truyện “Sự tích hồ Gươm”:

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Truyền thuyết Sự tích hồ Gươm kể lại chuyện gì?

- Truyện có những sự kiện và nhân vật nào?

- Diễn biến câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc) ra sao?

- Có thể thêm, bớt những chi tiết, hình ảnh,… khi kể lại truyện không? Nếu có, thì thêm, bớt thế nào?

- Truyện gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.

- Mở bài:

- Thân bài:

- Kết bài:

c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

- Viết tiếp phần mở bài của đề văn trên với câu mở đầu sau:

Đất nước Việt Nam ta có một kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú với nhiều thể loại, trong đó có truyền thuyết,…………………………………………………..

- Viết tiếp phần thân bài kể lại truyện Sự tích Hồ Gươm với câu mở đầu sau:

Câu chuyện diễn ra vào khoảng đầu thế kỉ XV, khi giặc Minh đặt ách đô hộ lên nước ta…………………………………………………………………………

- Viết tiếp phần kết bài của đề văn trên với câu mở đầu sau:

Gấp trang sách lại nhưng trong tâm trí tôi vẫn hiện lên hình ảnh vua Lê Thái Tổ trả gươm cho Rùa Vàng. Trong tôi dấy lên một niềm…………………………………..

Trả lời:

a)

- Sự tích Hồ Gươm kể chuyện Lê Lợi được đức Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc. Khi Giặc tan, đức Long Quân đã sai Rùa Vàng lấy lại gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó, hồ mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn kiếm.

- Sự kiện chính:

+ Lê Thuận kéo lưới bắt được lưỡi gươm.

+ Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.

+ Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi.

+ Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đánh tan giặc Minh xâm lược.

+ Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, rùa nổi lên mặt nước, xin lại gươm thần.

- Diễn biến câu chuyện:

Mở đầu: Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu nên thường bị thua. Vì thế, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để trừ giặc.

Diễn biến: Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. Lê Thận kéo lưới tìm được thanh gươm , Lê lợi bị giặc đuổi chạy vào rừng tìm thấy chuôi gươm . Kết hợp cả hai thì vừa như in. Nhờ gươm thần , nghĩa quân đánh đâu thắng đấy

Kết thúc: Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi – lúc bấy giờ đã lên ngôi vua – đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, rùa vàng theo lệnh của Long Quân nổi lên đòi lại gươm thần. Vua nâng gươm trả lại cho Rùa Vàng. Từ đó, hồ mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.

- Có thể thêm những chi tiết, hình ảnh,… khi kể lại truyện này như sau:

+ Ở phần đầu giải thích rõ hơn địa danh Lam Sơn, chẳng hạn: “Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay,…” hoặc “Thấy vậy, đức Long Quân, tức vua Thủy Tề quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước”.

+ Ở phần cuối, chẳng hạn “Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn kiếm – tên gọi gắn liền với vũ khí giàu tính chất chính nghĩa của nhân dân ta và chiến thắng  vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Gấp trang sách lại nhưng trong em vẫn vẹn nguyên hình ảnh gươm thần, vẫn vang vọng âm thanh của cuộc chiến đấu chính nghĩa với những vị tướng hiền tài đã cứu nước, cứu dân. Em tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mình. Em mong thế giới hôm nay và mai sau mãi mãi không có chiến tranh.

b)

Mở bài:

- Giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện bằng một chi tiết nào đó của truyền thuyết hoặc từ một “chuyện ngoài truyện”.

Thân bài:

- Kể lại cuộc xâm lược của giặc Minh và những khó khăn trong ngày đầu cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi:

+ Tội ác giặc Minh.

+ Dân ta đứng lên chống giặc.

+ Lê Lợi phất cờ nghĩa, những khó khăn buổi đầu của nghĩa quân.

- Kể lại việc Long Quân giúp Lê Lợi:

+ Nỗi lo lắng băn khoăn của Long Quân.

+ Cho Lê Lợi mượn gươm báu.

+ Giao trọng trách cho Rùa Vàng.

+ Nghĩ ra cách trao gươm: Trao lưỡi gươm cho Lê Thận, treo chuôi gươm ở một cây cổ thụ để Lê Lợi bắt được.

+ Nói rõ dụng ý của cách trao này.

Kể lại chiến công của Lê Lợi và đoàn quân từ khi có gươm báu (kể ngắn, gọn).

- Kể lại việc đòi gươm, trả gươm:

+ Thắng lợi, Lê Thái Tổ dạo chơi hồ Tả Vọng.

+ Rùa Vàng theo lệnh của Long Quân đòi gươm.

+ Lê Thái Tổ trả gươm.

 Kết bài:

- Lê Lợi đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm.

- Cảm nghĩ của mình về nhân vật hoặc về truyện.

c) Viết

- Viết tiếp phần mở bài:

Đất nước Việt Nam ta có một kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú với nhiều thể loại, trong đó có truyền thuyết Hồ Gươm. Truyền thuyết đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

- Viết tiếp phần thân bài:

Câu chuyện diễn ra vào khoảng đầu thế kỉ XV, khi giặc Minh đặt ách đô hộ lên nước ta, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược tới tận xương tuỷ. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy lực lượng còn yếu. Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần dẹp giặc. Một đêm nọ, ở Thanh Hoá có người dân chài tên là Lê Thận đi đánh cá. Sau hai lần quăng chài, Thận đều kéo được một thanh sắt. Lần thứ ba cũng vậy. Xem kĩ, Thận mới biết đó là lưỡi gươm bèn đem về nhà. Sau đó, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một lần, Lê Lợi vào thăm nhà Thận, đột nhiên lưỡi gươm loé sáng. Lê Lợi cầm xem, thấy hai chữ Thuận Thiên, nhưng không biết đó là gươm quý..

Một lẩn bị giặc đuổi, lúc chạy qua khu rừng, Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra trên ngọn cây cao. ông trèo lên thì phát hiện đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Lê Lợi giắt chuôi gươm vào thết lưng và giữ gìn cẩn thận. Ba ngày sau, Lê Lợi kể cho mọi người nghe chuyện này. Lê Thận đem lưỡi gươm của mình ra xin tra vào chuôi gươm thì vừa như in. Mừng rỡ, Lê Thận kính dâng thanh gươm báu cho chủ tướng Lê Lợi.

Từ ngày có gươm thần, khí thế nghĩa quân tăng lên rất mạnh, xông xáo tung hoành tìm giặc, đánh đâu thắng đó. Quân Minh bạt vía kinh hồn phải rút chạy. Đất nước ta sạch bóng quân xâm lược.

Một năm sau ngày chiến thắng, vua Lê dạo chơi bằng thuyền trên hổ Tả Vọng. Bỗng một con Rùa Vàng rất lớn nhô mình lên khỏi làn nước xanh. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng nổi hẳn lên mặt nước và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

- Viết tiếp phần kết bài:

Gấp trang sách lại nhưng trong tâm trí tôi vẫn hiện lên hình ảnh vua Lê Thái Tổ trả gươm cho Rùa Vàng. Trong tôi dấy lên một niềm tự hào mãnh liệt về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 5 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 15): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Hãy kể lại truyện truyền thuyết sau:

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con mộtngười chồng thật xứng đáng.

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn(2). Một người ở vùng núi Tản Viên(3) có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu(4) vào bàn bạc. Xong, vua phán(5):

- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ(6) đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.

Hai chàng tâu(7) hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nếp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao(8), mỗi thứ một đôi”.

Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Sơn Tinh không hề nao núng(9). Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

                                                        Theo Huỳnh Lý

 (In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Vì sao em muốn kể lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh?

- Truyện kể về những nhân vật nào?

- Câu chuyện diễn biến ra sao (mở đầu, phát triển, kết thúc)?

- Khi kể lại truyện, nên thêm từ ngữ, câu văn, hình ảnh,… thế nào cho hấp dẫn, sinh động?

- Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện là gì?

b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.

- Mở bài:

- Thân bài:

- Kết bài:

c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy viết bài văn kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Trong bài viết, sử dụng ít nhất 5 từ ghép và 3 từ láy.

d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau:

Câu hỏi đánh giá

Gợi ý chỉnh sửa bài viết

1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và lí do kể lại chưa?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.

- Nếu chưa, viết thêm ý còn thiếu vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

 

2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính như dàn ý đã lập chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.

- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

 

3. Phần kết bài đã nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.

- Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

4. Bài viết đã sử dụng 5 từ ghép và 3 từ láy chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch dưới những từ đó.

- Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ ghép, từ láy vào vị trí nào. Sau đó, ghi ở bên lề từ ghép hoặc từ láy tương ứng với dòng cần được bổ sung.

……………………………………………………

 

5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách sửa bên cạnh bài viết.

 

 Trả lời:

a)

- Em muốn kể lại truyện truyền thuyể “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bởi vì em rất thích truyền thuyết này, hồi bé, mỗi tối bà thường kể cho tôi nghe câu chuyện này.

- Truyện kể về các nhân vật: Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Hùng Vương.

- Diễn biến câu chuyện:

Mở đầu:

+ Vua Hùng kén rể.

+ Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.

Phát triển:

+ Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

+ Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

Kết thúc:

+ Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân về.

+ Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

- Khi kể chuyện, nên thêm các biện pháp tu từ, thêm các yêu tố biểu cảm để câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động hơn.

+ Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn.

+ Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… đã trực chờ, chúng phùng mang trợn mắt, hùng hổ lao vào chân núi, phun nước trắng xóa.

- Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện là: Em rất thích câu chuyện này – câu chuyện ngắn gọn nhưng vô cùng hấp dẫn. Truyện đã giúp em thấu hiểu về những vất vả, khó khăn, thiệt hại của nhân dân ta trước thiên tai, bão lũ hằng năm, đồng thời thấy trân trọng hơn ước mơ chế ngự thiên nhiên của người Việt cổ.

b) Lập dàn ý

- Mở bài: GIới thiệu lí do kể lại chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Thân bài: Dựa vào các sự kiến chính, các nhân vật và diễn biến câu chuyện, kể lại bằng lời văn của em.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện.

c)

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm, beo, gấu, rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu lênh đênh ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.

Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh. 

- Từ láy: lẫm liệt, đùng đùng, lênh đênh.

- Từ ghép: uốn lượn, nhân dân, kinh hãi, run sợ, khai hoang.

d) Học sinh tự kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình.

Câu 6 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 21): Kể lại truyện cổ tích “Em bé thông minh”

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Vì sao em muốn kể lại truyện cổ tích Em bé thông minh?

- Truyện kể về những nhân vật nào?

- Câu chuyện diễn biến ra sao (mở đầu, phát triển, kết thúc)?

- Khi kể lại truyện, nên thêm từ ngữ, câu văn, hình ảnh,… thế nào cho hấp dẫn, sinh động?

- Cảm nghĩ của em khi đọc truyện là gì?

b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.

- Mở bài:

- Thân bài:

- Kết bài:

c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy viết bài văn kể lại truyện cổ tích “Em bé thông minh”. Trong bài viết, sử dụng ít nhất 3 từ ghép và 3 từ láy.

Trả lời:

a)

- Em muốn kể lại truyện cổ tích Em bé thông minh vì em rất thích những bạn nhỏ thông minh, những “thần đồng đất Việt”.

- Truyện kể về nhân vật chính em bé thông minh, ngoài ra còn có viên quan, cha của em bé, nhà vua.

- Diễn biến truyện:

+ Viên quan được đức vua sai đi tìm người tài, đi khắp nơi mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

+ Đến làng nọ, viên quan gặp hai cha con người nông dân đang cày ruộng.

+ Viên quan đưa ra câu đố cho hai cha con và nhận được lời đáp thông minh của chú bé.

+ Viên quan tin rằng chú bé là người tài, hỏi thông tin của chú bé rồi phi ngựa về tâu vua.

+ Nhà vua thử tài chú bé bằng lệnh bắt dân làng chú bé nuôi cho trâu đực đẻ.

+ Chú bé gặp được nhà vua và sau cuộc đối đáp, chú bé đã vượt qua được phần thử thách của nhà vua.

+ Vua thử chú bé thêm lần nữa nhưng chú bé đã xử trí một cách thông minh, khiến vua phục hẳn, cả hai cha con được vua ban thưởng rất hậu.

- Khi kể chuyện, có thể thêm một số câu văn, hình ảnh,… cho sinh động hấp dẫn:

+ Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng để cho chắc chắn hơn, vua vẫn muốn thử một lần nữa.

+ Hoặc có thể thêm hình ảnh phù hợp.

- Cảm nghĩ của em về câu chuyện: tự hào về đất nước có nhiều người thông minh, tài giỏi; truyện đề cao tầm quan trọng của trí tuệ trong cuộc sống,…

b) Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu về chuyện Em bé thông minh, nêu lí do em kể câu chuyện này.

Thân bài: Nêu diễn biến câu chuyện Em bé thông minh.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện.

c) Viết bài văn

Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho rao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng. Ra câu đối hoặc nêu một vấn đề gì đó nan giải để thử tài như trường hợp "Em bé Thông Minh" này.

Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.

Trường hợp em bé trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ: "một ngày cày được mấy đường" có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha không trả lời được, nhưng em bé thì biết cách trả lời thông minh: "Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường".

Thế là viên quan mừng quýnh lên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng để thử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái khoáy, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng: "Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội"

Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế em bảo cha: "Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà "đánh chén" cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết." Lúc đầu người cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của con khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý con, cả làng ăn khao.

Đến đây thì người đọc đã đoán ra một đốm sáng của trí thông minh mà chính nhà vua đã gợi ra là tại sao lại giao ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực? Em bé đã đoán trước mọi người ý định quắt quéo này của nhà vua!

Quả nhiên khi vào đến cung đình, em dùng lời kể ngay thẳng, thật thà có dụng ý dẫn vua vào một sự giải tỏa thách đố. Em khóc, nhà vua hỏi tại sao khóc, thì em trả lời: "Mẹ em chết sớm, em muốn có em mà cha em không chịu đẻđể anh em chơi với nhau. Mong được nhà vua phán bảo.

Vua và các quan cười ồ lên nói: "Mày muốn có em thì phải kiếm vợ hai cho bố mày, bố mày giống đực làm sao mà đẻ được".

Biết nhà vua và triều thần đã mắc lừa lời nói để lộ ra mình mưu mô bắt bí, em liền tấn công:

"Tâu đức vua, thế sao làng con lại có lệnh trên nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con để nộp nhà vua?"

Vua cười vui, thích thú vì đã gặp một bé thông minh, liền nói: "Ta thử đấy thôi, thế làng không đem trâu ấy ra thịt mà ăn à?"

Em bé vội đáp: "Làng chúng con sau khi đã nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của vua ban đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi."

Đến đây em muốn nói thêm rằng: "Thật ra sau khi nấu xôi, mổ trâu nhiều người còn sợ không dám ăn. Tình thế lúc ấy diễn ra có hai tình trạng: một là cả làng thiếu sự đồng tâm nhất trí, vì người ăn người không ăn và như thế để xôi, thịt thừa thãi ôi thối. Em thấy thế liền nói với cha đi báo cho mọi người: "Con trâu còn sống bỗng nhiên nói em bé lập cho bản làm giao kèo, cam đoan sẽ chịu hết tội lỗi nếu nhà vua quở phạt. "

Thế là ai cũng vội vàng ra đình nhận phần của mình, cho nên đến khi vua hỏi, em bé đã nói: "Cả làng con từ già đến trẻ đều được hưởng lộc vua ban, nên reo mừng chúc nhà vua sống lâu trăm tuổi".

Câu chuyện về em bé thông minh vẫn còn được nối tiếp bằng hai sự việc nữa:

Nhà vua mang tới con chim sẻ, yêu cầu làm thành ba cỗ thức ăn. Em bé xin cha một cây kim đưa cho sứ giả yêu cầu vua rèn kim thành ba con dao để xẻ thịt chim làm cỗ. Lúc đó vua mới phục tài em thực sự.

Một lần nữa, có sứ nước láng giềng đưa sang một con ốc rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mỏng xuyên qua đường vỏ ốc. Vua và triều đình bó tay, phải cầu đến em bé thông minh. Em đang mải chơi đùa nên hát mấy câu:

"Tính tình tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang..."

Viên quan trở về tâu với vua làm theo lời bé quả nhiên sợi chỉ sâu qua con ốc một cách dễ dàng. Sứ giả nước láng giềng phục tài, bỏ ý đồ xâm lược. Nhà vua phong cho em làm Trạng Nguyên. Nhưng Trạng chưa thể mặc được áo, mũ vua ban vì còn bé quá.

Qua câu chuyện này, em rất thích thú vì tuy chỉ là một chú "bé con" nhưng em bé này đã có những khả năng suy luận và mưu trí thật không thua kém nhiều người lớn tuổi, thậm chí em bé còn có những sáng kiến mà người lớn không nghĩ ra được! Do đó truyện "Em bé thông minh" cho em tự tin và tự hào về tuổi thơ Việt Nam hơn, cho em ao ước sẽ có nhiều dịp may để trau dồi trí tuệ và trở thành người giỏi giang, sau này có thể giúp ích cho nước nhà trong những khi quê hương nguy khôn!

* Trong bài văn trên có:

3 từ láy: dân dã, lo lắng, dễ dàng.

3 từ ghép: thông minh, quê hương, mưu trí.

Câu 7 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 25): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hãy kể lại truyện cổ tích sau:

Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

Theo Nguyễn Đổng Chi và Trương Chính

(In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Truyện kể về những nhân vật nào?  Nhân vật nào là nhân vật chính?

- Câu chuyện diễn biến ra sao (mở đầu, phát triển, kết thúc)?

- Khi kể lại chuyện, nên thêm từ ngữ, câu văn, hình ảnh,… thế nào cho hấp dẫn, sinh động?

- Cảm nghĩ của em sau khi đọc chuyện là gì?

b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí:

- Mở bài:

- Thân bài:

- Kết bài:

c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy viết bài văn kể lại chuyện “Sọ Dừa”. Trong bài viết, sử dụng ít nhất 3 từ ghép và 3 từ láy.

d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của mình theo hướng dẫn sau:

Câu hỏi đánh giá

Gợi ý chỉnh sửa bài viết

1. Phần mở bài đã giới thiệu ngắn gọn về truyện cổ tích Sọ Dừa và lí do kể lại chưa?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ý đó.

- Nếu chưa, viết thêm ý còn thiếu vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

2. Phần thân bài đã nêu được những nội dung chính như dàn ý đã lập chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.

- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung và ghi các câu cần bổ sung vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

3. Phần kết bài đã nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các ý đó.

- Nếu chưa, có thể viết thêm vào chỗ trống sau đây.

……………………………………………………

4. Bài viết đã sử dụng 3 từ ghép và 3 từ láy chưa?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân những từ đó.

- Nếu chưa, hãy đọc lại các câu xem nên bổ sung từ ghép, từ láy vào vị trí nào. Sau đó, ghi ở bên lề từ ghép hoặc từ láy tương ứng với dòng cần được bổ sung.

……………………………………………………

5. Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?

- Nếu có hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách sửa bên cạnh bài viết.

 Trả lời:

a) Tìm ý:

- Truyện kể về những nhân vật: Sọ Dừa, mẹ Sọ Dừa, phú ông, cô út, hai cô chị. Nhân vật chính là Sọ Dừa.

- Diễn biến:

+ Sọ Dừa được sinh ra với hình dạng kì dị, không chân, không tay, tròn như một quả dừa.

+ Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà phú ông và chăn rất giỏi.

+ Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa. Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

+ Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú nên đã đem lòng yêu thương chàng.

+ Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi con gái phú ông làm vợ.

+ Hai cô chị từ chối, cô út bằng lòng.

+ Hai cô chị ghen tức khi thấy con người thật của Sọ Dừa.

+ Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên.

+ Sọ Dừa đi sứ, trước khi đi đã dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân.

+ Hai cô chị đã bày mưu hãm hại cô em  để thay em làm bà trạng.

+ Cô em không chết, dạt vào sống ở hoang đảo rồi nhờ những vật hộ thân mà gặp được chồng mình.

+ Hai cô chị xấu hổ bỏ đi biệt tích.

+ Từ đó vợ chồng quan trạng sống hạnh phúc bên nhau.

- Học sinh có thể thêm những từ ngữ, câu văn,… khi kể lại, miễn không làm sai lệch nội dung câu chuyện.

- Cảm nghĩ: truyện đề cao giá trị chân chính của con người; truyện gợi lên tình yêu thương, sự cảm thông với những người bất hạnh, kém may mắn,…

b) Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu chuyện Sọ Dừa, giải thích vì sao em muốn kể câu chuyện Sọ Dừa.

- Thân bài: Kể lại diễn biến nội dung câu chuyện Sọ Dừa.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em và bài học rút ra sau khi đọc truyện Sọ Dừa.

c) Viết bài

Tuổi thơ em gắn liền với nhưng “câu chuyện ngày xưa bà thường hay kể”, anh Khoai trung thực, hiền lành cưới được con gái phú ông, cô Tấm vượt qua bao gian khó giữ lấy cho mình cuộc sống hạnh phúc hay chàng Thạch Sanh dũng cảm và tốt bụng khiến công chúa rung động,… Và đặc biệt không thể không kể đến chuyện về anh chàng Sọ Dừa, một câu chuyện thú vị và chứa đầy tình yêu thương.

Truyện kể rằng, có vợ chồng ông lão nọ đi ở cho nhà phú ông, họ chăm chỉ và hiền lành lắm nhưng ngoài 50 rồi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm khi vào rừng đốn củi, trời nắng to mà khát nước quá, chợt thấy cái sọ dừa ở gốc cây đựng đầy nước mưa, bà bê lên uống, Thế rồi bà có mang. Không lâu sau, người chồng mất, bà sinh ra một đứa con nhưng nó lại không tay, không chân, tròn lông lốc như một quả dừa, bà buồn lắm, toan vứt nó đi nhưng đứa bé lại cất tiếng nói:

- Mẹ ơi! Con là người đấy, mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

Bà lão thương con, đành nuôi và đặt tên nó là Sọ Dừa. Lớn lên, sọ dừa vẫn thế, không làm được việc gì, bà mẹ vô cùng phiền lòng. Biết vậy, Sọ Dừa nhờ mẹ xin cho đến chăn bò cho nhà phú ông. Lúc đầu, phú ông ngần ngại nhưng lại nghĩ Sọ Dừa ăn ít cơm, công lao cũng chẳng tốn là bao nên ông đồng ý, chẳng ngờ Sọ Dừa chăn bò rất giỏi, ban ngày cậu chăn bò ra đồng, tối lại chăn về, con nào cũng no căng béo tốt, phú ông ấy thế làm mừng. Ngày mùa bận bịu, tôi tớ ra đồng hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm ra cho Sọ Dừa. Hai cô chị kiêu kỳ, hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út vốn tính thương người đối xử với anh tử tế.

Một lần khi mang cơm ra cho Sọ Dừa, nghe có tiếng sáo véo von, rón rén lại gần, cô út thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Nhưng khi đứng dậy thì lại chỉ còn Sọ Dừa nằm lăn long lốc ở đó. Nhiều lần như vậy, biết Sọ Dừa không phải người thường, cô đem lòng yêu mến. Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ, bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng con năn nỉ mãi, bà cũng bằng lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn cưới được con gái ta thì phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão về nhà, nghĩ chắc cũng thôi nghỉ hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, trong nhà có đủ sinh lễ, cả giai nhân chạy từ nhà dưới nhà trên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi, chỉ có cô út cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Ngày cưới, nhà Sọ Dừa cỗ bàn linh đình, tấp nập giai nhân, khi rước dâu, không thấy Sọ Dừa lăn long lốc đâu, chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng cạnh cô út. Hai cô chị thấy vậy vừa tiếc nuối vừa ghen tức. Từ ngày đó, vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc, Sọ Dừa còn tỏ ra thông minh, chăm chỉ đèn sách, quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Nhưng chằng bao lâu sau được vua sai đi sứ. Trước khi đi, Sọ Dừa có đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng, nói là để hộ thân. Hai cô chị độc ác muốn hại em để thay làm bà trạng. Nhân lúc quan trạng đi vắng, sang rủ cô em đi chèo thuyền rồi đẩy cô em xuống nước, cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra. Sống qua ngày bằng cách đánh cá lây lửa nướng để ăn, hai quả trứng nở thành một đôi gà, bầu bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống gay to:

- Ò ó o… phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan trạng thấy thế bèn cho thuyền vào xem, hai vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà nhưng không cho ai biết, quan trạng mở tiệc mừng với bà con ngày trở về. Hai cô chị thấy vậy mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra vẻ thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, hết tiệc mới dẫn vợ ra. Hai cô chị thấy em, xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ ra đi biệt xứ.

Truyện Sọ Dừa là một trong những truyện đặc sắc và ý nghĩa nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, người ở hiền thì gặp lành, tốt bụng chân thành thì sẽ được đền đáp xứng đáng, và những kẻ ác sẽ không bao giờ có được kết cục tốt đẹp.

- 3 từ ghép: trung thực, vợ chồng, độc ác.

- 3 từ láy: lông lốc, bận bịu, tử tế.

d) Học sinh tự sửa lỗi bài viết của mình theo gợi ý.

Câu 8 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 32): Tìm và nêu cách sửa lỗi sai trong đoạn văn sau:

 Từ thuở còn thơ bé. Tôi đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về những truyền thuyết li kì, về những người anh hùng dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng như thế. Truyền thuyết kể lại rằng. Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một ngôi làng nọ bên sông Hồng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già vẫn chưa có một mụn con. Một hôm bà ra đồng, chông thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, hai  vợ chồng vô cùng vui mừng. Nhưng không giống những người khác, bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Điều kì lạ nữa là cậu bé lên ba tuổi mà vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó  khiến hai vợ chồng vừa buồn, vừa lo…

Những chỗ sai

Cách sửa

- Ví dụ: Từ thuở còn thơ bé. Tôi đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về những tiểu thuyết li kì, về những người anh hùng dân tộc.

(Sai về dấu câu, câu đầu chưa đủ thành phần chính)

- ……………………………………….

…………………………………………

- ……………………………………….

…………………………………………

- Từ thuở còn thơ bé, tôi đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về những truyền thuyết li kì, về những người anh hùng dân tộc.

(Thay dấu chấm bằng dấu phẩy)

 

-…………………………………........

……………………………………......

- ……………………………………….

……………………………………......  

         

 Trả lời:

Những chỗ sai

Cách sửa

- Ví dụ: Từ thuở còn thơ bé. Tôi đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về những tiểu thuyết li kì, về những người anh hùng dân tộc.

(Sai về dấu câu, câu đầu chưa đủ thành phần chính)

- Truyền thuyết kể lại rằng. Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một ngôi làng nọ bên sông Hồng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già vẫn chưa có một mụn con.

(Dùng dấu chấm không đúng vì sau đó là đoạn kể)

- Một hôm, bà ra đồng, chông thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử.

(Sai chính tả: ch/tr)

- Từ thuở còn thơ bé, tôi đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về những truyền thuyết li kì, về những người anh hùng dân tộc.

(Thay dấu chấm bằng dấu phẩy)

 

Truyền thuyết kể lại rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một ngôi làng nọ bên sông Hồng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già vẫn chưa có một mụn con.

(Thay dấu chấm bằng dấu hai chấm).

 

- Một hôm, bà ra đồng, trông thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử.

(Sửa lại cho đúng chính tả)

Xem thêm các bài giải vở bài tập luyện viết Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Bài 2: Tập làm thơ lục bát

Bài 3: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

Bài 4: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát

Bài 5: Viết đoạn văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Bài 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

1 1564 lượt xem