Vở bài tập Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 5 (Cánh diều): Viết đoạn văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Với giải Vở bài tập Luyện viết Ngữ văn lớp 6 Bài 5: Viết đoạn văn thuyết minh thuật lại một sự kiện sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Luyện viết Ngữ văn 6.

1 791 17/10/2022


Giải VBT Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 5: Viết đoạn văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 

Câu 1 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 73): Cho đề bài: Thuật lại một sự kiện đáng nhớ mà trường em tổ chức.

Bảng dưới đây có những gợi ý giúp em thực hiện nhiệm vụ viết. Tuy nhiên, thông tin về các sự việc / hoạt động, địa điểm chưa được sắp xếp phù hợp. Em hãy sắp xếp lại thông tin và có thể bổ sung sự việc / hoạt động nếu em muốn.

Sự kiện

Các sự việc/ hoạt động

Địa điểm

Trải nghiệm “Văn hóa và công nghệ”

- Nghe trình bày về cách trồng rau thời hiện đại

- Tham quan Bảo tàng Dân tộc học

- Thực hành lắp kính thực tế ảo

- Nêu cảm nhận, suy nghĩ sau khi tham gia hoạt động

Vườn trường

Trải nghiệm “Người làm vườn”

- Mua rau, thức ăn, hoa quả,… theo thực đơn phù hợp

- Xem phim 3D về văn hóa các vùng miền của đất nước bằng kính thực tế ảo

- Nêu cảm nhận, suy nghĩ sau khi tham gia hoạt động

- Sơ chế, làm sạch các loại thực phẩm

Bảo tàng

Trải nghiệm

“Nấu cơm giúp mẹ”

- Quan sát, ghi tên các loại rau, trao đổi về đặc điểm, các món ăn chế biến từ những loại rau này

- Nấu các món ăn và thưởng thức

- Nêu cảm nhận, suy nghĩ sau khi tham gia hoạt động

- Nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho rau

Sân trường

 

a) Sự kiện: Trải nghiệm “Văn hóa và công nghệ”

- Các sự việc / hoạt động:

- Địa điểm:

b) Trải nghiệm “Người làm vườn”

- Các sự việc / hoạt động:

- Địa điểm:

c) Trải nghiệm “Nấu cơm giúp mẹ”

- Các sự việc / hoạt động:

- Địa điểm:

Trả lời:

a) Sự kiện: Trải nghiệm “Văn hóa và công nghệ”

- Các sự việc / hoạt động:

+ Tham quan Bảo tàng Dân tộc học

+ Xem phim 3D về văn hóa các vùng miền của đất nước bằng kính thực tế ảo

+ Thực hành lắp kính thực tế ảo

+ Nêu cảm nhận, suy nghĩ sau khi tham gia hoạt động

- Địa điểm: Bảo tàng

b) Trải nghiệm “Người làm vườn”

- Các sự việc / hoạt động:

+ Nghe trình bày về cách trồng rau thời hiện đại

+ Quan sát, ghi tên các loại rau, trao đổi về đặc điểm, các món ăn chế biến từ những loại rau này

+ Nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho rau

+ Nêu cảm nhận, suy nghĩ sau khi tham gia hoạt động

- Địa điểm: Vườn trường

c) Trải nghiệm “Nấu cơm giúp mẹ”

- Các sự việc / hoạt động:

+ Mua rau, thức ăn, hoa quả,… theo thực đơn phù hợp

+ Sơ chế, làm sạch các loại thực phẩm

+ Nấu các món ăn và thưởng thức

+ Nêu cảm nhận, suy nghĩ sau khi tham gia hoạt động

- Địa điểm: Sân trường

Câu 2 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 75): Chọn một trong ba sự kiện ở bài tập 1 nêu trên và trả lời các câu hỏi:

a) Sự kiện em chọn là:

b) Trong thực tế, trường em đã tổ chức hoạt động / sự kiện này hoặc một sự kiện tương tự chưa? (Nếu là sự kiện tương tự hãy kể 1 – 2 ví dụ).

c) Nếu cần viết bài thuật lại sự kiện này, em nghĩ người đọc bài viết của em có thể là những ai? Em sẽ sử dụng ngôn ngữ hoặc cách diễn đạt nào để phù hợp  với đối tượng đó?

d) Chỉ ra 1 – 2 nội dung chính mà em dự định sẽ tập trung làm nổi bật trong bài viết.

e) Em có những kinh nghiệm hoặc lưu ý cần thiết nào để viết tốt loại bài này?

Trả lời:

a) Sự kiện em chọn là: Trải nghiệm “Người làm vườn”

b) Trường em đã tổ chức hoạt động này ở giữa học kì I của năm học.

c) Người đọc bài viết của em có thể là thầy cô giáo, bố mẹ, bạn bè. Ngôn ngữ, cách diễn đạt cần chuẩn mực, nghiêm túc để phù hợp với đối tượng.

d) Nội dung chính mà em dự định sẽ tập trung làm nổi bật trong bài viết là các hoạt động bắt sâu, nhổ cỏ cho rau.

e) Lưu ý cần thiết để viết tốt loại bài này: dùng nhiều câu trần thuật; sử dụng các trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn; các sự việc / hoạt động trình bày theo trật tự trước sau.

Câu 3 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 76): Văn bản sau thuật lại sự kiện kí kết Hiệp định Pa-ri nhưng thứ tự các phần trong văn bản đó đã bị đảo lộn. Em hãy sắp xếp lại để có một văn bản phù hợp.

27-1-1973: Kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh

 lập lại hoà bình ở Việt Nam

(1) Trong những ngày tháng Giêng năm bảy mươi ba đó, tất cả các báo chí đài phát thanh và vô tuyến truyền hình ở Pa-ri cũng như ở trên thế giới đều liên tiếp đưa tin về Hội nghị Pa-ri và bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình, Việt Nam. Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kle-bo (Kleber) đã trở thành trụ tâm thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới. 

(2) Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại. 

| Hiệp định Pa-ri đã được kí chính thức. [...] 

(3) Như thế là sau 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Tập văn bản Hiệp định và các nghị định thư bằng hai thứ tiếng Việt và Anh đã được thoả thuận xong. Buổi lễ kí kết đã diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm tại phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ. Ở bên ngoài, dọc Đại lộ Kle-bơ, hàng ngàn đại biểu Việt kiều và nhân dân Pháp đã nồng nhiệt vỗ tay, vẫy cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ có sao vàng ở giữa, hộ khẩu hiệu chào mừng các đại biểu Việt Nam chiến thắng. 

(4) Những ngày lịch sử nối tiếp nhau dồn dập. 

Ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối cùng các văn kiện đã thoả thuận xong giữa hai bên. 

Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger). 

Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên. 

Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được ký kết. 

(Theo maxreading.com) 

Trả lời

Thứ tự sắp xếp các phần để tạo nên một văn bản phù hợp là: (2) – (1) – (4) – (3)

Câu 4 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 77): Đọc lại đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thuật lại một sự kiện đáng nhớ mà trường em tổ chức.

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Đó là sự kiện gì của trường em (nêu cụ thể tên của sự kiện)?

- Sự kiện diễn ra ở đâu? vào thời gian nào?

- Sự kiện được tổ chức nhằm mục đích gì?

- Có những đối tượng nào tham gia sự kiện?

- Hoạt động chính của sự kiện diễn ra như thế nào (mở đầu, diễn biến, kết thúc)?

- Sự kiện nào trong hoạt động đó để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?

- Ý nghĩa / tác dụng của sự kiện đó là gì (với mọi người, với cá nhân em)?

b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.

- Mở bài: Giới thiệu sự kiện (nêu tên sự kiện; thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện; mục đích tổ chức sự kiện).

- Thân bài: Nêu diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian (nhân vật tham gia; hoạt động chính tổ chức như thế nào; hoạt động nào để lại ấn tượng nhất với em, lí do)

- Kết bài: Nêu kết thúc của sự kiện và ý nghĩa / tác dụng của sự kiện đối với mọi người và với bản thân em.

c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

- Viết tiếp phần mở bài của đề văn trên với câu mở đầu sau đây:

 Vào giữa học kì I, trường tôi đã tổ chức cho học sinh khối 6 trải nghiệm một sự kiện thật thú vị

- Viết một đoạn văn trong phần thân bài để thuật lại hoạt động chính của sự kiện với hai câu đầu như sau. Chỉ ra những câu có sử dụng vị ngữ mở rộng trong đoạn văn.

 Hoạt động chính của sự kiện là các nhóm sẽ thực hiện nấu cơm giúp mẹ, bữa cơm cho 6 người ăn với tổng số tiền là 120 nghìn đồng. Trước hết, thực phẩm tươi sống được các nhóm chuẩn bị ở nhà và mang đến sơ chế tại khu vực quy định của trường.

- Viết tiếp phần kết bài của đề văn trên với câu mở đầu sau:

 Sự kiện trải nghiệm “Nấu cơm giúp mẹ” nhân kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10 của trường tôi đã kết thúc. Niềm vui được nhân lên khi nhóm “Bồ câu” lớp tôi đạt giải nhất toàn trường.

Trả lời:

a) Tìm ý

- Đó là sự kiện “Nấu cơm giúp mẹ”.

- Sự kiện diễn ra ở trường, vào sáng Chủ nhật. 

- Sự kiện được tổ chức nhằm mục đích chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ, bày tỏ tình cảm dành cho mẹ, đồng thời rèn luyện kĩ năng sống cho HS. 

- Những đối tượng tham gia sự kiện: HS, giáo viên các lớp, phụ huynh.

- Hoạt động chính của sự kiện:

+ Các lớp bước vào cuộc thi nấu ăn.

+ Chuẩn bị thực phẩm: mua rau, thịt, hoa quả,... theo thực đơn phù hợp.

+ Sơ chế, làm sạch các loại thực phẩm.

+ Nấu các món ăn tại trường.

+ Thuyết trình giới thiệu sản phẩm.

+ Cùng nhau thưởng thức.

– Sự việc trong hoạt động đó để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em:

+ Nghe các bạn giới thiệu về những món ăn.

+ Cảm động khi nghĩ đến mẹ.

- Ý nghĩa / tác dụng của sự kiện đó với mọi người và với cá nhân em:

+ Gắn kết bạn bè.

+ Tự tin hơn về bản thân.

+ Thương mẹ nhiều hơn,... 

b) Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu sự kiện “Nấu cơm giúp mẹ”.

- Thân bài: Nêu diễn biến của sự kiện “Nấu cơm giúp mẹ”.

+ Các lớp bước vào cuộc thi nấu ăn.

+ Chuẩn bị thực phẩm: mua rau, thịt, hoa quả,... theo thực đơn phù hợp.

+ Sơ chế, làm sạch các loại thực phẩm.

+ Nấu các món ăn tại trường.

+ Thuyết trình giới thiệu sản phẩm.

+ Cùng nhau thưởng thức.

- Kết bài: Nêu kết thúc của sự kiện và ý nghĩa / tác dụng của sự kiện đối với mọi người và bản thân em.

c) Viết

- Viết tiếp phần mở bài:

Vào giữa học kì I, trường tôi đã tổ chức cho học sinh khối 6 trải nghiệm một sự kiện thật thú vị. Đó là sự kiện “Nấu cơm giúp mẹ” diễn ra vào sáng chủ nhật tại sân trường để học sinh có cơ hội bày tỏ tình cảm với mẹ nhân ngày 20 – 10.

- Viết tiếp thân bài:

Hoạt động chính của sự kiện là các nhóm sẽ thực hiện nấu cơm giúp mẹ, bữa cơm cho 6 người ăn với tổng số tiền là 120 nghìn đồng. Trước hết, thực phẩm tươi sống được các nhóm chuẩn bị ở nhà và mang đến sơ chế tại khu vực quy định của trường. Các thực phẩm tươi sống như thịt, hoa quả,… và các loại gia vị được bày biện đầy đủ gọn gàng trên bàn để sự kiện chuẩn bị được diễn ra. Khi hiệu lệnh còi vang lên, các nhóm bắt tay nhau vào để nấu ăn tại sân trường. Mùi thơm của thức ăn kết hợp với những tiếng leng keng của dao thớt, nồi niêu thật thú vị. Trải qua nửa buổi, các món ăn cũng được bày biện trang trí rất đẹp mắt. Sau đó, các nhóm bắt đầu thuyết trình về món ăn của mình.

- Viết tiếp kết bài:

Sự kiện trải nghiệm “Nấu cơm giúp mẹ” nhân kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10 của trường tôi đã kết thúc. Niềm vui được nhân lên khi nhóm “Bồ câu” lớp tôi đạt giải nhất toàn trường. Sau sự kiện này, tôi sẽ chăm chỉ nấu cơm giúp mẹ hơn. Nhìn thấy nụ cười của mẹ tôi cũng cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Chúng tôi đều mong có nhiều hoạt động trải nghiệm hơn nữa.

Câu 5 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 81): Đọc lại đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Đó là sự kiện gì của địa phương em (nêu cụ thể tên của sự kiện)?

- Sự kiện diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?

- Sự kiện được tổ chức nhằm mục đích gì?

- Có những đối tượng nào tham gia sự kiện?

- Hoạt động chính của sự kiện diễn ra như thế nào (mở đầu, diễn biến, kết thúc)?

- Sự kiện nào trong hoạt động đó để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?

- Ý nghĩa / tác dụng của sự kiện đó là gì (với mọi người, với cá nhân em)?

b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.

- Mở bài: Giới thiệu sự kiện (nêu tên sự kiện; thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện; mục đích tổ chức sự kiện).

- Thân bài: Nêu diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian (nhân vật tham gia; hoạt động chính tổ chức như thế nào; hoạt động nào để lại ấn tượng nhất với em, lí do).

- Kết bài: Nêu kết thúc của sự kiện và ý nghĩa / tác dụng của sự kiện đối với mọi người và với bản thân em.

c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

- Viết phần mở bài:

- Viết một đoạn trong phần thân bài để thuật lại hoạt động chính của sự kiện:

- Viết phần kết bài:

Trả lời:

a) Tìm ý:

- Sự kiện “Làm đẹp đường làng” ở địa phương em.

- Sự kiện diễn ra ở làng em và vào ngày chủ nhật.

- Sự kiện được tổ chức nhằm làm sạch đường làng ngõ xóm để chuẩn bị chào đón năm mới.

- Đối tượng tham gia: cán bộ và người dân trong làng.

- Hoạt động chính:

+ Chuẩn bị dụng cụ lao động.

+ Phân chia công việc cụ thể.

+ Dọn rác ở đường làng.

+ Trồng hoa và cây hai bên đường.

+ Xây dựng hố rác

+ Tổng kết công việc đã làm.

- Sự việc trong hoạt động đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất: Trồng cây và hoa hai bên đường. Vì nhìn thấy đường làng tươi mát, sạch sẽ mọi người đều cảm thấy rất vui.

- Ý nghĩa / tác dụng của sự kiện đó:

+ Gắn kết người dân trong làng.

+ Giúp làng quê trở nên đẹp và sạch sẽ hơn

b) Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu sự kiện:

+ Sự kiện “Làm đẹp đường làng” ở địa phương em.

+ Sự kiện diễn ra ở làng em và vào ngày chủ nhật.

+ Sự kiện được tổ chức nhằm làm sạch đường làng ngõ xóm để chuẩn bị chào đón năm mới.

+ Đối tượng tham gia: cán bộ và người dân trong làng.

- Thân bài:  Hoạt động chính:

+ Chuẩn bị dụng cụ lao động.

+ Phân chia công việc cụ thể.

+ Dọn rác ở đường làng.

+ Trồng hoa và cây hai bên đường.

+ Xây dựng hố rác

+ Tổng kết công việc đã làm.

 Sự việc trong hoạt động đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất: Trồng cây và hoa hai bên đường. Vì nhìn thấy đường làng tươi mát, sạch sẽ mọi người đều cảm thấy rất vui.

- Kết bài: Ý nghĩa / tác dụng của sự kiện đó:

+ Gắn kết người dân trong làng.

+ Giúp làng quê trở nên đẹp và sạch sẽ hơn

Câu 6* (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 84): Chọn những thông tin chính trong một bài viết bất kì và thể hiện theo hình thức đồ họa để tạo nên một sản phẩm thú vị.

 Gợi ý:

- Tham khảo cách trình bày của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ (sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập một, trang 95).

- Nên làm trên khổ giấy A4, A3 hoặc A0 (chữ có thể in hoặc viết tay).

- Khuyến khích sử dụng tranh minh họa tự vẽ hoặc ảnh chụp cảnh thật (đã diễn ra ở trường).

Trả lời

HS tự trang trí trình bày sản phẩm của mình theo ý thích.

Câu 7 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 85): Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi có trong đoạn văn sau:

 Hoạt động chính của sự kiện là các nhóm sẽ được thực hiện nấu cơm giúp mẹ, bữa cơm cho 6 người ăn với số tiền là 120 nghìn đồng. Thực phẩm tươi sống được các nhóm chuẩn bị ở nhà và mang đến sơ chế tại khu vực quy định của trường. Đúng 8 giờ sáng học sinh các nhóm đã có mặt đầy đủ. Thời tiết hôm đó mới đẹp làm sao! Bầu trời quang đãng không gợn chút mây. Một màu xanh thăm thẳm bao trùm không gian náo nhiệt khắp sân trường. Các nhóm đã phân công việc cụ thể cho từng người nên các nhóm rất khẩn trương vào việc. Đây là khu dành cho các “đầu bếp nhí” trổ tài. Một dãy bàn kê ngay ngắn, trên đó là mười chiếc bếp từ đã sẵn sàng nhập cuộc. Kia là khu vực rửa và sơ chế thức ăn. Phía trung tâm và nơi các bạn đang chuẩn bị bày bát đĩa, trang trí bàn ăn, cắt tỉa củ quả,… Chỗ nào cũng thật nhộn nhịp, vui vẻ và ầm ĩ tiếng cười nói.

Những chỗ sai

Cách sửa

- Ví dụ: Đúng 8 giờ sáng học sinh các nhóm đã có mặt đầy đủ.

(Thiếu dấu phẩy phân biệt thành phần trạng ngữ với thành phần chính)

- ………………………………………

- ………………………………………

- ………………………………………

- ………………………………………

- Đúng 8 giờ sáng, học sinh các nhóm đã có mặt đầy đủ.

(Bổ sung dấu phẩy sau “Đúng 8 giờ sáng)

- ………………………………………

- ………………………………………

- ………………………………………

- ………………………………………

 

Trả lời

Những chỗ sai

Cách sửa

- Đúng 8 giờ sáng học sinh các nhóm đã có mặt đầy đủ.

(Thiếu dấu phẩy phân biệt thành phần trạng ngữ với thành phần chính)

- Thời tiết hôm đó mới đẹp làm sao! Bầu trời quang đãng không gợn chút mây. Một màu xanh thăm thẳm bao trùm không gian náo nhiệt khắp sân trường.

(Kiểu câu biểu cảm, miêu tả sử dụng liên tiếp chưa phù hợp với thể loại văn bản thông tin thuật lại một sự kiện)

- Các nhóm đã phân công việc cụ thể cho từng người nên các nhóm rất khẩn trương vào việc.

(Lặp từ “các nhóm”)

- Chỗ nào cũng thật nhộn nhịp, vui vẻ và ầm ĩ tiếng cười nói.

(Từ “ầm ĩ” chưa phù hợp với bối cảnh)

- Đúng 8 giờ sáng, học sinh các nhóm đã có mặt đầy đủ.

(Bổ sung dấu phẩy sau “Đúng 8 giờ sáng)

- Hôm đó, thời tiết rất thuận lợi cho việc tổ chức sự kiện: bầu trời quang đãng; không khí mát mẻ, ánh nắng lan tỏa khắp sân trường.

(Sửa lại thành câu trần thuật)

 

 

- Các nhóm đã phân công việc cụ thể cho từng người nên ai cũng rất khẩn trương vào việc.

(Thay từ “các nhóm” bằng “ai cũng”).

- Chỗ nào cũng thật nhộn nhịp, vui vẻ và rộn rã tiếng cười nói.

(Thay bằng từ “rộn rã”)

Xem thêm các bài giải vở bài tập luyện viết Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Bài 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Bài 9: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Bài 10: Tóm tắt văn bản thuật lại một sự kiện, viết biên bản

1 791 17/10/2022