Vở bài tập Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 4 (Cánh diều): Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát

Với giải Vở bài tập Luyện viết Ngữ văn lớp 6 Bài 4: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Luyện viết Ngữ văn 6.

1 996 lượt xem


Giải VBT Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 4: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát 

Câu 1 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 59): Điền các từ ngữ (yêu thích, cảm nghĩ, ấn tượng, nghệ thuật, cảm xúc, nội dung, suy nghĩ, Bài thơ) vào chỗ trống trong đoạn văn sau để hoàn chỉnh cách hiểu về kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát:

 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát là nêu lên những (1)………….. và (2)…………. của em về bài thơ đó. Người viết cần trả lời câu hỏi: (3)………….. gợi cho em những (4)…………. gì? Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết (5)…………… hoặc yếu tố (6)………………. của bài thơ lục bát mà em có (7)……….. và (8)…………

Trả lời:

(1): cảm xúc

(2): suy nghĩ

(3): Bài thơ

(4): cảm nghĩ

(5): nội dung

(6): nghệ thuật

(7): ấn tượng

(8): yêu thích

Câu 2 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 60): Những dòng thơ nào sau đây nêu đúng các yêu cầu cần thiết để viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát? Hãy đánh dấu v vào ô trống phù hợp.

Thông tin

Đúng

Sai

1. Đọc toàn bộ văn bản bài thơ lục bát.

 

 

2. Chỉ cần đọc nhan đề bài thơ lục bát.

 

 

3. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ lục bát.

 

 

4. Hiểu được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ lục bát.

 

 

5. Tìm hiểu thông tin về các thể thơ truyền thống.

 

 

6. Lựa chọn được yếu tố yêu thích trong bài thơ lục bát.

 

 

7. Lập dàn ý cho bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát.

 

 

8. Viết đoạn văn thể hiện sự tâm đắc, thích thú của mình về một chi tiết nào đó của bài thơ lục bát.

 

 

9. Giới thiệu chi tiết về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của tác giả bài thơ lục bát.

 

 

10. Kiểm tra lại đoạn văn đã viết, phát hiện và chỉnh sửa các lỗi về nội dung và hình thức.

 

 

Trả lời:

Thông tin

Đúng

Sai

1. Đọc toàn bộ văn bản bài thơ lục bát.

 

2. Chỉ cần đọc nhan đề bài thơ lục bát.

 

3. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ lục bát.

 

4. Hiểu được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ lục bát.

 

5. Tìm hiểu thông tin về các thể thơ truyền thống.

 

6. Lựa chọn được yếu tố yêu thích trong bài thơ lục bát.

 

7. Lập dàn ý cho bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát.

 

8. Viết đoạn văn thể hiện sự tâm đắc, thích thú của mình về một chi tiết nào đó của bài thơ lục bát.

 

9. Giới thiệu chi tiết về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của tác giả bài thơ lục bát.

 

10. Kiểm tra lại đoạn văn đã viết, phát hiện và chỉnh sửa các lỗi về nội dung và hình thức.

 

 

Câu 3 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 60): Em hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam (thể lục bát) đã học hoặc đã đọc.

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Bài ca dao mà em thích là bài nào?

- Chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào trong bài làm cho em thích? (Ví dụ: Về nội dung, bài ca dao viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương, gắn bó giữa mọi người,…; về hình thức, bài ca dao sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình,…)

- Vì sao em thích (Ví dụ: Về nội dung, bài ca dao gợi cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ,…; về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm, các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát,…)

- Em có suy nghĩ và cảm xúc gì về bài ca dao?

b) Lập dàn ý cho đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao theo gợi ý sau:

- Mở đoạn: Nêu được đề tài và cảm nghĩ chung của em về bài ca dao.

- Thân đoạn: Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài ca dao khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Nêu các lí do khiến em yêu thích.

- Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài ca dao. Ví dụ: Bài ca dao nói giúp cho em được những gì (tình cảm đối với ông, bà, cha, mẹ,…)?

c) Viết

Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Chú ý lựa chọn các từ ngữ phù hợp để diễn tả cảm nghĩ của em về bài ca dao.

Trả lời:

a) Tìm ý

- Bài ca dao em thích là:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.

- Chi tiết yếu tố nội dung nghệ thuật trong bài thơ làm em thích:

+ Nội dung: Bài ca dao đã ca ngợi công lao to lớn của đấng sinh thành – cha mẹ. Đồng thời răn dạy con người phải biết ghi nhớ và báo đáp công ơn ấy.

+ Nghệ thuật: bài ca dao sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình.

Công cha / như núi / ngất trời

Nghĩa mẹ / như nước / ở ngoài / biển Đông

Núi cao / biển rộng / mênh mông,

Cù lao / chín chữ / ghi lòng / con ơi.

- Em thích bài ca dao này vì:

+ Nội dung: Bài ca dao gợi cho em nhớ đến hình ảnh cha mẹ của mình hết lòng yêu thương con cái. Qua đó, thể hiện lòng biết ơn của em với cha mẹ mình.

+ Nghệ thuật: Biện pháp tu từ so sánh “công cha” “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”: Dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên “núi”, “biển” để thể hiện công lao, to lớn của cha mẹ. Hình ảnh “cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề (cù: siêng năng, lao: khó nhọc, chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn). dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở).

- Suy nghĩ của em về bài ca dao: bài ca dao chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình. Lời răn dạy chắc hẳn sẽ còn nguyên giá trị cho đến muôn đời.

b) Lập dàn ý:

- Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu và trích dẫn bài thơ dao “Công cha như núi ngất trời”.

- Thân bài

+ Nội dung chính: Bài ca dao đã ca ngợi công lao to lớn của đấng sinh thành – cha mẹ. Đồng thời răn dạy con người phải biết ghi nhớ và báo đáp công ơn ấy.

+ Nghệ thuật:  Biện pháp tu từ so sánh “công cha” “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”: Dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên “núi”, “biển” để thể hiện công lao, to lớn của cha mẹ. Hình ảnh “cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề (cù: siêng năng, lao: khó nhọc, chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn). dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở).

=> Hình ảnh thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.

- Kết bài: Đánh giá ý nghĩa, giá trị của bài ca dao “Công cha như núi ngất trời”.

c) Viết

Từ bao đời nay, ca dao luôn gắn với đời sống của nhân dân lao động. Lời ca dao gửi gắm những tình cảm, bài học về cuộc sống. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Biện pháp tu từ so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Ở đây, tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên – đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Có lẽ chẳng thể nào đong đếm được công lao của đấng sinh thành. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Lòng cha mẹ dù con lớn lên cũng không nguôi lo lắng. Hình ảnh “cù lao chín chữ” muốn nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và chín chữ ở đây cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Câu thơ giống như một lời nhắn nhủ, khuyên bảo con cái phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ. Từ đó, con cái phải sống sao cho tròn đạo hiếu. Bài ca dao chỉ bốn câu nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình. Lời răn dạy chắc hẳn sẽ còn nguyên giá trị cho đến muôn đời.

Câu 4 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 63): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát viết về đề tài người mẹ sau đây:

Tóc của mẹ tôi

Phan Thị Thanh Nhàn

Mẹ tôi hong tóc buổi chiều

Quay quay bụi nước bay theo gió đồng

Tóc dài mẹ xõa sau lưng

Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.

Tóc sâu của mẹ, tôi tìm

Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương

Bao nhiêu sợi bạc màu sương

Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.

Con ngoan rồi đấy mẹ ơi

Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

(Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)

 

Mẹ tôi

Nguyễn Trọng Tạo

mẹ tôi dòng dõi nhà quê
trầu cau thừ thuở chưa về làm dâu
áo sồi nâu, mấn bùn nâu
trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên

cha tôi chẳng đỗ trạng nguyên
ông đồ hay chữ thường quên việc nhà
mẹ tôi chẳng tiếng kêu ca
hai tay đồng áng lợn gà nồi niêu

chồng con duyên phận phải chiều
ca dao ru lúa câu Kiều ru con
gái trai bảy đứa vuông tròn
chiến tranh mình mẹ ngóng con, thờ chồng

bây giờ phố chật người đông
đứa nam đứa bắc nâu sồng mẹ thăm
(tuổi già đi lại khó khăn
thương con nhớ cháu đêm nằm chẳng yên)

mẹ tôi tóc bạc răng đen
nhớ thương xanh thắm một miền nhà quê.

(Theo thivien.net)

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Bài thơ lục bát mà em thích là bài nào?

- Chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào của bài thơ khiến em thích? Vì sao?

- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về bài thơ?

b) Lập dàn ý cho đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ theo gợi ý sau:

- Mở đoạn:

- Thân đoạn:

- Kết đoạn:

c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

- Viết các câu mở đoạn, tiếp nối câu sau:

 Kho tàng thơ lục bát viết về đề tài người mẹ của nước ta có rất nhiều bài thơ hay. Trong đó, bài thơ mà em

- Viết các câu của phần thân đoạn, tiếp nối câu sau:

 Trong bài thơ, điều mà em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ nhất là

- Viết câu kết đoạn, tiếp nối câu sau:

Tóm lại, bài thơ đã đem đến cho em nhiều cảm xúc, đã nói hộ em những suy nghĩ về

Trả lời:

a) Tìm ý

- Bài thơ lục bát em thích là bài “Tóc của mẹ tôi” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn.

- Chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật mà em thích: Bài thơ viết về hình ảnh người mẹ. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

- Cảm xúc, suy nghĩ của em về bài thơ: Qua hình ảnh tóc mẹ, nhà thơ đã khắc họa những khó khăn, nhọc nhằn của cuộc đời mẹ và bày tỏ tình yêu thương của mình với mẹ.

b) Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu về bài thơ lục bát “Tóc của mẹ tôi” và tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Nêu cảm nhận chung về bài thơ.

- Thân bài: Chỉ ra chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật mà em ấn tượng, thích thú trong bài thơ kèm theo những suy nghĩ, đánh giá của bản thân về cái hay, đặc sắc của các yếu tố đó.

- Kết bài: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân và liên hệ.

c) Viết

- Viết các câu mở đoạn:

Kho tàng thơ lục bát viết về đề tài người mẹ của nước ta có rất nhiều bài thơ hay. Trong đó, bài thơ mà em ấn tượng sâu sắc nhất là bài thơ “Tóc của mẹ tôi” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Bài thơ được viết về hình ảnh người mẹ với thể thơ lục bát.

- Viết các câu của phần thân đoạn:

Trong bài thơ, điều mà em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ nhất là hình ảnh mái tóc của mẹ. Nhà thơ đã khắc họa những khó khăn, nhọc nhằn của mẹ qua mái tóc “Bao nhiêu sợi bạc màu sương / Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi”. Qua hai câu thơ này, tác giả cũng thể hiện lòng thương mẹ và nỗi niềm ân hận khi những lần làm mẹ buồn và lo lắng “Con ngoan rồi đấy mẹ ơi / Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh”. Nhà thơ đã sử dụng thể thơ lục bát kết hợp với ngôn ngữ nhẹ nhàng tinh tế để thể hiện lòng yêu thương mẹ của mình.

- Viết câu kết đoạn:

Tóm lại, bài thơ đã đem đến cho em nhiều cảm xúc, đã nói hộ em những suy nghĩ về sự hi sinh của mẹ để chăm sóc cho con và tấm lòng yêu thương, biết ơn của con đối với mẹ.

Câu 5 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 67): Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong các bài thơ, ca dao lục bát viết về những người thân trong gia đình sau đây:

Nhà không có bố

Nguyễn Thị Mai

Nhà không có bố buồn sao

Cái đinh cũng thiếu, con dao thì cùn

Bơm xe chẳng hiểu cái jun

Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô

Không có bố, không thì giờ

Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm

Ngày đông gió bấc mưa dầm

Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

Chẳng vui tiếng điếu rít giòn

Bia không mua uống, em còn bán chai

Nước đun sôi để nguội hoài

Nhà không có bố, biết ai pha trà

Cho dù bãi mật phù sa

Mà không bên lở chẳng là dòng sông.

(Theo thivien.net)

Bà tôi

Kao Sơn

Bà hành khất đến ngõ tôi

Bà tôi cung cúc ra mời vào trong

Lưng còng đỡ lấy lưng còng

Thầm hai tiếng gậy…tụng trong nắng chiều.

Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu

Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm

Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm.

Bà ngồi dưới đất - mắt buồn… ngó xa.

Lá tre rụng xuống sân nhà

Thoảng hương nụ vối…chiều qua…cùng chiều

(Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn,

NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003)

Thương ông

Trần Lâm Bình

Thức chong nhịp thở bãi bồi

Ngực trần, chân đất, ông ngồi canh đêm

Bấm tay tính nước triều lên

Một đời bùn đất, một miền bão dông.

Đi thì lội phía hừng đông

Về thì bì bõm giữa mênh mông chiều

Bãi bồi gió táp, nắng thiêu

Ông tôi như ngọn thủy chiều…bể dâu

Ngõ làng nắng gọi hương cau

Thương ông quặn thắt nỗi đau kiếp người

Cháu xin thắp nén hương trời

Rưng rưng trái ngọt bãi bồi … dâng ông!

(Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn,

NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003)

 

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

(Ca dao)

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Em thích bài thơ, ca dao nào trong các bài trên?

- Cảm nghĩ chung của em về bài thơ, bài ca dao đó là gì?

- Trong bài thơ, ca dao em thích, những dòng thơ hoặc câu thơ, hình ảnh, cách ngắt nhịp, giọng điệu, biện pháp tu từ,… nào gây ấn tượng hoặc để lại trong em nhiều cảm xúc, suy nghĩ nhất? Vì sao?

- Đọc xong bài thơ, ca dao đó, em nhớ đến ai? Hãy nêu điểm gần gũi hoặc tương đồng giữa tình cảm của người viết trong bài thơ với tình cảm của em dành cho người thân mà em nhớ đến.

b) Lập dàn ý cho đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ, ca dao theo gợi ý sau:

- Mở đoạn

- Thân đoạn

- Kết đoạn

c) Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết đoạn văn khoảng 15 – 20 dòng nêu cảm nghĩ về bài thơ, ca dao lục bát mà em yêu thích (trong bài viết, có sử dụng dấu chấm phẩy).

Trả lời:

a) Tìm ý

- Em thích bài ca dao nói về tình cảm anh em trong gia đình.

- Cảm nghĩ của em về bài ca dao đó: bài ca dao khuyên con người phải sống hòa thuận, yêu thương, gắn bó với anh em trong nhà.

- Trong bài ca dao, em thích nhất hình ảnh so sánh: Yêu nhau như thể tay chân. Vì hình ảnh so sánh ấy đã thể hiện tình cảm của anh em trong nhà gắn bó thân thiết như tay với chân.

- Đọc xong bài ca dao đó, em nhớ đến anh trai của mình. Tình cảm trong bài ca dao và tình cảm của em đối với người anh trai đều là tình cảm gắn bó, yêu thương, trân trọng những tình cảm ruột thịt.

b) Lập dàn ý

- Mở đoạn: Giới thiệu bài ca dao, khái quát nội dung bài ca dao.

- Thân đoạn: Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao.

- Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ về bài ca dao và liên hệ.

c) Viết đoạn

Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:

"Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."

Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”; bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình.

Câu 6 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 71): Chỉ ra và nêu cách sửa những lỗi sai của các đoạn văn sau:

a) Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Đinh Nam Khương được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003. Đầy là bài thơ đạt giải A trong cuộc thi Thơ Lục bát do Tuần báo Văn nghệ tổ chức năm 2002. Cả bài thơ cho thấy tình yêu thương, đức hy sinh của người mẹ. Trong bài thơ chi tiết để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ là đôi bàn tay của mẹ. Bàn tay biết hát ru ấy không phải là phép mầu của ông Bụt, bà Tiên trong thế giới cổ tích mà là bàn tay đã nhận về mình bao nắng mưa vất vả, để “chắt chiu” từ đó những gì tốt đẹp nhất giành cho con, cho cuộc đời. Có thể nói, phép mầu nhiệm của đôi tay mẹ được sinh ra từ vất vả, lam lũ, nhọc nhằn, dầu dãi. Bài thơ còn cho ta thấy cội nguồn phép mầu của đôi bàn tay mẹ đến từ những yêu thương vô bờ mẹ dành cho con, Ru cho đời nín cái đau/ À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình. Có thể khẳng định, hình ảnh đôi bàn tay biết hát ru của mẹ trở thành biểu tượng đẹp về sức mạnh kì diệu; mầu nhiệm của tình yêu thương; đức hy sinh thầm lặng của mẹ.

Những chỗ sai

Cách sửa

- Ví dụ: Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Đinh Nam Khương được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003.

(Sai tên tác giả bài thơ)

-……………………………………….

………………………………………..

-……………………………………….

………………………………………..

-………………………………………

………………………………………..

- Ví dụ: Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Bình Nguyên được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003.

(Sửa lại tên tác giả)

 

-……………………………………….

………………………………………..

-……………………………………….

………………………………………..

-………………………………………

………………………………………..

 

b) Về thăm mẹ là bài thơ hay của nhà thơ Đinh Nam Khương. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự: tảo tần; chắt chiu; lam lũ và tình yêu; sự chăm chút mà mẹ dành cho mình. Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc, trong đó, em tâm đắc với biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong câu thơ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa. Cái nón ấy, khi xưa mẹ đội ra đồng làm mọi công việc của một nhà nông (“nón mê xưa đứng”), nay đã sờn cũ, hỏng vành vẫn được mẹ dùng để đậy chum tương, cái chum thấp, dáng khum khum, được đội chiếc nón lên trên, trong buổi trời òa mưa rơi nhìn như dáng người ngồi (“nay ngồi dầm mưa”). Hành động đứng, ngồi dầm mưa trong phép hoán dụ đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê hiện ra như bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa nắng mưa của mẹ. Nhờ cách diễn đạt này, tác giả đã thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với mẹ và mái nhà của mẹ. Chưa hết, bài thơ kết lại bằng một khổ thơ thật đặc biệt, chỉ có hai dòng. Dấu ba chấm ở cuối câu thơ lục: “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…” như khoảng lặng dưng dưng không nói thành lời, đang dâng lên trong lòng con. Sự xúc động, tình yêu thương, biết bao điều con đang nghĩ về mẹ,…, tất cả mở ra mênh mang, không lời sau dòng thơ đó.

Những chỗ sai

Cách sửa

- Ví dụ: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự: tảo tần; chắt chiu; lam lũ và tình yêu; sự chăm chút mà mẹ dành cho mình.

(Dùng dấu hai chấm và dấu chấm phẩy không đúng)

- ………………………………………

………………………………………..

- ………………………………………

………………………………………...

- ……………………………………

………………………………………...

- Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự tảo tần, chắt chiu, lam lũ và tình yêu, sự chăm chút mà mẹ dành cho mình.

(Bỏ dấu hai chấm và thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy)

- ………………………………………

………………………………………..

- ………………………………………

………………………………………...

- ………………………………………

………………………………………...

 

Trả lời:

a) Đoạn 1

Những chỗ sai

Cách sửa

- Bàn thơ À ơi tay mẹ của tác giả Đinh Nam Khương được in trong tập Thơ lục bát, Tác giả - tác phẩm được bình chọn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003.

(Sai tên tác giả bài thơ)

- Trong bài thơ chi tiết để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ là đôi bàn tay của mẹ.

(Thiếu dấu phẩy để phân tách thành phần trạng ngữ và thành phần chính trong câu)

- Bàn tay biết hát ru ấy không phải là phép mầu của ông Bụt, bà Tiên trong thế giới cổ tích mà là bàn tay đã nhận về mình bao nắng mưa vất vả, để “chắt chiu” từ đó những gì tốt đẹp nhất giành cho con, cho cuộc đời.

(Lỗi chính tả: gi/d)

- Bài thơ còn cho ta thấy cội nguồn phép mầu của đôi bàn tay mẹ đến từ những yêu thương vô bờ mẹ dành cho con, Ru cho đời nín cái đau/ À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.

(Dùng dấu phẩy là không đúng khi chuẩn bị trích dẫn thơ, thiếu dấu ngoặc kép khi trích dẫn trực thiếp các câu thơ)

- Có thể khẳng định, hình ảnh đôi bàn tay biết hát ru của mẹ trở thành biểu tượng đẹp về sức mạnh kì diệu; mầu nhiệm của tình yêu thương; đức hy sinh thầm lặng của mẹ.

(Dùng dấu chấm phẩy không đúng vì câu văn này không có nhiều ý phức tạp cần được liệt kê và đánh dấu ranh giới)

- Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự tảo tần, chắt chiu, lam lũ và tình yêu, sự chăm chút mà mẹ dành cho mình.

(Bỏ dấu hai chấm và thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy)

- Trong bài thơ, chi tiết để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ là đôi bàn tay của mẹ.

(Thêm dấu phẩy vào sau cụm từ “Trong bài thơ”

- Bàn tay biết hát ru ấy không phải là phép mầu của ông Bụt, bà Tiên trong thế giới cổ tích mà là bàn tay đã nhận về mình bao nắng mưa vất vả, để “chắt chiu” từ đó những gì tốt đẹp nhất dành cho con, cho cuộc đời.

(Sửa lỗi chính tả)

 

- Bài thơ còn cho ta thấy cội nguồn phép mầu của đôi bàn tay mẹ đến từ những yêu thương vô bờ mẹ dành cho con: “Ru cho đời nín cái đau/ À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình”.

( Thay dấu phẩy bằng dấu hai chấm, thêm dấu ngoặc kép khi trích dẫn nguyên văn câu thơ)

- Có thể khẳng định, hình ảnh đôi bàn tay biết hát ru của mẹ trở thành biểu tượng đẹp về sức mạnh kì diệu, mầu nhiệm của tình yêu thương, đức hy sinh thầm lặng của mẹ.

(Thây dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy )

b) Đoạn 2

Những chỗ sai

Cách sửa

- Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự: tảo tần; chắt chiu; lam lũ và tình yêu; sự chăm chút mà mẹ dành cho mình.

(Dùng dấu hai chấm và dấu chấm phẩy không đúng)

- Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc, trong đó, em tâm đắc với biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong câu thơ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa.

(Thiếu dấu hai chấm trước khi trích dẫn thơ và dấu ngoặc kép khi trích dẫn thơ)

- Hành động đứng, ngồi dầm mưa trong phép hoán dụ đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê hiện ra như bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa nắng mưa của mẹ.

(Sai về biện pháp tu từ trong bài thơ)

- Dấu ba chấm ở cuối câu thơ lục: “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…” như khoảng lặng dưng dưng không nói thành lời, đang dâng lên trong lòng con.

(Sai chính tả: d/r)

- Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự tảo tần, chắt chiu, lam lũ và tình yêu, sự chăm chút mà mẹ dành cho mình.

(Bỏ dấu hai chấm và thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy)

- Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc, trong đó, em tâm đắc với biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong câu thơ: “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”.

(Thêm dấu hai chấm trước khi trích dẫn thơ và dấu ngoặc kép khi trích dẫn thơ)

- Hành động đứng, ngồi dầm mưa trong phép nhân hóa đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê hiện ra như bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa nắng mưa của mẹ.

(Sửa biện pháp tu từ)

- Dấu ba chấm ở cuối câu thơ lục: “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…” như khoảng lặng rưng rưng không nói thành lời, đang dâng lên trong lòng con.

(Sửa lỗi chính tả)

Xem thêm các bài giải vở bài tập luyện viết Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Bài 5: Viết đoạn văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Bài 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Bài 9: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

1 996 lượt xem