Vở bài tập Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 3 (Cánh diều): Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
Với giải Vở bài tập Luyện viết Ngữ văn lớp 6 Bài 3: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Luyện viết Ngữ văn 6.
Giải VBT Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 3: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
Câu 1 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 40): Điền các từ ngữ (“tôi”, chứng kiến và trải nghiệm, trong quá khứ, thứ nhất) vào chỗ trống trong đoạn văn sau để hoàn chỉnh cách hiểu về kiểu bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân:
Viết bài văn kể về một kỉ niệm là ghi lại những điều thú vị, có ấn tượng sâu sắc về một sự việc (1) ……….. mà em đã (2) ……………. Trong bài viết, người kể sử dụng ngôi (3) ……………, thường xưng (4) ……………
Trả lời
(1): trong quá khứ
(2): chứng kiến và trải nghiệm
(3): thứ nhất
(4): “tôi”
Câu 2 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 40): Các thông tin trong các bảng sau còn lẫn lộn; em hãy chọn và sắp xếp lại thông tin ở bảng bên trái sang bên phải sao cho phù hợp để giúp em xác định đúng đề tài viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân (có thể bổ sung sự việc / hoạt động phù hợp nếu em muốn; làm theo mẫu ô 1):
Đề tài |
Sự việc / hoạt động |
|
Đề tài |
Sự việc / hoạt động sắp xếp lại |
1. Kỉ niệm với bố mẹ, thầy cô |
- Một việc tốt giúp ông bà - Bạn gặp chuyện buồn - Mắc lỗi với người anh - Lần đầu nấu cơm |
1. Kỉ niệm với ông bà, bố mẹ, anh chị |
- Một việc tốt giúp ông, bà - Đi chơi cùng bố - Một lần mẹ ốm - Mắc lỗi với người anh |
|
2. Kỉ niệm với ông bà, bạn bè
|
|
|
|
|
3. Kỉ niệm với anh chị và những con vật nuôi
|
|
|
|
|
4. Kỉ niệm với những đồ chơi, trò chơi, cây cối.
|
|
|
|
Trả lời:
Đề tài sắp xếp lại |
Sự việc / hoạt động sắp xếp lại |
1. Kỉ niệm với ông bà, bố mẹ, anh chị |
- Một việc tốt giúp ông, bà - Đi chơi cùng bố - Một lần mẹ ốm - Mắc lỗi với người anh |
2. Kỉ niệm với thầy cô, bạn bè |
- Bạn gặp chuyện buồn - Cô giáo như là mẹ - Cùng đi xem phim - Tình bạn trong gian khó |
3. Kỉ niệm với những con vật nuôi |
- Một lần mèo ốm - Kỉ niệm về chú chó |
4. Kỉ niệm với những đồ chơi, trò chơi, cây cối. |
- Một lần đi tham quan - Một buổi thả diều - Chiếc cặp sách cũ - Trò chơi bịt mắt bắt dê - Cây đa làng - Trận đánh giặc giả |
Câu 3 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 41): Ở đoạn trích “Trong lòng mẹ”, nhà văn Nguyên Hồng đã kể về kỉ niệm khi gặp lại mẹ sau một thời gian xa cách. Tuy nhiên, các đoạn văn trong đó đã bị đảo lộn. Em hãy sắp xếp lại để có một đoạn trích như tác giả đã viết:
(1) Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
(2) Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giông giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:
- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
(3) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
(4) Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tổi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
(5) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
- Thứ tự đúng: ………………………………………………………………………
Trả lời:
Thứ tự đúng: (2) – (1) – (4) – (3) – (5).
Câu 4 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 42): Viết bài văn kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học.
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Em nhớ và định kể lại kỉ niệm gì?
- Câu chuyện xảy ra như thế nào?
- Vì sao kỉ niệm ấy sâu sắc đáng nhớ?
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.
- Mở bài: Nêu khái quát về kỉ niệm của em định kể. Ví dụ: Kể về một lần cô giáo đã giúp em khi học lớp 4 hoặc chuyện em đã ân hận như thế nào khi trót nói dối bạn cùng học lớp 5.
- Thân bài: Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm ấy bằng cách làm rõ các nội dung sau:
+ Nêu địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.
+ Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc; chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ,… đặc sắc, đáng nhớ.
+ Nêu điều làm em nhớ hay vui, buồn, xúc động.
- Kết bài:
+ Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm ấy.
+ Nói lên mong ước từ kỉ niệm ấy.
c) Viết
Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết bài văn kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học.
Trả lời:
a) Tìm ý:
- Em nhớ và định kể về kỉ niệm với cô giáo Lan
- Kỉ niệm về cô giáo Lan đó là cô đã động viên em khi em nghỉ học do hoàn cảnh gia đình.
- Kỉ niệm ấy sâu sắc đáng nhớ vì nhờ sự động viên quan tâm của cô mà con đường học tập của em được tiếp tục.
b) Lập dàn ý:
- Mở bài: Năm học lớp 3 gia đình em rất khó khăn và em đã quyết định nghỉ học. Nhưng cô Lan đã đến nhà và động viên em đi học tiếp.
- Thân bài:
+ Thời gian: Năm lớp 3
+ Địa điểm: Nhà của em
+ Các nhân vật liên quan: Em và cô Lan.
+ Diễn biến câu chuyện: Em đã quyết định nghỉ học; cô đến thăm hỏi động viên, giúp đỡ em trên con đường học tập; giảng lại kiến thức em đã nghỉ trong hai ngày vừa qua.
+ Điều làm em nhớ là sự quan tâm ân cần của cô với em.
- Kết bài:
+ Cảm nghĩ của em: Em rất biết ơn cô, em sẽ cố gắng học tập tốt để không phụ sự quan tâm của cô.
+ Mong ước: Mong cô luôn khỏe mạnh và yêu nghề.
c) Viết
Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỷ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, gần bốn năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Và kỷ niệm đáng nhớ nhất trong em có lẽ là kỷ niệm về cô giáo chủ nhiệm năm em học lớp ba.
Gia đình em vốn không mấy khá giả, nhà lại đông anh em. Bố mẹ em không phải công nhân viên chức mà chỉ quanh năm làm ruộng và làm thuê nên cuộc sống vất vả và đủ ăn là may măn rồi. Em là anh cả trong gia đình, sau em còn có ba người em nhỏ nữa. Năm em học lớp ba, đó cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất, bố em mắc bệnh nan y khó chữa, gia đình đã bán tài sản, vay mượn khắp nơi để chạy chữa, em đã quyết định nghỉ học vì đến kỳ nộp tiền học mà gia đình không có.
Cô giáo chủ nhiệm em lúc đó tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống cũng như học tập của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá. Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thong báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa. Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiêp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại dành them thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó. Cô ân cần , nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và hạnh phúc về những gì cô Lan đã dành cho em.
Đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất của em về thầy cô và có lẽ sẽ mãi mãi in đậm trong trái tim em với một lòng biết ơn sâu sắc. Em sẽ mãi nhớ về cô và luôn thầm hứa học tập tốt để trở thành một người giáo viên giỏi giang và tận tụy với nghề như cô.
Câu 5 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 45): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Trong những năm ở trường tiểu học, có những việc em làm đã khiến bố mẹ, thầy cô rất vui hoặc rất buồn. Hãy kể lại một trong những sự việc ấy như một kỉ niệm khó quên.
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Đó là năm học nào, câu chuyện ấy là chuyện vui hay buồn?
- Câu chuyện ấy xảy ra ở đâu? Trong câu chuyện có những ai?
- Chuyện ấy xảy ra như thế nào (mở đầu, diễn biến, kết thúc)?
- Vì sao chuyện ấy lại là kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ?
- Kỉ niệm ấy đã tác động đến suy nghĩ, tình cảm và hành động của em như thế nào?
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí:
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết phần mở bài: Mở bài thường nêu lên bối cảnh của câu chuyện. Em hãy viết tiếp phần mở bài của đề văn trên với hai câu mở đầu sau:
Đó là một ngày tháng Năm đỏ rực trời hoa phượng. Tại nơi này, dưới mái trường Tiểu học Kim Đồng, sẽ còn đọng lại mãi trong tôi một câu chuyện…………………
- Viết đoạn nêu các lí do vì sao chuyện ấy lại là kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ. Nêu lí do tức trả lời câu hỏi vì sao câu chuyện ấy, kỉ niệm ấy lại khiến bố, mẹ, thầy, cô buồn hoặc vui. Em hãy viết tiếp đoạn văn nêu các lí do của đề văn trên với câu mở đầu.
Sở dĩ câu chuyện ấy khiến bố, mẹ (hoặc thầy, cô) tôi buồn (hoặc vui) vì nhiều lí do. Thứ nhất, tôi đã………………………………………………………………………
- Viết phần kết bài: Kết bài thường nêu lên cảm nghĩ của người viết về câu chuyện, kỉ niệm đã kể lại. Em hãy viết tiếp phần kết bài của đề văn trên với hai câu mở đầu sau:
Cho đến bây giờ, đã hai năm trôi qua, nhưng tôi không bao giờ quên được câu chuyện ấy. Nó như một kỉ niệm……………………………………………………
Trả lời:
a) Tìm ý
- Đó là năm học lớp 5. Tôi đã giúp một bà cụ qua đường.
- Câu chuyện xảy ra trên đường em đi học về. Trong truyện có tôi và bà cụ, ba mẹ.
- Diễn biến: Tôi thấy bà cụ cần qua đường nhưng đường rất đông xe. Tôi đã chủ động đưa bà qua đường. Sau đó bà đã cảm ơn tôi. Khi về nhà tôi kể cho ba mẹ nghe và ba mẹ đã khen tôi.
- Câu chuyện xảy ra:
Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không?
Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ”
Tôi đề nghị giúp bà qua đường
Thoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ý
Tôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùng
Trong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhau
Tôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học muộn
Tối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ nghe
Ba mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác.
- Chuyện đáng nhớ vì tôi đã giúp đỡ được một người khác.
- Kỉ niệm này càng cho em có động lực để giúp đớ nhiều người hơn nữa.
b) Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc
Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. khi về kể cho ba mẹ nghe thì ba mẹ rất vui và khen em ngoan
Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào.
- Thân bài:
+ Hoàn cảnh xảy ra việc:
Vì tối hôm trước em ngủ muộn vì phải thức khuya học bài nên sáng em dậy muộn và đi học muộn
Trên đường đi học, em nhìn thấy mà bà lão già khom khom chuẩn bị qua đường
Chắc vì bà già nên khi qua đường bà còn rụt rè và lo sợ
Tôi chấp nhận đi học muộn để giúp bà cụ qua đường
+ Diễn biến sự việc:
Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không?
Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ”
Tôi đề nghị giúp bà qua đường
Thoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ý
Tôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùng
Trong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhau
Tôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học muộn
Tối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ nghe
Ba mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình
Tôi tự hào về việc làm của tôi
Tôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa
c) Viết
- Viết phần mở bài:
Đó là một ngày tháng Năm đỏ rực trời hoa phượng. Tại nơi này, dưới mái trường Tiểu học Kim Đồng, sẽ còn đọng lại mãi trong tôi một câu chuyện tôi đã giúp một bà cụ qua đường khi tôi đang trên đường về nhà.
- Viết đoạn nêu các lí do vì sao chuyện ấy lại là kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ.
Sở dĩ câu chuyện ấy khiến bố mẹ vui vì nhiều lí do. Thứ nhất, tôi đã giúp đỡ được một bà cụ qua đường. Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời trong xanh, gió mát, tôi đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng tôi thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ tầm bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng. Trông bà thật gầy gò và yếu ớt làm sao. Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc bà đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho bà quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lên trong đầu tôi: “Sao mình không giúp bà cụ qua đường nhỉ?” Tôi định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Tôi lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Với lại tôi đang muốn chạy lẹ về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy lòng tôi lại dấy lên một nỗi thương tâm. Tôi quyết định chạy đến giúp bà. Bây giờ tôi mới thấy được vẻ mặt hiền hậu của bà trông rất giống nội tôi. Tôi liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt bà đang lúng túng nhưng khi nghe tôi nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thỉ tốt quá, bà cảm ơn cháu nhé!”.Tôi liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, tôi cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng tôi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, tôi chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước đi. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay tôi. Qua được bên kia đường, bà cụ thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây, tôi mới thấy đựơc bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng. Tôi liền xách dùm bà về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền tôi nữa. Vừa đi, tôi vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, tôi thấy ái ngại và tội nghiệp cho bà quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều và bà còn cho tiền tôi mua quà vặt nhưng tôi đã từ chối không nhận. Bởi vì đối với tôi giúp được bà mới là điều quan trọng. Tôi tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Cuối cùng, tôi được bố mẹ khen khi kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe.
- Viết phần kết bài:
Cho đến bây giờ, đã hai năm trôi qua, nhưng tôi không bao giờ quên được câu chuyện ấy. Nó như một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong quãng thời gian tiểu học của tôi.
Câu 6 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 49): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Trong những năm Tiểu học, có một cuốn sách để lại trong em nhiều ấn tượng đẹp; hãy nhớ lại và viết bài văn kể về kỉ niệm khi em đọc cuốn sách đó.
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Đó là năm học nào? Cuốn sách đó tên là gì?
- Cuốn sách ấy viết về nội dung gì?
- Điều gì trong cuốn sách đã để lại ấn tượng trong em ấn tượng đẹp? Cụ thể, đó là những ấn tượng như thế nào (vui, buồn, nhớ, hấp dẫn,…)?
- Em đọc cuốn sách ấy trong bối cảnh nào? (Đọc với ai hay đọc một mình? Thời gian địa điểm có gì đáng nhớ)?
- Điều gì xảy ra trước và trong khi em đọc cuốn sách ấy?
- Sau khi đọc, cuốn sách đã tác động đến em như thế nào (suy nghĩ, tình cảm, thái độ)? Em đã làm những gì sau khi đọc cuốn sách ấy?
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần bài viết cho hợp lí.
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết đoạn kể lại bối cảnh khi đọc cuốn sách:
- Viết đoạn văn kể lại nội dung cuốn sách ấy (có sử dụng 2 – 3 từ mượn).
- Viết đoạn văn kể lại việc sau khi đọc, cuốn sách ấy đã tác động đến em như thế nào (suy nghĩ, tình cảm, thái độ) và em đã làm những gì sau khi đọc cuốn sách ấy.
Trả lời:
- Đó là năm em học lớp 5, được tặng cuốn sách “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Lúi sepulveda.
- Nội dung cuốn sách: Đó là một câu chuyện nhẹ nhàng về quá trình học bay của một chú Hải Âu dưới sự dạy dỗ của những Con Mèo.
- Bài học cuốn sách đã để lại cho em ấn tượng đẹp. Chính bài học của cuốn sách đã hấp dẫn em. Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện ấm áp, trong sáng, dễ thương, về sự sẻ chia và yêu thương cũng như ý nghĩa của những nỗ lực – “Chỉ những kẻ dám mới có thể bay”.
- Em đọc cuốn sách một mình, em thường đọc sau mỗi buổi học và khi làm việc nhà xong.
- Trước khi đọc cuốn sách ấy em chỉ biết có việc học, ít quan tâm đến người khác cũng như những điều xung quanh. Nhưng khi đọc cuốn sách này em đã suy nghĩ nhiều về những hành động và thái độ thờ ơ của mình với mọi người.
- Sau khi đọc cuốn sách em cũng đã rút ra được những bài học cho riêng mình, em dần nhận ra mình cần phải biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh và sống có trách nhiệm hơn. Em thường xuyên chia sẻ với bố mẹ, phụ giúp mẹ công việc nhà.
b) Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu về cuốn sách và kỉ niệm đáng nhớ của em với cuốn sách “Chuyện Con Mèo dạy Hải Âu bay”.
- Thân bài:
+ Hoàn cảnh đọc cuốn sách.
+ Nội dung cuốn sách đó.
+ Ấn tượng với cuốn sách.
+ Kỉ niệm với cuốn sách.
+ Bài học rút ra từ cuốn sách.
- Kết bài: Cảm xúc của em sau khi đọc cuốn sách.
c) Viết
- Đoạn kể lại bối cảnh khi đọc cuốn sách.
Một buổi chiều, em đang mơ màng sau giờ tan học bỗng nhiên con mèo làm em giật mình do tiếng động của đồ vật rơi. Hóa ra, mèo con làm rơi cuốn sách. Đây là cuốn sách em được tặng vào dịp sinh nhật năm ngoái, có tên là “Chuyện Con Mèo dạy Hải Âu bay”. Vậy là từ hôm nay, sau mỗi giờ tan học em đã tìm ra được việc làm khiến em thích thú. Đó là chinh phục cuốn sách này.
- Đoạn văn viết về nội dung cuốn sách.
Khi đọc xong cuốn sách ấy, em cứ suy nghĩ về nội dung của nó. Đó là một câu chuyện nhẹ nhàng về quá trình học bay của một chú Hải Âu dưới sự dạy dỗ của những Con Mèo. Bài học cuốn sách đã để lại cho em ấn tượng đẹp. Chính bài học của cuốn sách đã hấp dẫn em. Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện ấm áp, trong sáng, dễ thương, về sự sẻ chia và yêu thương cũng như ý nghĩa của những nỗ lực – “Chỉ những kẻ dám mới có thể bay”.
- Đoạn văn kể lại việc sau khi đọc, cuốn sách đã tác động đến em:
Gấp cuốn sách lại, trong đầu em đã có những dự định trong thời gian sắp tới. Em nhận ra quãng thời gian vừa rồi em chưa thực sự quan tâm đến mọi người xung quanh, chưa có những mục tiêu trong cuộc sống. Vì thế, sau mỗi giờ học, em sẽ phân chia thời gian hợp lí để vừa có thể giúp đỡ bố mẹ trong công việc nhà, vừa có thời gian đọc những cuốn sách mới. Em cũng sẽ đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân và chia sẻ với bố mẹ về mục tiêu ấy. Em thầm cảm ơn người bạn đã tặng cho em cuốn sách để em có thể hiểu được những bài học bổ ích mà nó đem lại.
Câu 7 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 53): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với một con vật nuôi trong nhà.
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Con vật nuôi ấy là con gì? Chuyện xảy ra khi nào và ở đâu?
- Chuyện xảy ra như thế nào, có ai tham gia và chứng kiến?
- Điều gì đáng nhớ trong câu chuyện ấy? Vì sao?
- Kỉ niệm ấy đã để lại trong em những suy nghĩ và tình cảm gì hoặc đã làm em thay đổi suy nghĩ và hành động trong cuộc sống ra sao?
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Trả lời:
a) Tìm ý:
- Con vật đó là con mèo, nó tên là Bún. Chuyện xảy ra khi em học lớp 3.
- Chuyện xảy ra khi em bị rán cắn, Bún đã tìm cách gọi mẹ em tới. Câu chuyện có em, Bún, mẹ tham gia.
- Điều đáng nhớ nhất là Bún rất thông minh, khi em hoảng loạn Bún đã tìm cách giúp đỡ em.
- Kỉ niệm ấy đã làm cho em thêm yêu Bún hơn. Bún đã trở thành người bạn thân thiết của em trong cuộc sống.
b) Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu về Bún và kỉ niệm với Bún.
- Thân bài:
+ Kể về hoàn cảnh cảnh Bún xuất hiện.
+ Tả sơ qua ngoại hình của con cún.
+ Kể vì kỉ niệm với Bún.
+ Tình cảm, cảm xúc của em với Bún.
- Kết bài: Kỉ niệm ấy đã để lại cho em suy nghĩ gì.
c) Viết.
Mỗi đứa trẻ khi trưởng thành không chỉ có những người bạn thân thiết mà còn có tình cảm đặc biệt với vật nuôi của mình. Có những loài vật, nhỏ bé bình thường như vậy. Nhưng đồng hành bên cạnh lâu dần sẽ trở thành một phần cuộc sống. Nhắc lại con vật nuôi, kỉ niệm với Bún – chú cún tôi yêu thích chợt ùa về.
Mẹ tôi không thích nuôi chó, mèo hay bất cứ vật nuôi nào khác. Từ lúc còn bé xíu, chị em tôi đã vô cùng khát khao, ghen tị với mấy đứa trẻ con nhà hàng xóm khi chúng nó vui vẻ chơi đùa với chó mèo. Nhưng bất ngờ, Bún đến với gia đình tôi. Nó vốn là một con chó lang thang, hay vật vờ ở khu xung quanh nhà tôi. Mùa đông bốn năm trước, tôi thương con chó nhỏ không nơi đi về, không có ai chăm sóc nên lên cho nó ăn. Sau khi cả nhà ăn xong, tôi thường lấy cơm nguội và đồ ăn bỏ đi trộn vào một cái bát, đặt ngoài cổng chờ nó ăn xong lại cất bát đi. Tôi làm như vậy liên tục cả tuần liền, Bún quen dần và trở nên thân thiết với tôi. Nhiều lần mẹ không ở nhà, tôi còn đem nó vào nhà tắm rửa cho nó. Nước rửa sạch vết bẩn trên lông Bún, để lộ ra bộ lông trắng muốt. Mấy ngày ăn uống đầy đủ, nó mập ra nhiều, lại thêm hai cái tai ngắn hơi cụp xuống, đôi mắt nâu tròn xoe như bi ve, trông nó rất đáng yêu. Cái tên của Bún là tôi tình cờ đặt cho nó vì một lần tôi đem bún cho nó ăn. Nó không thèm thử đã vội vàng cách xa cái bát. Sau này tôi mới biết nó không ăn những thứ như bún hay phở. Tôi thầm nghĩ thật kỳ lạ rồi gọi nó là Bún. Con chó thông minh, dường như hiểu tôi lấy món nó ghét nhất đặt cho nó nên ban đầu ra vẻ không bằng lòng lắm. Nhưng gọi mãi cũng quen, cu cậu dần chấp nhận.
Một thời gian sau, Bún thực sự trở thành người bạn thân thiết của tôi. Thỉnh thoảng mẹ có nghi ngờ, song Bún không bao giờ tùy tiện vào nhà nên cũng không có ai phát hiện. Nó sẽ vẫn lang thang như vậy nếu vài ngày sau không xảy ra chuyện. Trong khi mải chơi trốn tìm với lũ bạn trong vườn nhà ông Năm đầu xóm, tôi bị một con rắn cắn. Tôi đạp trúng hang ổ của nó nên nó ngay lập tức phun kim lên chân tôi. Lần đầu tiên nhìn thấy rắn gần như vậy, hơn nữa còn bị nó cắn. Tôi nhìn con rắn to bằng hai ngón tay cái mình đang trườn đi, lại nhìn vết cắn nhỏ xíu đang rỉ máu, hoảng sợ vô cùng. Tôi khóc không thành tiếng. Các bạn đều trốn ở nơi khác, bác Năm lại đi ra ngoài từ ban nãy rồi, không ai giúp được tôi cả.
Khi tôi hoảng loạn nhất thì Bún xuất hiện. Hóa ra nó vẫn quanh quẩn bên tôi. Nhìn nó chạy như bay lại chỗ mình, bất chấp hai con chó to nhà bác Năm lạ nó sủa inh ỏi. Nó nhìn nhìn cái chân bị rắn cắn của tôi rồi chạy đi. Nhìn bộ lông trắng khuất dần, lòng tôi chợt thấy hụt hẫng. Bún bỏ tôi lại một mình, chạy biến. Suy nghĩ ngây thơ hiện ra trong đầu tôi, có phải thấy tôi như vậy, nó biết tôi sẽ không cho nó ăn được nữa nên mới bỏ mặc tôi. Lần này tôi òa khóc nức nở. Ngay sau đó, tôi nghe tiếng xôn xao ở phía xa. Bún phóng cái chân ngắn cũn, chạy về phía tôi rồi đứng vẫy vẫy đuôi. Mẹ và bác Năm xuất hiện phía sau nó. Thấy tôi ôm chân ngồi thụp xuống, mẹ lo lắng đến xem thì điếng người. Bác Năm thấy thế cũng vội vã cùng mẹ đưa tôi đến trạm y tế. Bún đứng nhìn theo, ánh mắt nó long lanh kỳ diệu, đuôi nó vẫn ngoe nguẩy vẫy mãi. Bác sĩ kiểm tra vết thương và kết luận không có vấn đề gì, chỉ là một con rắn hoa cỏ không có độc. Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm.
Tôi trở về nhà liền tò mò hỏi mẹ cách mẹ tìm thấy tôi. Mẹ như nhớ ra điều gì, đi lấy cơm nguội giống như tôi hay làm. Vừa lấy mẹ vừa kể:
- Mẹ đang định đi tìm con về sang bà ngoại thì thấy con chó trắng gầm gừ trước cửa. Nó tha cái khăn mặt bị rơi đi làm mẹ phải đuổi theo. Nó chạy đến ngõ nhà bác Năm thì dừng lại, rồi mẹ nghe tiếng con khóc nên đi cùng bác Năm vừa đi chợ về vào xem.
Mẹ dừng một lúc rồi nói tiếp:
- Con chó ấy thế mà thông minh. Mẹ mang cơm cho nó, bác Năm bảo nó lang thang ở quanh đây lâu rồi.
Tôi vui mừng và cảm động trước sự thông minh, tình cảm của Bún, đem câu chuyện kể với mẹ. Tôi thuyết phục mẹ cho mình nuôi nó, mẹ đắn đo giây lát rồi đồng ý. Chị em tôi vui sướng vô cùng, lần đầu tiên chúng tôi được nuôi một chú cún của riêng mình. Bún vào nhà tôi và trở thành người bạn, người canh giữ nhà tuyệt vời. Nó ăn nhiều hơn và lớn nhanh như thổi. Chị em tôi đi đâu cũng dắt nó đi, bạn bè nhìn bộ lông trắng của nó, đứa nào cũng khen nó thật đáng yêu.
Nhiều năm qua đi xong mỗi lần nhắc lại kỉ niệm đó, cả nhà tôi đều nhìn Bún bằng ánh mắt yêu thương và cảm kích. Dù vết rắn cắn lần đó không độc, nhưng đổi lại nếu lỡ là rắn độc, không có Bún phỏng chừng tôi đã gặp nguy hiểm. Ngẫu nhiên Bún đến với tôi, nhưng nó lại trở thành một phần quan trọng trong tuổi thơ của tôi.
Câu 8 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 58): Chỉ ra và nêu cách khắc phục những chỗ sai của các đoạn văn sau:
a) Sáng nào cũng thế! Linh đều qua nhà tôi và chở tôi đi học. Không phải nhà tôi không có xe nhưng tôi không biết đi xe đạp. Cứ như thế, Linh chở tôi mấy năm niền. Cho đến những ngày cuối cấp Tiểu học. Đó là một ngày cuối tuần. Tôi đứng trông mãi mà không thấy Linh đến. Tôi bèn qua nhà Linh để xem cô nàng có ngủ quên hay không. Khi đến nhà Linh, bà ngoại Linh bảo rằng cậu ấy đã đi học rồi. Tôi bắt đầu thấy nóng nảy trong người. Và tôi đi bộ đến trường với sự giận dữ. Có lẽ, lúc nhỏ, tôi là cô bé được chiều yêu nên tôi hay tỏ ra khó chịu khi có việc không vừa ý mình. Giờ nghĩ lại thấy mình thật không nên như vậy.
Những chỗ sai |
Cách sửa |
- Ví dụ: Sáng nào cũng thế! Linh đều qua nhà tôi và chở tôi đi học. (Sai khi dùng dấu chấm than) -……………………………………… -……………………………………… -……………………………………… |
- Sáng nào cũng thế, Linh đều qua nhà tôi và chở tôi đi học. (Thay dấu chấm than bằng dấu chấm) -……………………………………… -……………………………………… -……………………………………… |
b) Một buổi tối, tôi bắt gặp phong cảnh kì lạ: một cái bóng còm nhom đang ngồi chồm hỗm trong chậu đầy ắp quần áo bẩn. Nước và bọt xà bông văng tung tẩy. Tôi cười sằng sặc. Cái bóng quay phắt, luống cuống. Tôi trỏ tay về cái máy giặt: Đồ khờ! Sao không bỏ vô máy. Con nhỏ cắp thau quần áo vào hông, lệch người đi tới máy giặt. Ngang qua tôi, mắt nó liếc gườm gườm. Ánh nhìn được sự cáu kỉnh, giận dỗi và có cả lạc lõng.
Những chỗ sai |
Cách sửa |
- Ví dụ: Tôi bắt gặp phong cảnh kì lạ: một cái bóng còm nhom đang ngồi chồm hỗm trong chậu đầy ắp quần áo bẩn. (Dùng từ phong cảnh chưa đúng) -……………………………………… -……………………………………… -……………………………………… |
- Tôi bắt gặp một cảnh (hình ảnh) kì lạ: một cái bóng còm nhom đang ngồi chồm hỗm trong chậu đầy ắp quần áo bẩn. (Thay dấu chấm than bằng dấu chấm) -……………………………………… -……………………………………… -……………………………………… |
Trả lời:
a)
Những chỗ sai |
Cách sửa |
- Sáng nào cũng thế! Linh đều qua nhà tôi và chở tôi đi học. (Sai khi dùng dấu chấm than) - Cứ như thế, Linh chở tôi mấy năm niền. (Lỗi chính tả: l/n) - Tôi bắt đầu thấy nóng nảy trong người. (Dùng từ không phù hợp) - Có lẽ lúc nhỏ, tôi là cô bé được chiều yêu nên tôi hay tỏ ra khó chịu khi có việc không vừa ý mình. (Dùng từ “chiều yêu” không đúng) |
- Sáng nào cũng thế, Linh đều qua nhà tôi và chở tôi đi học. (Thay dấu chấm than bằng dấu chấm) - Cứ như thế, Linh chở tôi mấy năm liền. (Sửa lỗi chính tả)
- Tôi bắt đầu thấy nóng ran trong người. (Thay từ cho phù hợp hơn) - Có lẽ lúc nhỏ, tôi là cô bé được chiều chuộng nên tôi hay tỏ ra khó chịu khi có việc không vừa ý mình. (Dùng từ khác cho phù hợp hơn) |
b)
Những chỗ sai |
Cách sửa |
- Tôi bắt gặp phong cảnh kì lạ: một cái bóng còm nhom đang ngồi chồm hỗm trong chậu đầy ắp quần áo bẩn. (Dùng từ phong cảnh chưa đúng)
- Nước và bọt xà bông văng tung tẩy. (Dùng từ láy không đúng) - Tôi trỏ tay về cái máy giặt: Đồ khờ! Sao không bỏ vô máy. (Thiếu dấu ngoặc kép để trích dẫn câu nói và dấu hỏi để kết thúc câu hỏi) |
- Tôi bắt gặp một cảnh (hình ảnh) kì lạ: một cái bóng còm nhom đang ngồi chồm hỗm trong chậu đầy ắp quần áo bẩn. (Thay dấu chấm than bằng dấu chấm) - Nước và bọt xà bông văng tung tóe. (Sửa từ láy cho đúng) - Tôi trỏ tay về cái máy giặt: “Đồ khờ! Sao không bỏ vô máy?”. (Thêm dấu ngoặc kép và dấu hỏi) |
Xem thêm các bài giải vở bài tập luyện viết Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:
Bài 4: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát
Bài 5: Viết đoạn văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
Bài 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
Bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
Bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án