Vở bài tập Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 10 (Cánh diều): Tóm tắt văn bản thuật lại một sự kiện, viết biên bản

Với giải Vở bài tập Luyện viết Ngữ văn lớp 6 Bài 10: Tóm tắt văn bản thuật lại một sự kiện, viết biên bản sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Luyện viết Ngữ văn 6.

1 395 lượt xem


Giải VBT Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 10: Tóm tắt văn bản thuật lại một sự kiện, viết biên bản 

Câu 1 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 74): Sắp xếp lại các thông tin dưới đây cho phù hợp với quy trình tóm tắt văn bản thuật lại một sự kiện:

(1) Xác định các thông tin cụ thể của mỗi đoạn hoặc phần trong văn bản (nếu văn bản có nhiều tiêu đề nhỏ thì các thông tin cụ thể thường nằm ở các tiêu để ây). 

(2) Kết nối các thông tin cụ thể. 

(3) Xác định thông tin chính của văn bản (qua nhan đề của văn bản và các đề mục lớn). 

(4) Viết thành bản tóm tắt theo cách thông dụng hoặc trình bày băng sơ đồ.

(5) Giữ nguyên các mốc thời gian hoặc giữ lại những mốc thời gian quan trọng

Trả lời:

Thứ tự đúng: (3) – (1) – (5) – (2) – (4)

Câu 2 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 74): Điền các từ ngữ (kết quả, ghi lại, chứng cứ, xảy ra) vào chỗ trống để hiểu về biên bản và việc ghi biên bản: 

Biên bản là bản (1)............ những gì thực tế đã và đang (2) (về một sự việc cần ghi nhớ hoặc cần xử lí) để làm (3)...... làm căn cứ; hoặc là bản ghi lại tiến trình, nội dung, (4)......................... thảo luận (của một vụ việc, cuộc họp, hội nghị). 

Trả lời:

(1): ghi lại

(2): xảy ra

(3): chứng cứ

(4): kết quả.

Câu 3 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 74): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Em hãy tóm tắt văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng”.

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau: 

- Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng được đăng ở đâu, vào ngày nào?

- Thông tin chính được nêu ở nhan đề và đoạn sa pô là gì?

- Ở mỗi đoạn văn được đánh số, văn bản đã trình bày những thông tin cụ thể nào?

Đoạn 1

 

Đoạn 2

 

Đoạn 3

 

 

b) Viết những ý tóm tắt trên thành một đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng, trong đó, dùng lời văn của em kết hợp với việc sử dụng các từ nối để gắn kết các thông tin cụ thể. Bản tóm tắt phải có đầy đủ các thông tin về nguyên nhân và kết quả của sự kiện.

Trả lời:

a) Tìm ý:

- Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng được đăng tải trên kienthuc.net.vn vào 28/04/2013.

- Thông tin chính được nêu ở nhan đề và đoạn sapo là tên tác giả và sự ra đời của bài hát.

- Mỗi đoạn đã trình bày những thông tin cụ thể:

Đoạn (1): Giới thiệu qua về quá trình ra đời của bài hát

Đoạn (2):

+ Nguyên nhân ra đời bài hát

+ Quá trình sáng tác bài hát

+ Hành trình dàn dựng và phổ biến bài hát trên cả nước và thế giới

Đoạn (3): Ý nghĩa của bài hát

b) Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng được đăng tải trên kienthuc.net.vn vào 28/04/2013. Thông tin chính được nêu ở nhan đề và đoạn sapo là tên tác giả và sự ra đời của bài hát. Đoạn thứ nhất, tác giả đã giới thiệu qua về quá trình ra đời của bài hát. Còn đoạn thứ hai, tác giả đã nêu nguyên nhân, quá trình sáng bài hát; hành trình dàn dựng và phổ biến bài hát trên cả nước và thế giới. Và đoạn ba đã nêu lên ý nghĩa bài hát.

Câu 4 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 76): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

Tóm tắt văn bản sau đây: 

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

I - Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ ha

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, vthị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc, dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a (Italia), Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới. 

Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau: khối Anh – Pháp - Mỹ và khối phát xít Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh – Pháp – Mỹ thực hiện đường lối thoả hiệp, nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thoả hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le (Hitler) chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 – 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh ngay Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp, tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 

II – Những diễn biến chính

1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943) 

Trong giai đoạn này, bằng chiến thuật chớp nhoáng, phát xít Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập). Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. 

Ở Thái Bình Dương, trong lúc Đức đang thắng thế ở châu Âu, ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng (đảo Ha-oai (Hawaii)). Quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Phi, tháng 9-1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới. Chiến sự diễn ra trên khắp các mặt trận: mặt trận Tây Âu, mặt trận Xô – Đức, mặt trận châu Á – Thái Bình Dương và mặt trận Bắc Phi. 

Tháng 1-1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. 

2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh thế giới kết thúc (từ đầu năm 1943 đến tháng 8-1945) 

Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát (Stalingrad) đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943), Hồng quân Liên Xô và liên quân Mỹ – Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận. 

Ở mặt trận Xô – Đức, Hồng quân Liên Xô đã phản công trên diện rộng, quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình. Đến cuối năm 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Trên đường truy kích quân Đức, Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. 

Ở mặt trận Bắc Phi, tháng 5-1943, trước các đợt tấn công của liên quân Mỹ – Anh, quân Đức và I-ta-li-a đã phải hạ vũ khí. Ở mặt trận Tây Âu, ngày 6-6-1944, liên quân Mỹ – Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu. 

Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin (Berlin), đếm mồng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít I-ta-li-a và Đức. 

Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử) huỷ diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma (Hiroshima) và Na-ga-xa-ki (Nagasaki) - Nhật Bản, làm trên 10 vạn người thiệt mạng, hàng chục vạn người bị tàn phế. 

Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. 

III – Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai 

“Kẻ gieo gió phải gặt bão” – chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh. 

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1 000 năm trước đó cộng lại. 

Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. 

(Dựa theo Lịch sử 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Văn bản thuật lại sự kiện gì? 

- Văn bản cung cấp ba thông tin chính nào về sự kiện? Thông tin nào được trình bày nhiều nhất?

- Ở thông tin được trình bày nhiều nhất, người viết đưa vào những thông tin cụ thể nào? Gắn với mỗi thông tin cụ thể đó là những mốc thời gian nào?

b) Lập dàn ý cho bản tóm tắt bằng cách lựa chọn các thông tin cụ thể đã tìm được và sắp xếp vào các nhóm thông tin chính.

- Thông tin chính 1:

- Thông tin chính 2:

- Thông tin chính 3:

c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy tóm tắt văn bản “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)” theo cách thông dụng hoặc theo sơ đồ.

Trả lời:

a) Tìm ý:

- Văn bản thuật lại sự kiện: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

- Văn bản cung cấp ba thông tin chính về sự kiện:

+ Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong đó, thông tin về diễn biến của sự kiện được trình bày nhiều nhất. 

- Ở thông tin về diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai, người viết đưa và những thông tin cụ thể gắn với những mốc thời gian như sau: 

+ Ở chiến trường châu Âu: 

• Giai đoạn từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943: Phát xít Đức đánh chiếm hổ, hết các nước châu Âu và tấn công Liên Xô; I-ta-li-a tấn công Ai Cập và các nước Bắc Phi, đẩy chiến tranh lan rộng hầu khắp châu Âu và Bắc Phi. 

• Giai đoạn từ đầu năm 1943 đến tháng 5-1945: Quân Đồng minh phản công chiến tranh ở châu Âu kết thúc với thất bại hoàn toàn của phát xít Đức và I-ta-li-a. 

+ Ở chiến trường châu Á – Thái Bình Dương: 

• Ngày 7-12-1941, Nhật Bản tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Trâu Cảng, tiếp đó, quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương. 

• Tháng 8-1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật vùng Đông Bắc Trung Quốc, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử huỷ diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản); Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. 

b) Lập dàn ý:

- Thông tin chính 1: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Thông tin chính 2:  

+ Ở chiến trường châu Âu: 

• Giai đoạn từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943: Phát xít Đức đánh chiếm hổ, hết các nước châu Âu và tấn công Liên Xô; I-ta-li-a tấn công Ai Cập và các nước Bắc Phi, đẩy chiến tranh lan rộng hầu khắp châu Âu và Bắc Phi. 

• Giai đoạn từ đầu năm 1943 đến tháng 5-1945: Quân Đồng minh phản công chiến tranh ở châu Âu kết thúc với thất bại hoàn toàn của phát xít Đức và I-ta-li-a. 

+ Ở chiến trường châu Á – Thái Bình Dương: 

• Ngày 7-12-1941, Nhật Bản tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Trâu Cảng, tiếp đó, quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương. 

• Tháng 8-1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật vùng Đông Bắc Trung Quốc, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử huỷ diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản); Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. 

- Thông tin chính 3: Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.

c)  Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

I Nguyên nhân bùng nổ 

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 đã làm cho mâu thuẫn 944 các nước đế quốc ngày càng sâu sắc, dẫn tới sự xuất hiện chủ nghĩa Plus 

Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản.

II – Những diễn biến chính

1. Ở chiến trường châu Â

- Giai đoạn từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943: Phát xít Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu và tấn công Liên Xô; I-ta-li-a tấn công Ai Cập và các nước Bắc Phi, đẩy chiến tranh lan rộng hầu khắp châu Âu và Bắc Phi. 

- Giai đoạn từ đầu năm 1943 đến tháng 5-1945: Quân Đồng minh phán công; chiến tranh ở châu Âu kết thúc với thất bại hoàn toàn của phát xít Đức và I-ta-li-a. 

2. Ở chiến trường châu Á – Thái Bình Dương 

- Ngày 7-12-1941, Nhật Bản tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Trâu Cảng, tiếp đó, quân đội Nhật chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương. 

- Tháng 8-1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử huỷ diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản); Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. 

III – Kết cục 

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người. 

Câu 5 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 83): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô và hành trình tới châu Mỹ

Sáng sớm ngày 12-10-1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Độ bằng đường biển, nhà hàng hải Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô đã khám phá ra châu Mỹ. Miền đất chưa ai biết đến. Đây là một sự kiện lịch sử mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh Tây phương trên lục địa này.

(1) Có lẽ, khao khát chinh phục thế giới đã được nuôi dưỡng trong con người Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô ngay từ thuở nhỏ. Ông sinh năm 1451 tại thành phố Giê-hô-va (Genoa) của I-ta-li (Italy), nhưng năm 1976, ông lại đến sống ở Bồ Đào Nha. Một sự thay đổi địa lí lớn như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến Cô-lôm-bộ. Tại Bồ Đào Nha, ông đã tham gia rất nhiều cuộc viễn du với những người đi biển ở nước này. 

(2) Ở thế kỉ XV, châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thuỷ thủ, những nhà thám hiểm(2) đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Đây chính là điều kiện để những con người say mê khám phá, say mê chinh phục những vùng đất mới như Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bộ thực hiện mong muốn của mình. 

(3) Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông - nơi mà bất cứ lái buôn châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hoá. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng lớn, vượt qua đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất – hướng đông. Một con đường mới, ngắn hơn sẽ là giải pháp tối ưu để khắc phục những điều đó.

(4) Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô với niềm tin chắc chắn rằng Trái Đất có hình tròn, đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác - từ phía tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng tây, vòng quanh Trái Đất. Người thuỷ thủ dày dạn kinh nghiệm ấy không hề biết rằng, lục địa lớn châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông. 

(5) Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô đã kêu gọi mọi người ủng hộ, tài trợ cho chuyến thám hiểm này. Dù rất nhiều người muốn có được con đường mới ấy nhưng họ đều ngần ngại không dám tin Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bộ. Không từ bỏ ý định, Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bộ đã sang sống ở Tây Ban Nha và cố gắng vận động sự tài trợ của quốc gia này. Sau nhiều lần bị từ chối, cuối cùng Hoàng hậu I-xa-beo-la (Isabella) I đã chấp thuận tài trợ cho chuyến đi đã trở thành có một không hai trong lịch sử. 

(6) Cô-lôm-bô được giao phó chỉ huy ba chiếc tàu thám hiểm có tên: Ni-na (Nina), Pin-ta (Pinta) và Xan-ta Ma-ri-a (Santa Maria). Thuỷ thủ đoàn của ông gồm có 88 người. Vào ngày 3-8-1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Cô-lon Châu Á, điển hình là Ấn Độ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho ValB học trai, kim cương và gấm vóc đang đợi chờ. 

(7) Chuyến thám hiểm của Cô-lôm-bộ dài hơn dự tính và sau vài tháng lênh đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thuỷ thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cau ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thuỷ thủ đoàn là nêu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về. 

(8) Đúng hai ngày sau, vào ngày 12-10-1492, một thuỷ thủ trên tàu Pin-ta tên là Ro-di-gâu đờ Tri-an-na (Rodrigo de Triana) đã thấy các chỉ dấu của đất liền Sau khi nhìn thấy đất liền, Cô-lôm-bộ đã đặt tên dãy đất này là Xan Xa-va-us 

San Salvador). Đó chính là vùng Ba-ha-mát (Bahamas) nổi tiếng ngày Tour Những thô dân đầu tiên trên đảo được Cô-lôm-bộ gọi là người In-đi-an (India) , lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Độ. Sau đó, hòn đảo lớn 10" / Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô khám phá ra là đảo Cu-ba (Cuba) và đảo Ha-i-ti (Haiti). 

(9) Tháng 3-1493, đoàn thuyền Cô-lôm-bộ trở về Tây Ban Nha, ông được triệu đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyên các thuộc địa ở Tân Lục Địa. 

(10) Sau chuyến đi đầu tiên, Cô-lôm-bộ còn thực hiện ba chuyến thám hiểm nữa. Ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo An-ti-goa (Angtigua) và cả bờ biển Trung Mỹ. Nhưng số vàng bạc của cải ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi nên không được trọng vọng 2). Ny 20-5-1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên. 

(11) Tuy Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô tới được châu Mỹ do sự tình cờ, bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Cô-lôm-bô vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh Cô-lôm-bô là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của ông. 

(12) Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử châu Âu, đồng thời mở ra trang sử mới cho châu Mỹ. Từ phát hiện rất tình cờ của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bộ, một kỉ nguyên xâm chiếm và khai phá vùng đất mới bắt đầu để khó khăn của châu Âu lúc bấy giờ đã đưc giải quyết. Vấn đề dân số . tăng không còn đáng lo ngại; nguồn nguyên vật liệu, khoáng sản già, châu Mỹ cũng khiến nền kinh tế châu Âu thay đổi lớn. Bên cạnh đó, sự thay trong việc thiết lập văn hoá Âu châu trên vùng đất mới của ông cũng là một - đáng kể. 

(13) Tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Cô-lôm-bô vẫn được ngu nước Mỹ ghi nhớ hằng năm vào ngày 12-10, đánh dấu ngày châu Mỹ đã được khám phá. Ngày tưởng niệm Cô-lôm-bô cũng được tổ chức hàng năm tại Tây Ban Nha 

(14) Hành trình của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô là cuộc phiêu lưu thật sự của HA con người thật sự, đã trở thành đề tài cho vô số các giả tưởng, nhân vật của huyện thoại và lịch sử, không phải của một quốc gia, mà của châu Mỹ. Cô-lôm-bô là biểu tượng của óc tưởng tượng với một ý chí thực hiện mộng tưởng quyết liệt, thành công. 

(Theo baotintuc.vn) 

a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Văn bản thuật lại sự kiện gì

- Văn bản cung cấp ba thông tin chính nào về sự kiện? Thông tin nào được viết dài nhất?

- Ở thông tin được viết dài nhất, người viết đưa vào những thông tin cụ thể nào? Gắn với mỗi thông tin cụ thể đó là những mốc thời gian nào?

b) Lập dàn ý cho bản tóm tắt bằng cách lựa chọn các thông tin cụ thể đã tìm được và sắp xếp vào các nhóm thông tin chính.

- Thông tin chính 1:

- Thông tin chính 2:

- Thông tin chính 3:

c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy tóm tắt văn bản “Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô và hành trình tới châu Mỹ” theo cách thông dụng hoạc sơ đồ.

d) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bản tóm tắt của mình theo các hướng dẫn sau:

Câu hỏi đánh giá

Gợi ý chỉnh sửa bài viết

1. Bản tóm tắt đã nêu đủ ba thông tin chính chưa?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân ba thông tin đó.

- Nếu chưa, bổ sung thêm thông tin còn thiếu vào chỗ trống sau:

……………………………….

2. Ở mỗi thông tin chính, bản tóm tắt đã nêu được các thông tin cụ thể chưa?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân và đánh dấu các thông tin cụ thể đó.

- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung các thông tin cụ thể trong bản tóm tắt và ghi các thông tin cần bổ sung vào chỗ trống sau:

……………………………….

3. Với mỗi thông tin cụ thể, đã có những mốc thời gian tương ứng chưa?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các từ ngữ chỉ thời gian.

- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung các mốc thời gian tương ứng với các thông tin cụ thể trong bản tóm tắt và ghi các mốc thời gian vào chỗ trống sau:

……………………………….

4. Bản tóm tắt có lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp,… không?

Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa vào chỗ trống sau:

……………………………….

Trả lời:

a) Tìm ý

- Văn bản thuật lại sự kiện: Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô đã khám phá ra châu Mỹ.

- Văn bản cung cấp ba thông tin chính về sự kiện:

+ Giới thiệu về hành trình khám của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô.

+ Quá trình Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô khám phá ra châu Mỹ.

+ Nêu cảm nghĩ vể cuộc phiêu lưu của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô.

Thông tin về quá trình khám phá được viết dài nhất.

- Ở thông tin được viết dài nhất, người đọc đã đưa vào đóc những sự kiện gắn với các mốc thời gian như sau:

+ 3-8-1492 Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảnh xứ Tây Ban Nha với mục đích là châu Á.

+ 12-10-1942 ông khám phá ra vùng đất Xan Xa-va-đo. Sau đó là hai hòn đảo lớn Cu-ba và Ha-i-ti.

+ Tháng 3 năm 1943 đoàn thuyền trở về Tây Ban Nha, được triều đình và nhân dân tiếp đón trọng thể.

+ Sau đó ông thực hiện ba chuyến đi nữa: khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo An-ti-goa và bở biển Trung Mỹ.

+ 20-5-1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền Bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.

b) Lập dàn ý:

- Thông tin chính 1: Giới thiệu về hành trình khám của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô.

- Thông tin chính 2: Quá trình Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô khám phá ra châu Mỹ.

+ 3-8-1492 Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảnh xứ Tây Ban Nha với mục đích là châu Á.

+ 12-10-1942 ông khám phá ra vùng đất Xan Xa-va-đo. Sau đó là hai hòn đảo lớn Cu-ba và Ha-i-ti.

+ Tháng 3 năm 1943 đoàn thuyền trở về Tây Ban Nha, được triều đình và nhân dân tiếp đón trọng thể.

+ Sau đó ông thực hiện ba chuyến đi nữa: khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo An-ti-goa và bở biển Trung Mỹ.

+ 20-5-1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền Bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.

- Thông tin chính 3: Nêu cảm nghĩ vể cuộc phiêu lưu của Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô.

c) Tóm tắt

Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô và hành trình tới châu Mỹ

Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô sinh năm 1451 tại Itali, nhưng năm 1476, ông đến sống ở Bồ Đào Nha, sự thay đổi này đã ảnh hưởng nhiều đến đến Cô-lôm-bô. Ông muốn khám phá và chinh phục những vùng đất mới. Ông tin rằng Trái Đất có hình tròn, đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một hương khác từ phía tây.

Ngày 3-8-1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha đển tiến về phía Tây mới mục đích là Châu Á điển hình là Ấn Độ và Trung Hoa. Sau hơn hai tháng lênh đên trên biển, ngày 12-10-1492 đoàn đã tìm ra một dải đất liền, Cô-lôm-bô đặt tên là Xan Xa-va-đo. Sau đó ông khám phá ra hai hồn đảo lớn là Cu-ba và Ha-i-ti. Tháng 3 năm 1493 ông trở về Tây Ban Nha được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được phong làm Phó vương và toàn quyền các thuộc địa ở Tân Lục Địa. Sau đó ông thực hiện ba chuyến đi nữa: khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo An-ti-goa và bở biển Trung Mỹ. Ngày 20-5-1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền Bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo khổ và lãng quên.

Cô-lôm-bô đã tạo ra bước ngoặt lớn cho lịch sử châu Âu, đồng thời mở ra trang sử mới cho châu Mỹ. Hành trình của Cô-lôm-bô đã trở thành huyền thoại và lịch sử. Ông là biểu tượng của óc tưởng tượng với một ý chí mộng tưởng quyết liệt và thành công.

d) Học sinh tự đối chiếu và kiểm tra.

Câu 6 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 90): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Giả sử, trong một giờ sinh hoạt lớp đầu năm học, lớp em tổ chức thảo luận về chủ đề “Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?”. Em được phân công ghi biên bản của buổi thảo luận đó. Em sẽ ghi như thế nào?

a) Để chuẩn bị cho việc ghi biên bản của buổi thảo luận trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Mục đích ghi biên bản là gì?

- Em cần chuẩn bị phương tiện gì để ghi biên bản?

- Bố cục của biên bản thế nào?

- Hãy tưởng tượng và ghi lại những ý kiến trao đổi của các bạn trong lớp em về chủ đề này.

b) Dựa trên các nội dung ở mục a), hãy viết biên bản cho buổi thảo luận về chủ đề “Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?”, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép.

c) Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa biên bản trên theo hướng dẫn sau:

Câu hỏi đánh giá

Gợi ý chỉnh sửa bài viết

1. Biên bản đã có đủ các phần theo mẫu chưa?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các phần đó.

- Nếu chưa, bổ sung phần còn thiếu vào chỗ trống sau:

2. Biên bản đã nêu được đúng và đủ các nội dung chính của buổi thảo luận chưa?

- Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các nội dung đó.

- Nếu chưa, đánh dấu chỗ cần bổ sung vào vị trí thích hợp trong biên bản và ghi các nội dung cần bổ sung vào chỗ trống sau:

3. Văn bản có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… không?

Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa vào chỗ trống sau:

4. Dấu ngoặc kép có được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ không?

Nếu có, hãy dùng bút chì gạch chân các lỗi đó và nêu cách chữa vào chỗ trống sau:

 

Trả lời:

a) Lập ý

- Mục đích: Ghi chép nội dung buổi thảo luận.

- Phương tiện để ghi biên bản: giấy, bút.

- Bố cục biên bản:

+ Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Phần nội dung: Diễn biến và kết quả các sự việc.

+ Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên các thành viên.

- Ý kiến trao đổi:

+ Xây dựng cho mình một thói quen học tập tốt:

Mang đầy đủ tài liệu, sách vở đến lớp (chuẩn bị từ tối hôm trước để chủ động vào sáng hôm sau)

Thực hiện các bước học tập như: soạn – nghe – thảo luận – ghi chép – ôn bài; vui vẻ, hào hứng đón chờ bài kiểm tra; muốn thành công và có niềm tin.

+ Ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy

Hiện nay, sơ đồ tư duy được áp dụng phổ biến trong học tập cũng như trong cuộc sống, được đánh giá là “công cụ vạn năng cho bộ não”. Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong học Ngữ Văn sẽ giúp một khối kiến thức đồ sộ trở nên đơn giản, bắt mắt và thú vị hơn rất nhiều.

+ Học theo đặc trưng của từng phân môn

Đọc – hiểu văn bản: Đọc nhanh, gạch dưới từ khóa để: phát hiện – giải mã – bình giá – suy luận các chi tiết trong văn bản.

Tiếng việt: Nắm vững khái niệm để vận dụng giải bài tập

Làm văn: Đọc kĩ đề => tìm ý, lập dàn ý => vận dụng các kĩ năng để làm bài

+ Đọc, đọc và đọc thật nhiều

Tự tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày điều đó sẽ giúp bạn trau dồi vốn từ vựng và vốn sống. Như thế khi làm văn sẽ dễ dàng hơn, bài viết của bạn cũng sẽ sinh động hơn. Và tất nhiên điểm sẽ cao hơn rồi.

+ Rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá và sửa lỗi sau khi làm bài tập

Đọc lại đề, đọc kĩ lời phê, sửa lỗi kịp thời, không được tự ái, bi quan.

Lập bảng theo dõi bài làm để tự rút kinh nghiệm.

Tham khảo bài viết điểm cao của lớp để học tập.

+ Hãy học Ngữ Văn với một niềm yêu thích thực sự

Điều cuối cùng tuy đơn giản mà thật cần thiết. Hãy nhớ việc học Ngữ Văn cũng như các môn khác là một hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị nhồi ép, bắt buộc mà tự ép bản thân. Học với niềm vui, niềm yêu thích thật sự bạn sẽ thấy việc học Ngữ Văn không hề khó khăn một chút nào, hơn hết bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại.

b) Viết biên bản

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

LỚP 6A1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

Thảo luận về chủ đề “Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn”

Thời gian bắt đầu: 10 giờ 30 phút ngày 16 tháng 03 năm 2022

Địa điểm: Phòng học lớp 6A1 trường THCS Lê Lợi

Thành phần tham gia: giáo viên chủ nhiệm, 42 đội viên chi đội 6A1

Chủ trì: Nguyễn Nhật Linh – Lớp trưởng

Thư kí: Phạm Việt Hà – Lớp phó học tập

Nội dung cuộc thảo luận:

(1) Lớp trưởng Nguyễn Nhật Linh đứng lên tổ chức thảo luận, yêu cầu các tổ đưa ra ý kiến về chủ đề “Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn”.

(2) Các tổ lần lượt trình bày ý kiến.

(3) Lớp trưởng Nguyễn Nhật Linh tổng kết và thư kí Phạm Việt Hà ghi lại trên bảng các ý kiến của cả lớp:

+ Xây dựng cho mình một thói quen học tập tốt:

+ Ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy

+ Học theo đặc trưng của từng phân môn

+ Đọc, đọc và đọc thật nhiều

+ Rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá và sửa lỗi sau khi làm bài tập

+ Hãy học Ngữ Văn với một niềm yêu thích thực sự

Buổi thảo luận kết thúc lúc 11 giờ 30 phút ngày 16 tháng 03 năm 2022 

Thư kí

Phạm Việt Hà

Chủ tọa

Linh

Nguyễn Nhật Linh

 

c) HS tự kiểm tra và chỉnh sửa.

Câu 7 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 95): Lớp em có Câu lạc bộ đọc sách. Các thành viên phụ trách Câu lạc bộ họp hằng tuần vào tiết 5 sáng thứ 6 để trao đổi, thảo luận về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ. Em được phân công là thư kí của các cuộc họp.

Dựa vào mẫu biên bản trong sách Ngữ văn 6, tập một (trang 104), em hãy viết một biên bản cho một cuộc họp của các thành viên phụ trách Câu lạc bộ, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép.

Trả lời:

 

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

LỚP 6A1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

Thảo luận về chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ”

Thời gian bắt đầu: 10 giờ 30 phút ngày 16 tháng 03 năm 2022

Địa điểm: Phòng họp Đội trường THCS Lê Lợi

Thành phần tham gia: giáo viên phụ trách, các thành viên trong Câu lạc bộ.

Chủ trì: Nguyễn Nhật Linh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ

Thư kí: Phạm Việt Hà – Phó chủ nhiệm câu lạc bộ.

Nội dung cuộc thảo luận:

(1) Chủ nhiệm Nguyễn Nhật Linh đứng lên tổ chức thảo luận, yêu cầu các tổ đưa ra ý kiến về chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ”.

(2) Các ban lần lượt trình bày ý kiến.

(3) Chủ nhiệm Nguyễn Nhật Linh tổng kết và thư kí Phạm Việt Hà ghi lại trên bảng các ý kiến của cả Câu lạc bộ:

+ Các thành viên cần tích cực tham gia hoạt động, xây dựng và phát triển Câu lạc bộ.

+ Cần có những quy định để điều hành Câu lạc bộ.

+ Liên kết với thư viện để các thành viên có thể đọc sách một cách hiệu quả.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt đọc sách mỗi tuần để chia sẻ kinh nghiệm về việc đọc sách.

Buổi thảo luận kết thúc lúc 11 giờ 30 phút ngày 16 tháng 03 năm 2022 

Thư kí

Phạm Việt Hà

Chủ tọa

Linh

Nguyễn Nhật Linh

Xem thêm các bài giải vở bài tập luyện viết Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Bài 1: Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Bài 2: Tập làm thơ lục bát

Bài 3: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

Bài 4: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát

Bài 5: Viết đoạn văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

1 395 lượt xem