Vở bài tập Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 6 (Cánh diều): Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
Với giải Vở bài tập Luyện viết Ngữ văn lớp 6 Bài 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Luyện viết Ngữ văn 6.
Giải VBT Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
Câu 1 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 3): Điền các từ ngữ (trực tiếp, xưng “tôi”, bài học, trải qua, nêu tên của mình, chi tiết cụ thể) vào chỗ trống trong đoạn văn sau để hoàn chỉnh cách hiểu về kiểu bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bằng hình thức người kể chuyện ngôi thứ nhất:
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bằng hình thức người kể chuyện ngôi thứ nhất là kể lại một việc làm, một hoạt động, một tình huống,... mà người viết đã trực tiếp (1)............................, trong đó, người kể thường (2)................... hoặc (3)............................... Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ, cần lưu ý:
- Xác định một sự việc, một hoạt động hoặc tình huống đáng nhớ mà em đã (4)........................ trải qua hoặc tham gia.
- Ghi lại các (5)...................... gắn với địa điểm, thời gian, hành động, suy nghĩ, cảm xúc,... của bản thân.
- Ghi lại (6)......................... hoặc kinh nghiệm mà em đã rút ra sau trải nghiệm đó.
Trả lời:
(1): trải qua
(2): xưng tôi
(3): nêu tên của mình
(4): trực tiếp
(5): chi tiết cụ thể
(6): bài học
Câu 2 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 3): Đọc đoạn truyện sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Tôi bồi hồi muốn đi ngay lúc ấy. Nằm trong lồng, tôi trông thấy của lồng chưa cài. Thế là tôi bò ra luôn.
Nhưng cũng ngay lúc ấy, Bé và Nhớn từ đầu chạy tới, kêu lên:
- Á á!
Rồi Bé nắm gáy tôi ném vào lồng. Không bao giờ tôi cảm thấy nhục nhã hơn! Từ lúc ấy, tôi bị canh giữ khác hẳn mọi khi. Buổi tối, vẫn được lên giàn mồng tơi nhưng phải nằm trong lồng, không ai cho nghênh ngáo ngoài trời như mọi khi... dù là nghênh ngáo với sợi chỉ buộc vào bẹn.
Tôi càng thấm thía nung nấu ý nghĩ trốn đi. Tôi chờ một dịp khác.
Trong những ngày chờ đợi, buồn ơi là buồn. Tôi buồn lắm, buồn tưởng chết đi được. Phần thì ăn năn tội lỗi. Phần thì ngao ngán đời mình. Cuộc đời đã nửa thời xuân mà nay chưa làm nổi điều gì gọi là có ích. Chỉ những nay lầm mai lỗi. Tôi ủ rũ, chẳng buồn ăn, chẳng buồn đi, đứng cũng không buôn đứng. Suốt ngày năm phục vị, thở dài. [...]
Tôi dắt Nhà Trò đi.
Một quãng, tới chỗ mai phục của bọn Nhện.
Bọn Nhện đã công phu chăng bên đường nọ sang bên kia, chằng chịt biết bao nhiêu tơ nhện, trùng trùng điệp điệp, một chú Muỗi Mắt nhỏ nhất loài muỗi cũng không chui lọt. Lại thêm, sừng sững giữa lối đi, một anh Nhện canh gác. Ý hễ thấy bóng Nhà Trò là làm hiệu cho lũ Nhện nấp hai bên đường kéo ra.
Khi tôi gần tới mạng lưới, nhìn vào các khe đá xung quanh đã thấy lủng củng những nhận là nhện: Nhện mẹ, Nhện con, Nhện già, Nhện trẻ, Nhện nước, Nhện tường, Nhện võng, Nhện cây, Nhện đá, Nhện ma,... đủ họ nhà Nhện. Chúng đứng im như đá, mà coi vẻ hung dữ.
Tôi cất tiếng hỏi lớn:
- Ai đứng chóp bu bọn mày? Ra đây cho tao nói chuyện.
Từ trong hốc đá, một mụ Nhện cái to nhất, cong chân nhảy ra, hai bên có hai Nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa trùm nhà Nhện. Nam cũng đanh đá, nặc nô lắm. Vậy thì đầu tiên, tôi hãy ra cái sai của tôi. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp mạnh vào đầu mụ Nhện cái một đạp. Mụ nọ hoảng hốt, co dúm lại hãi ngay. Rồi thế là mụ cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo, tỏ ý hối hận và sợ hãi một điều gì đó - điều gì đó có lẽ mụ ta cũng chưa biết.
Tôi thét:
- Cớ sao dám kéo bè kéo cánh ra bắt nạt em Nhà Trò yếu ớt thế kia? Chúng mày có của ăn của đế, đứa nào cũng béo múp mông đít cả lượt như thế kia mà tính đòi nó một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi là không được. Ta cấm từ giờ không được đòi nợ Nhà Trọ nữa. Nó bé bỏng, làm chưa đủ nuôi thân, phải thương nó, xuý xoá công nợ cho nó. Ở đời, thù hằn, độc ác làm gì. Thử trông đấy, bay bắt nạt nó, nhưng còn có ta khoẻ hơn, ta mới thử gió mấy cái đá hậu, mà xem ra chúng mày đã thấy đáng nghĩ lắm rồi phải không?
Bọn Nhện núi phía trong cũng dạ vang và lao xao nói “nghe rồi ạ” rối rít khe đá. Tôi ra lệnh:
- Phá các vòng vây đi. Đốt hết văn tự đi.
Lũ Nhện nghe ngay lời tôi, Cả họ nhanh nhẹn chạy ngang chạy dọc, phá các dây tơ chăng lưới. Con đường về tổ Nhà Trò trên cành lá mua có một chiếc hoa tím phút chốc đã quang hẳn. Rồi vô số Nhện nhấp nhô, tung tăng đến, chân nắm chân ả Nhà Trò mà nhảy múa, hát ầm ĩ rất vui.
Họ nhà Nhện còn định mở tiệc thết tôi. Được cái họ nhà Nhện thì lúc nào cũng khéo trữ lắm thức ăn ngon. Nhưng tôi từ chối, nói rằng phải vội đi. Hẹn dịp khác sẽ qua chơi. Tôi từ giã bọn Nhện và Nhà Trò. Chị Nhà Trò ôm vai tôi cảm động, không nỡ li biệt (2, cứ theo tiễn một quãng đường dài. Còn tôi, trong lòng hoan hỉ vì đã làm được việc đầu tiên có ích cho đời.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu ki, Tô Hoài, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2013)
Em hãy giúp Dế Mèn tóm tắt những trải nghiệm đáng nhớ trong đoạn truyện trên theo bảng sau:
Sự kiện |
Địa điểm |
Nhân vật |
Hành động, suy nghĩ, cảm xúc của Dế Mèn. |
Dế Mèn định trốn khỏi lồng nhưng bị bắt trở lại |
|
|
|
Trả lời:
Sự kiện |
Địa điểm |
Nhân vật |
Hành động, suy nghĩ, cảm xúc của Dế Mèn. |
Dế Mèn định trốn khỏi lồng nhưng bị bắt trở lại
|
Trong lồng, nhà Bé và Nhớn |
Dế Mèn, Bé và Nhớn |
- Bò ra định trốn khỏi lồng; phải nằm trong lồng; suốt ngày nằm phục vị, thở dài - Cảm thấy nhục nhã, nung nấu ý nghĩ trốn đi, buồn ơi là buồn, ăn năn tội lỗi, ngao ngán đời mình |
Dắt Nhà Trò đến và đánh bọn nhện |
Chỗ mai phục của bọn Nhện |
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện |
- Cất tiếng hỏi lớn; quay phắt lưng, phóng càng đạp mạnh vào đầu mụ Nhện cái một đạp; thét; ra lệnh. - Trong lòng hoan hỉ vì đã làm được việc đầu tiên có ích cho đời. |
Câu 3 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 6): Đoạn trích sau kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của tác giả Khuông Việt trong lần ăn Tết ở đảo Côn Lôn (Tôi ăn Tết ở Côn Lôn). Tuy nhiên, các đoạn văn trong đó đã bị đảo lộn. Em hãy sắp xếp lại để có một đoạn trích như tác giả đã viết.
(1) Thật là một cảnh thần tiên linh hoạt. Ước chi tôi là một họa sĩ tài hoa hầu ghi lại những màu sắc mà thợ trời khéo tô điểm cho mây nước bao la. Ước chi tôi là một thi nhân lỗi lạc hầu lựa những vần tuyệt tác để ca tụng cái đẹp thiêng liêng huyền diệu của hóa công.
(2) Trong khi đó, sương đã tan ra, chòm đảo Côn Lôn đã hiện rõ, chồng chất những đá xám, cây tươi. Riêng phía hữu, một mỏm đá con nhuộm màu trắng xóa. Hỏi ra thì đó là “hòn trứng”, nơi các loài chim biển đến xây ổ trú chân nên phân của chúng phủ dày trên đá.
(3) Tôi không biết phải làm sao, tôi không biết phải dùng lời gì để ghi lại những kích thích của lòng trong phút vô cùng tươi đẹp mà thần Thái Dương oai nghi tráng lệ từ đáy nước bước lên mây, tủa khắp bốn phương muôn ngàn tia lửa, lần lần rọi sáng cả vũ trụ mênh mông.
(4) Hôm sau, mùng một Tết, tiếng còi tàu đánh thức tôi. Xem đồng hồ đã năm giờ, tôi vội vàng lên “boong” để ngắm cảnh bình minh của ngày đầu năm mới.
(5) Xa xa, chòm đảo Côn Lôn mờ mờ hiện trong sương sớm. Tận chân trời, vừng thái dương ló mặt đã tô cho những lượn sóng nhấp nhô như một màu hồng sậm. Gió ào ào thổi, đoàn hải điểu chập chần bay và tiếng kêu như chào mừng xuân đến.
Trả lời:
Thứ tự đúng: (4) – (1) – (5) – (3) – (2)
Câu 4 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 7): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Hãy kể lại một chuyến đi để lại cho em nhiều ấn tượng, cảm xúc khó quên (Ví dụ: tham quan học tập, du lịch, đi thăm và giúp các bạn nhỏ khuyết tật, đến chơi với các bạn ở trại trẻ mồ côi, lần đầu về quê nội / ngoại…)
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Chuyến đi trong hoàn cảnh nào (đi với ai, khi nào, đi đâu,…)?
- Chuyến đi đã diễn ra thế nào (gặp ai, nhìn thấy gì, có hoạt động nào, có chuyện gì đáng nhớ,…)?
- Cảm xúc, thái độ, ấn tượng của em trong chuyến đi như thế nào?
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết phần mở bài
- Viết hai đoạn trong phần thân bài:
(1) Tranh minh họa (em hãy vẽ cảnh tượng hoặc con người,… mà em nhớ nhất, tương ứng với nội dung của đoạn văn).
(2) Tranh minh họa (em hãy vẽ cảnh tượng hoặc con người,… mà em nhớ nhất, tương ứng với nội dung của đoạn văn).
- Phần kết bài:
Trả lời:
a) Tìm ý
- Chuyến đi diễn ra trong hoàn cảnh: Nghỉ hè bố mẹ em cho về quê nội chơi.
- Chuyến đi đã diễn ra:
+ Quê nội em ở tỉnh Vĩnh Long, nơi có những vườn cây trái sum suê.
+ Nơi ấy có dòng sông nước chảy hiền hòa, có những vườn cây vú sữa, vườn xoài, vườn chôm chôm,… quanh năm tươi tốt.
+ Nơi ấy có những cánh đồng lúa và có cả những bãi cỏ xanh…
+ Con người quê nội em thật nhân hậu, thuần phác, tính tình ngay thẳng thật thà.
- Cảm xúc, thái độ, ấn tượng của em trong chuyến đi: Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kỉ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.
b) Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu về chuyến đi về quê nội và kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến đi ấy.
- Thân bài:
+ Giới thiệu về quê nội
+ Kể về kỉ niệm đáng nhớ ở quê nội
- Kết bài: cảm xúc của em.
c) Viết
- Viết phần mở bài:
Suốt chín tháng học tập ở thành phố, trong những ngày hè ba má em cho em về quê sống với nội. Mỗi lần về quê sống với nội, em đều có rất nhiều kỉ niệm. Kỉ niệm nào cùng rất đáng nhớ đối với em. Trong tất cả những kỉ niệm ấy. Kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em chính là lần về quê nội khi em học hết lớp 5.
- Viết hai đoạn phần thân bài:
(1) Đang ở thành phố nay về quê sống, em thấy mình như con chim sổ lồng. Sáng sáng, em cùng nội chạy bộ trên bờ sông. Làn gió mát buổi sáng sớm thổi từ dưới sông lên mát rượi. Em thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Chiều chiều, em cùng các bạn trong thôn vui đùa dưới bóng mát của vườn cây vú sữa. Cũng có chiều, chúng em cùng nhau thi thả diều trên bờ sông, trên bãi có xanh. Chiều trên quê hương, nghe tiếng sáo diều vi vu trên tầng không thật không có gì thú vị hơn đối với tuổi thơ của em. (HS tự vẽ tranh minh họa)
(2) Chiều hôm đó, em theo các anh chị con bác Hai ra bờ sông thả diều. Chơi thả diều thật thú vị. Những con diều no căng gió cứ bay cao, bay cao mãi. Ai cũng muốn diều của mình bay cao nhất. Mải chạy theo anh con bác, em vấp vào một hòn đá bên bờ đê. Em té nhào và đau chân đến mức không thể đứng lên được. Nghe tiếng ngã huỵch và tiếng kêu của em, anh nhà bác em quay lại. Thấy em nhăn nhó vì đau, anh em không để ý gì đến con diều của mình nữa. Anh chạy lại và đỡ em lên. Thế là con diều theo gió hay lên tận trời cao. Chỉ vấp và té ngã thế mà chân em đã bị bong gân. Em đau quá không đi được. Anh em đã cõng em về nhà. Em xin nội đừng nói cho ba má em biết. Ba má em đang bận công tác. Nếu biết em bị đau chân, thế nào ba má em cũng về thăm. Suốt mấy ngày, chân em sưng tấy. Em ngồi một chỗ, hết chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn. Nội và bác Hai gái chăm sóc em thật chu đáo. Rảnh rỗi lúc nào là anh em cũng đến bên cạnh em động viên và an ủi. Có lẽ vì thế mà em thấy như chân em đỡ đau hơn. Một tuần sau, chân em mới khỏi hẳn. Em lại cùng anh ra bãi cỏ chăn trâu, thả diều như không có chuyện gì đã xảy ra. (HS tự vẽ tranh minh họa)
- Viết phần kết bài:
Một tháng về quê nội trôi qua thật nhanh. Em phải về nhà để chuẩn bị cho năm học mới. Rồi một năm học sẽ trôi qua, em sẽ lại được về vùng quê yên bình của nội để được đi chăn trâu thả diều cùng các anh các chị ở quê. Em yêu lắm quê nội của em. Em nhớ nhiều lắm dòng sông hiền hòa, nhớ vườn cây vú sữa cành lá sum suê và em cũng nhớ kỉ niệm về lần em vấp té bị đau chân khi đi thả diều cùng anh con của bác Hai em.
Câu 5 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 10): Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hãy kể lại một hoạt động mà em đã tham gia và nhớ mãi.
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động em muốn kể là gì? (Ví dụ: học lịch sử tại bảo tàng, tổng vệ sinh môi trường ở khu dân cư, thi đấu thể thao, thi học sinh giỏi cấp quận hoặc tỉnh / thành phố, biểu diễn nghệ thuật trên sân khấu, đi xem phim, tham gia ngày hội đọc sách, đón giao thừa ngoài trời cùng gia đình,…).
- Hoạt động diễn ra ở đâu, thời gian nào?
- Vì sao em muốn kể lại hoạt động đó?
- Có những ai tham gia hoạt động đó?
- Hoạt động đó diễn ra thế nào (mở đầu, điễn biến, kết thúc)?
- Suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia hoạt động đó là gì?
- Em đã có bài học hoặc kinh nghiệm hữu ích nào sau hoạt động đó?
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết phần mở bài bằng cách viết tiếp các câu sau:
Trong những năm qua, tôi đã được tham gia vào các hoạt động hữu ích cùng thầy cô, bạn bè và người thân trong gia đình,… Mỗi hoạt động đều để lại trong tôi những ấn tượng nhất định, khó quên. Nhưng có lẽ, đáng nhớ nhất là
- Viết một đoạn văn trong phần thân bài nêu lí do và những nội dung đáng nhớ bằng cách viết tiếp câu văn sau:
Không phải ngẫu nhiên mà tôi muốn kể cho bạn nghe về hoạt động này
- Viết phần kết bài của đề văn trên bằng cách viết tiếp các câu sau:
Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in những việc làm, tâm trạng, cảm xúc của mình khi tham gia hoạt động ấy. Nhờ nó mà tôi đã có thêm
Trả lời:
a) Tìm ý
- Hoạt động em muốn kể là: em được tham gia kì thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn cấp tỉnh.
- Em muốn kể hoạt động này bởi vì nó đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em.
- Hoạt động này có em và các bạn học sinh khác tham gia.
- Diễn biến hoạt động:
+ Mẹ đưa em đến điểm thi
+ Tra số báo danh, nhận phòng thi
+ Làm bài thi
+ Đợi kết quả thi
- Suy nghĩ của em khi tham gia hoạt động: em rất vui và tự hào khi được tham gia kì thi học sinh giỏi.
- Sau kì thi đó em đã rút ra được kinh nghiệm để ôn luyện tốt hơn trong những kì thi tiếp theo.
b) Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu về kì thi
Thân bài:
+Nêu các hoạt động trong kì thi
+ Ấn tượng của em khi tham gia kì thi.
Kết bài: Cảm xúc của em khi biết kết quả.
c) Viết
- Viết phần mở bài:
Trong những năm qua, tôi đã được tham gia vào các hoạt động hữu ích cùng thầy cô, bạn bè và người thân trong gia đình,… Mỗi hoạt động đều để lại trong tôi những ấn tượng nhất định, khó quên. Nhưng có lẽ, đáng nhớ nhất là kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ Văn vừa rồi.
- Viết phần thân bài:
Không phải ngẫu nhiên mà tôi muốn kể cho bạn nghe về hoạt động này mà bởi vì cuộc thi này còn là niềm tự hào của tôi và gia đình. Tôi đã rất vui khi được cô chọn vào đội tuyển học sinh giỏi. Tôi đã rất cố gắng và nỗ lực, chuẩn bị kiến thức thật tốt để tham gia kì thi. Trong quá trình ôn thi, nhiều lúc tôi cũng đã rất nản chí nhưng gia đình, thầy cô và bạn bè luôn động viên tôi. Kết quả là tôi đã dành được giải Nhì trong cuộc thi ấy. Khi thông báo kết quả, tất cả mọi người đều rất vui và tự hào về tôi. Tôi sẽ cố gắng để năm sau có thể dành giải cao hơn nữa.
- Viết phần kết bài:
Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in những việc làm, tâm trạng, cảm xúc của mình khi tham gia hoạt động ấy. Nhờ nó mà tôi đã có thêm động lực và đặt mục tiêu cao hơn trên con đường học vấn của mình.
Câu 6 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 14): Đọc đề văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Em muốn kể lại lỗi lầm nào của mình?
- Lỗi ấy diễn ra khi nào? Ở đâu?
- Có những ai liên quan đến lỗi lầm ấy?
- Điều gì đã khiến em ân hận về sự việc đã xảy ra?
b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí:
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết phần mở bài kể lại một lần em mắc lỗi.
- Viết một đoạn trong phần thân bài kể lại một lần em mắc lỗi, trong đó có sử dụng câu mở rộng thành phần chủ ngữ.
- Viết phần kết bài kể lại một lần em mắc lỗi.
Trả lời:
a) Tìm ý
- Lỗi lầm tôi muốn kể: Kết quả học tập kém làm mẹ buồn
- Lỗi lầm ấy diễn ra khi em học lớp 5, cô giáo đã đến nhà trao đổi kết quả học tập với mẹ tôi.
- Có tôi, mẹ và cô giáo trong câu chuyện này.
- Điều khiến tôi ân hận về việc xảy ra là đã làm mẹ buồn.
b) Lập dàn ý
- Mở bài:
+ Trình bày một tình huống nhắc nhở bạn về lần bạn mắc lỗi trong quá khứ.
+ Giải thích lý do tại sao, ngay cả bây giờ, sự kiện đó vẫn còn rõ ràng đối với bạn.
- Thân bài
+ Giới thiệu chung về người mà bạn đã mắc lỗi (tên, tuổi, mối quan hệ với bạn)
+ Hoàn cảnh, thời gian và địa điểm mà bạn đã mắc lỗi
+ Nguyên nhân khiến bạn mắc lỗi
+ Kể câu chuyện về lỗi lầm (kể chi tiết hành động, lời thoại, suy nghĩ của bạn – kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm)
+ Sau sự việc đã kết thúc, bạn cảm thấy thế nào?
+ Tôi đã học được bài học của mình. chuyện gì đã xảy ra sau pha phạm lỗi đó?
- Kết bài
+ Ở hiện tại, tôi vẫn nhớ rõ bài học mà tôi nhận được sau những sai lầm của mình trong quá khứ.
+ Tôi đã thay đổi như thế nào và sẽ thay đổi như thế nào sau khi nhận được bài học. tìm hiểu nó.
c) Viết
- Viết phần mở bài:
Trong cuộc sống, con người ta thường mắc nhiều sai lầm. Tôi cũng vậy, từng khiến bố mẹ rất buồn vì tôi.
- Viết đoạn thân bài:
Đó là năm tôi học lớp sáu. Tôi vốn là một đứa trẻ ham chơi nên học hành không nhiều. Cuối học kỳ I, kết quả học tập của tôi rất kém. Sau buổi kiểm điểm, cô giáo đến nhà tôi để trao đổi với phụ huynh. Chiều hôm đó, tôi về nhà cảm thấy rất lo lắng. Về đến nhà, tôi thấy bố mẹ tôi đang đợi ở phòng khách. Tôi chào bố mẹ và chờ đợi những lời mắng mỏ. Nhưng không, bố mẹ tôi không đánh tôi, họ không to tiếng, họ chỉ nhẹ nhàng nói chuyện với tôi. Bố nói, giáo viên đến để trao đổi về tình hình học tập của tôi. Giáo viên nói rằng tôi là một học sinh thông minh, nhưng không phải là một người chăm chỉ. Diều đó khiến phong độ của tôi không được tốt. bố tôi cũng kể cho tôi nghe về cuộc sống đi học của ông ấy. bố cũng hay chơi bời, chơi bời lêu lổng làm phiền ông bà. Mẹ tôi cũng kể cho tôi nghe về thời thơ ấu của bà. Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, mẹ cô chỉ học hết cấp 3 rồi phải bỏ học để phụ giúp bà ngoại. mẹ rất muốn đi học nhưng không thể. Tôi ngồi nghe và cảm thấy đuối. Lần đầu tiên tôi được nghe những lời chân thành từ bố mẹ mình. Buổi chiều lặng lẽ trôi qua. Sau buổi chia sẻ, cả nhà tôi cùng nhau ăn trưa. Món ăn mẹ nấu là tất cả những gì tôi yêu thích. Tôi nhìn mẹ, thấy mặt mẹ đã có nhiều nếp nhăn. Dù giận và thất vọng về tôi nhưng bố mẹ vẫn yêu thương và quan tâm tôi. Tôi cảm thấy mình cần phải học tập rất nhiều. bởi vì bố mẹ tôi đã làm việc chăm chỉ để cho tôi cơ hội đến trường.
- Viết phần kết bài:
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng tôi vẫn nhớ mãi, đó là một bài học rất sâu sắc mà tôi không bao giờ quên, vì vậy tôi cố gắng học tập nhiều hơn nữa để bù đắp những sai lầm mà mình đã mắc phải. Tôi luôn quan niệm rằng sai lầm là để chúng ta trưởng thành chứ không phải để chúng ta sống trong tội lỗi, tương lai còn ở phía trước, mong các bạn đã từng lầm lỗi hãy sống tốt hơn, đừng bao giờ để bố mẹ phải khóc vì mình, vì việc học đã quá khó khăn rồi.
Câu 7 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 2 trang 17): Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi trong đoạn văn sau:
a) Một lần, tôi và anh Hoàng anh họ của tôi rủ nhau đi câu cá. Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo sôi nổi. Phía đằng xa một nhóm học sinh đang thi bơi lội. Chúng tôi chạy đến chỗ cuộc thi diễn ra. Thì ra là nhóm ban hàng xóm tôi mới quen hôm trước. Tôi cảm thấy rất thích thú, liền đề nghị tham gia. Tôi rủ anh Hoàng nhưng anh lại từ chối. Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn và thất vọng về anh... Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người. Trọng tài là Tuấn - người bạn hàng xóm thân thiết nhất của tôi. Sau khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang khắp con sông. Các đối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai. Tôi cố gắng bơi hết sức. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy chân bên trái của mình bị tê. Tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi. Tôi vùng vẫy trong nước nhưng không thể bơi tiếp, không biết bản thân đã uống biết bao nhiêu là nước. Trong lúc mê mẩn, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: “Lâm ơi, em ơi. Mau tỉnh lại đi em.”. Cho đến khi tỉnh lại, tôi đã thấy anh Hoàng trước mặt mình. Khuôn mặt của anh đầy lo lắng. Hình như chính anh Hoàng là người đã cứu tôi. Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhàng. Có tiếng nói cất lên: “Anh Hoàng tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được Lâm một cách thần kì!”. Có tiếng hưởng ứng: “Đúng vậy!”, “Đúng vậy!”... Tôi mỉm cười, lòng đầy tự hào rồi nhìn anh Hoàng, khẽ nói: “Em cảm ơn anh!”. Nhờ có chải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em chúng tôi càng trở lên thắm thiết.
Những chỗ sai |
Cách sửa |
- Ví dụ: Một lần, tôi và anh Hoàng anh họ của tôi rủ nhau đi câu cá. (Sai vì thiếu dấu làm rõ thành phần phụ trú) -………………………………………. -………………………………………. -………………………………………. -………………………………………. |
- Một lần, tôi và anh Hoàng - anh họ của tôi rủ nhau đi câu cá. (Thêm dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy)
-………………………………………. -………………………………………. -………………………………………. -………………………………………. |
b) Trong kì nghỉ hè vừa qua, tôi được bố cho đi thăm thành phố Đà Nẵng, đó là phần thưởng bố mẹ dành cho tôi vì đã đạt kết quả cao trong năm học. Trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi trong chuyến đi này là đến bán đảo Sơn Trà. Ở đây, tôi có cảm giác mọi ồn ào, náo nhiệt của thành phố dường như đã lùi lại, nhường chỗ cho sự yên ả, thanh bình. Cả bán đảo cứ như một nàng công chúa được đánh thức sau giấc ngủ dài, bừng dậy với vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ. Mỗi buổi sáng ngủ dậy trên đảo tôi được ngắm cảnh bình minh trên biển, khung cảnh thật lộng lẫy. Tôi rất thích cái cảm giác được cùng bố đi xe máy trên những cung đường của đảo, lắng nghe tiếng sóng biển xen lẫn tiếng gió của cây rừng bên tai và thi thoảng dừng chân bên những điểm đường rộng rãi để phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn toàn cảnh trời mây non bộ, để thấy biển cả quê hương mênh mông và đẹp lạ thường. Khi chiều suống hình ảnh thành phố Đà Nẵng lên đèn thật đẹp với những toà nhà cao vút, những cây cầu mềm mỏng vắt qua sông. Buổi tối, tôi được thưởng thức những món hải sản thật là tươi ngon… Năm ngày du lịch Đà Nẵng trôi qua thật nhanh, tôi trở về với mái ấm gia đình. Tạm biệt nhé, Đà Nẵng. Hẹn ngày này sang năm, tôi sẽ quay trở lại! Với chuyến đi thú vị đã mở mang cho tôi những hiểu biết về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh!
Những chỗ sai |
Cách sửa |
- Ví dụ: Mỗi buổi sáng ngủ dậy trên đảo tôi được ngắm cảnh bình minh trên biển, khung cảnh thật lộng lẫy. (Thiếu dấu phẩy ngăn cách thành phần trạng ngữ và thành phần chính) -………………………………………. -………………………………………. -………………………………………. -………………………………………. |
- Mỗi buổi sáng ngủ dậy trên đảo tôi được ngắm cảnh bình minh trên biển, khung cảnh thật lộng lẫy. (Thêm dấu dấu phẩy vào sau “Mỗi buổi sáng ngủ dậy trên đảo”) -………………………………………. -………………………………………. -………………………………………. -………………………………………. |
Trả lời:
a)
Những chỗ sai |
Cách sửa |
- Ví dụ: Một lần, tôi và anh Hoàng anh họ của tôi rủ nhau đi câu cá. (Sai vì thiếu dấu làm rõ thành phần phụ trú) - Phía đằng xa một nhóm học sinh đang thi bơi lội. (Thiếu dấu phẩy ngăn cách giữa thành phần trạng ngữ và thành phần chính trong câu) - Sau khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. (Câu “Sau khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu.” chưa có đủ thành phần chính, mới chỉ là trạng ngữ) - Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi. (Thiếu dấu ngoặc kép của câu nói được dẫn trực tiếp) - Trong lúc mê mẩn, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: … (Dùng từ “mê mẩn” không phù hợp) - Nhờ có chải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em chúng tôi càng trở lên thắm thiết. (Sai lỗi chính tả: ch/tr) |
- Một lần, tôi và anh Hoàng - anh họ của tôi rủ nhau đi câu cá. (Thêm dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy)
- Phía đằng xa, một nhóm học sinh đang thi bơi lội. (Thêm dấu phẩy vào sau cụm từ “Phía đằng xa”)
- Sau khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu, hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. (Bỏ dấu chấm, thay bằng dấu phẩy giữa hai câu)
- Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi”. (Thêm dấu ngoặc kép)
- Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: … (Thay từ cho phù hợp) - Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em chúng tôi càng trở lên thắm thiết. (Sửa lỗi chính tả: ch/tr) |
b)
Những chỗ sai |
Cách sửa |
- Mỗi buổi sáng ngủ dậy trên đảo tôi được ngắm cảnh bình minh trên biển, khung cảnh thật lộng lẫy. (Thiếu dấu phẩy ngăn cách thành phần trạng ngữ và thành phần chính) - … dừng chân bên những điểm đường rộng rãi để phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn toàn cảnh trời mây non bộ,… (Dùng từ “non bộ” không đúng) - Khi chiều suống hình ảnh thành phố Đà Nẵng lên đèn thật đẹp với những toà nhà cao vút, những cây cầu mềm mỏng vắt qua sông. (Thiếu dấu phẩy ngăn cách thành phần trạng ngữ với thành phần chính của câu, viết sai chính tả từ “suống”, dùng từ “mềm mỏng” không phù hợp) - Tạm biệt nhé, Đà Nẵng. (Sử dụng dấu chấm câu chưa phù hợp) - Với chuyến đi thú vị đã mở mang cho tôi những hiểu biết về đất nước, con người. (Câu sai ngữ pháp) |
- Mỗi buổi sáng ngủ dậy trên đảo tôi được ngắm cảnh bình minh trên biển, khung cảnh thật lộng lẫy. (Thêm dấu dấu phẩy vào sau “Mỗi buổi sáng ngủ dậy trên đảo”) - … dừng chân bên những điểm đường rộng rãi để phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn toàn cảnh trời mây non nước,… (Thay từ “non bộ” bằng từ “non nước”) - Khi chiều xuống, hình ảnh thành phố Đà Nẵng lên đèn thật đẹp với những toà nhà cao vút, những cây cầu mềm mại vắt qua sông. (Thêm dấu phẩy và sửa lại chính tả từ “xuống”, thay từ “mềm mỏng” bằng từ khác cho phù hợp, ví dụ từ “mềm mại”)
- Tạm biệt nhé, Đà Nẵng! (Thay dấu chấm bằng dấu chấm than) - Chuyến đi thú vị đã mở mang cho tôi những hiểu biết về đất nước, con người. (Bỏ từ với) |
Xem thêm các bài giải vở bài tập luyện viết Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:
Bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
Bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
Bài 9: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
Bài 10: Tóm tắt văn bản thuật lại một sự kiện, viết biên bản
Bài 1: Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án