Vở bài tập Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 2 (Cánh diều): Tập làm thơ lục bát

Với giải Vở bài tập Luyện viết Ngữ văn lớp 6 Bài 2: Tập làm thơ lục bát sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Luyện viết Ngữ văn 6.

1 1617 lượt xem


Giải VBT Luyện viết Ngữ Văn 6 Bài 2: Tập làm thơ lục bát 

Câu 1 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 33): Đoạn thơ nào sau đây được viết theo thể lục bát? Giải thích rõ câu trả lời của em.

 

a) Mỗi năm đôi lần được hái trầu dâng mẹ

cây cau đầu sân sai quả bao mùa

cái cơi đựng trầu, cái bình vôi cũ

như nhập vào dáng mẹ già nua

(Mẹ, Nguyễn Đức Mậu)

 

b) Chị em cùng dạo trên đường

Cùng nhìn cỗ máy, con mương, mái nhà

Chị buồn nhớ những ngày qua

Em vui nghĩ những ngày xa đang gần…

(Nhớ và nghĩ, Trần Đăng Khoa)

Đoạn thơ được viết theo thể lục bát là đoạn: …………………………………………

Giải thích: ……………………………………………………………………………

Trả lời:

Đoạn thơ được viết theo thể lục bát là đoạn b.

Giải thích: Đoạn thơ có 4 dòng, cứ một dòng lục lại tiếp đến một dòng bát; gieo vần phù hợp với thể thơ (tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ 6 của dòng bát, tiếng thứ 8 của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo: đường – mương; nhà – xa – qua).

Câu 2 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 33): Viết tiếp dòng bát sao cho phù hợp nội dung, vần, nhịp và luật bằng trắc:

Con đường rợp bóng cây xanh

………………………………………

 

Tre xanh tự những thuở nào

…………………………………….

Phượng đang thắp lửa sân trường

……………………………………….

 

Bàn tay mẹ dịu dàng sao

……………………………………..

 

Trả lời:

Con đường rợp bóng cây xanh

Cùng em mỗi bước chân nhanh tới trường

(hoặc: Trải bao thương nhớ dệt thành tuổi thơ)

Tre xanh tự những thuở nào

Võng đưa mát rượi chênh chao trưa hè

(hoặc: Ấp ôm làng xóm biết bao ân tính)

Phượng đang thắp lửa sân trường

Hè như gọi tiếng yêu thương trong lòng

(hoặc: Ve râm ran gọi bên đường xôn xao)

Bàn tay mẹ dịu dàng sao

Ru em tròn giấc ngọt ngào tuổi thơ

(hoặc: Vỗ về nâng giấc biết bao êm đềm)

 

Câu 3 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 33): Gạch chân để chỉ ra các vần, gạch chéo để chỉ ra cách ngắt nhịp trong những dòng thơ lục bát sau. Ví dụ a) là minh họa cho cách làm.

a) Con người / có tổ / có tông

Như cây / có cội / như sông / có nguồn.

(Ca dao)

b) Nhà không có bố buồn sao

Cái đinh cũng thiếu, cao dao thì cùn.

(Nhà không có bố, Nguyễn Thị Mai)

c) Làm dâu gặp phải cảnh nghèo

Đôi bàn tay chị chống chèo lo toan.

(Chị dâu, Vương Trọng)

d) Mẹ ơi xin mẹ đừng già

Những ngày cơ cực đã qua lâu rồi

(Về thăm cô Bưởi, Trần Đăng Khoa)

Trả lời:

b) Nhà không có bố / buồn sao

Cái đinh cũng thiếu, / cao dao thì cùn.

(Nhà không có bố, Nguyễn Thị Mai)

c) Làm dâu / gặp phải cảnh nghèo

Đôi bàn tay chị / chống chèo lo toan.

(Chị dâu, Vương Trọng)

d) Mẹ ơi / xin mẹ / đừng già

Những ngày cơ cực / đã qua lâu rồi

(Về thăm cô Bưởi, Trần Đăng Khoa)

Câu 4 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 34): Chọn từ (trong số các từ cho dưới đây) điền vào chỗ trống để có những câu lục bát hoàn chỉnh:

1. thường

2. thương

3. hoài

4. xoài

5. tà

6. tròn

7. thương

8. đau

 

a) À ơi thương đến là ……

Cầu cho Thánh Thiện dẫn đường con đi.

(Tôi ru con gái tôi, Đỗ Trung Lai)

b) Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ………. đá nhau.

(Ca dao)

c) Hành quân được buổi trăng …….

Nhìn trăng bố nghĩ đến con ở nhà.

(Thơ vui tặng con, Anh Ngọc)

d) Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột ………. chín chiều.

(Ca dao)

Trả lời:

a) – 2

b) – 3

c) – 6

d) – 8

Câu 5 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 35): Viết tiếp những dòng thơ còn thiếu để được các cặp lục bát hoàn chỉnh.

a) Ngoái trông bóng mẹ phía sau

……………………………………

b) Nhớ khi con bé bố ơi

……………………………………

c) Anh em như lá với cây

……………………………………

d) Em yêu mái tóc của bà

……………………………………

Trả lời:

a) Ngoái trông bóng mẹ phía sau

Dáng hình mẹ đã lẫn màu quê hương.

b) Nhớ khi con bé bố ơi

Bố làm ngựa, con cưỡi chơi suốt ngày.

c) Anh em như lá với cây

Như hoa với nước, như mây với trời.

d) Em yêu mái tóc của bà

Bạc trắng như cước hay là tuyết rơi.

Câu 6 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 35): Biểu đồ minh họa cho ý tưởng ban đầu về bài thơ giới thiệu gia đình em:

Bài thơ về gia đình:

- Số thành viên

- Đặc điểm của mọi người

- Cảm nhận của em về mọi người

- Cảm nhận về một sự việc

- Tầm quan trọng của gia đình

- Mong muốn của em.

a) Hãy sáng tác một bài thơ lục bát khoảng 10 – 12 dòng với giọng điệu nghiêm túc hoặc hài hước từ gợi ý trên (có thể chỉ nói tới một hoặc một số khía cạnh).

Bài thơ của em:

b) Chỉ ra đặc điểm về hình thức (dòng thơ, vần, nhịp) và nội dung của bài thơ em đã viết:

Trả lời:

a) HS có thể chọn giọng điệu hài hước hoặc nghiêm túc để làm một bài thơ đảm bảo đúng thể lục bát:

Gia đình của em

Gia đình em / có bốn người

Bố em vui tính / hay cười, / hay trêu

Anh em / thì cao lêu nghêu

Và cũng giống bố / hay trêu / hay cười

Còn em / mẹ bảo hơi lười

Chỉ chơi / là lĩnh điểm mười / như mưa

Nhưng đấy / là chuyện ngày xưa

Giờ em chăm học / sớm trưa miệt mài

Cố gắng / vì một tương lai

Cả nhà thấy vậy / ai ai cũng mừng.

b) Đặc điểm hình thức và nội dung:

- Bài thơ lục bát có yếu tố hài hước giới thiệu về gia đình với 10 dòng, tạo thành 5 cặp lục bát.

- Vần được gieo ở tiếng cuối của dòng lục và tiếng thứ 6 của dòng bát (người – cười; trêu – nghêu – trêu; mưa – xưa).

- Nhịp chẵn chủ yếu là 2/4.

- Bài thơ giới thiệu về đặc điểm của các thành viên trong gia đình và nói lên niềm vui về một gia đình hòa thuận.

Câu 7 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 36): Viết một bài thơ lục bát (ngắn, dài tùy ý) về một người mà em yêu mến.

- Em muốn viết bài thơ về ai (cha, mẹ, ông, bà hay thầy, cô, bạn bè,…)?

- Những điều em ấn tượng về người đó là gì (tình cảm yêu thương, hình dáng, cử chỉ, hành động,…)?

- Viết bài thơ:

+ Bắt đầu bằng hình ảnh của người em muốn viết (ví dụ: Bàn tay mẹ chắn mưa sa – Bình Nguyên) hoặc hành động, suy nghĩ, tình cảm em dành cho người ấy (ví dụ: Con về thăm mẹ chiều đông – Đinh Nam Khương),…

+ Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện hình ảnh mà em muốn viết và diễn tả tình cảm của em về người đó. Thử vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ,…

+ Sắp xếp các từ ngữ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thơ lục bát.

- Em hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài thơ lục bát của mình theo hướng dẫn sau:

Câu hỏi đánh giá

Nội dung chỉnh sửa (Nếu có)

1. Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp và luật bằng trắc của thơ lục bát chưa? Có mắc lỗi chính tả không?

 

2. Bài thơ có tập trung thể hiện về người em chọn viết và tình cảm của em với người đó không?

 

3. Có nên thay thế từ ngữ nào để bài thơ diễn tả chính xác hoặc hay hơn không?

 

Trả lời:

- Em muốn viết bài thơ về mẹ.

- Những điều em ấn tượng về mẹ: Mẹ luôn yêu thương, chăm sóc cho em, luôn dành cho em những gì tốt đẹp nhất.

- Viết bài thơ:

+ Hình ảnh mở đầu: Mẹ là sức mạnh của con.

+ Những hình ảnh về mẹ có sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ,…

Mẹ là bóng nguyệt đêm rằm,…

+ Sắp xếp các từ ngữ theo quy định:

Tham khảo bài thơ của tác giả Hồng Phượng:

Mẹ là / sức mạnh / của con

Trong tim có mẹ / phúc tròn tháng năm

Mẹ là / bóng nguyệt / đêm rằm

Vì con vất vả / bao năm chẳng nề

Bâng khuâng / thấy bóng / mẹ về

Mắt con dòng lệ / não nề lại rơi.

- Học sinh tự kiểm tra, đánh giá và sửa lỗi (nếu có).

Câu 8 (VBT luyện viết Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1 trang 38): Trong các đoạn thơ sau có những dòng thơ lục bát còn chưa chuẩn về đặc điểm hình thức. Em hãy chỉ rõ và sửa lại cho phù hợp.

a) Em ơi khóc mãi làm gì!

Búp bê đã hỏng thôi thì chơi tranh

Hoặc là đá bóng cùng anh

Biết đâu khi lớn em lại là ngôi sao.

- Chỗ chưa chuẩn về đặc điểm hình thức:

- Đoạn thơ đã sửa

b) Ngày xưa bà dắt cháu đi

Con đường trong xóm vui sao!

Bông hoa đỏ bên hàng rào

Con chuồn chuồn ớt đậu trên cành tre,

Bây giờ cháu tự đạp xe

Vắng trên đường cũ, vẫn nghe tiếng bà…

- Chỗ chưa chuẩn về đặc điểm hình thức:

- Đoạn thơ đã sửa

Trả lời:

a) Lỗi gieo vần và số tiếng trong dòng thơ thứ 4. Có thể sửa lại là:

Em ơi khóc mãi làm gì!

Búp bê đã hỏng thôi thì chơi tranh

Hoặc là đá bóng cùng anh

Biết đâu khi lớn lại thành ngôi sao.

b) Lỗi gieo vần và số tiếng trong dòng thơ thứ 2; lỗi gieo vần trong dòng thơ thứ 4. Có thể sửa lại là:

Ngày xưa bà dắt cháu đi

Con đường trong xóm vui thì… vui sao!

Bông hoa đỏ bên hàng rào

Con chuồn chuồn ớt đậu vào cành tre,

Bây giờ cháu tự đạp xe

Vắng trên đường cũ, vẫn nghe tiếng bà…

Xem thêm các bài giải vở bài tập luyện viết Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Bài 3: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân

Bài 4: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát

Bài 5: Viết đoạn văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Bài 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

1 1617 lượt xem