Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện (trang 21, 22) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Viết: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện trang 21, 22 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.
Viết: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện trang 21, 22 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1
Câu hỏi 1 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:
a. Đoạn văn nào giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể?
b. Đoạn văn nào dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề có liên quan?
Trả lời:
a. Đoạn văn giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể là đoạn văn (1)
b. Đoạn văn dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề có liên quan là đoạn văn (2)
Câu hỏi 2 trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Đọc hai đoạn văn dưới đây và cho biết:
a. Đoạn văn nào nêu kết thúc của câu chuyện?
b. Đoạn văn nào bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện?
Trả lời:
a. Đoạn văn nêu kết thúc của câu chuyện là đoạn văn (1)
b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện là đoạn văn (2)
* Ghi nhớ:
Mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe có thể được viết theo một trong hai cách:
– Mở bài:
• Mở bài trực tiếp: Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật, thời gian, địa điểm diễn ra,…)
• Mở bài gián tiếp: Nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.
– Kết bài:
• Kết bài không mở rộng: Nêu kết thúc của câu chuyện.
• Kết bài mở rộng. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể sau khi nêu kết thúc câu chuyện.
Câu hỏi 3 trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
Trả lời:
Đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện Người ăn xin:
- Đoạn mở bài trực tiếp: Lòng trung thực và lòng nhân hậu là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Và câu chuyện về “Người ăn xin” đã dăn dạy và thể hiện rõ những phẩm chất đó.
- Đoạn kết bài mở rộng: Lòng tốt không phải là sự ban phát, bố thí mà được tạo nên bằng sự chân thành, giản dị của đồng cảm, yêu thương. Cho nên, chúng ta những người trẻ, khi cuộc sống mới thực sự bắt đầu, khó khăn sẽ thật nhiều nhưng hãy trân trọng những người bên cạnh ta, an ủi, động viên ta. Biết đón nhận những điều đó làm động lực để sống có ý nghĩa và vươn lên thật thành công.
Vận dụng
Câu hỏi trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Trao đổi: Em sẽ làm gì để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa?
Trả lời:
Để bắt đầu một ngày mới có ý nghĩa em sẽ:
- Tập thể dục
- Cùng mẹ làm bữa sáng
- Cùng em trai đi học.
- …
Xem thêm các chương trình khác: