Bài 4: Thân thương xứ Vàm Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 4: Thân thương xứ Vàm sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 4.

1 9,591 19/07/2023


Bài 4: Thân thương xứ Vàm – Tiếng Việt lớp 4

Đọc: Thân thương xứ Vàm trang 54, 55

* Khởi động

Nói về nơi em ở và những người hàng xóm của em.  

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ địa phương nơi em sinh sống và nói lên suy nghĩ của mình.  

Trả lời:

Nơi em ở là một bản làng ven núi ở Sơn La. Ở đó có rất nhiều cảnh đẹp, con người quê em thật thà, chất phác, dễ mến và hiếu khách. Những người hàng xóm quê em luôn đùm bọc, đoàn kết và giúp đỡ nhau.

* Bài đọc

Thân thương xứ Vàm

Chợ Vàm Cái Đôi nép vào một góc bến tàu, họp từ khi bình minh chưa lên. Giữa khuya, xuồng từ trong các kinh, vàm, xáng,… đã xôn xao chuyển rau, cá, các loại củ, quả từ vườn nhà ra chợ. Chợ nhỏ và ôn hòa, bình dị lắm. Người tới trước, trải cái bao bố xẻ đôi ra làm dấu. Người tới sau thì kiếm chỗ nào còn trống mà ngồi. Người nào lỡ có lấn sang bên kia tí thì cũng cười xòa, có nhiêu đâu, dân ruộng với nhau mà. Ở Vàm Cái Đôi hay gắn chữ “ruộng” phía sau mỗi tên gọi. Ví như “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng”,…Cách gọi ấy gửi gắm biết bao tình cảm thương mến và sự thân tình.

Người dân xứ Vàm cho dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, nhớ ngọn gió chướng non làm thảng thốt con đường trắng hoa lau, hoa sậy. Nhớ về Vàm là nhớ về sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở, những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng. Nhớ về Vàm là nhớ về những buổi sáng mai người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất rúc lên vang lừng cả thị trấn. 

Nguyễn Thị Việt Hà

Câu hỏi 1 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Những chi tiết nào cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài và trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Những chi tiết cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm:

- Họp từ khi bình minh chưa lên.

- Giữa khuya, xuồng từ trong các kính, vàm, xáng,... đã xôn xao chuyển rau, cá, các loại củ, quả từ vườn nhà ra chợ.

Câu hỏi 2 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hòa?

Chọn đáp án đúng:

Vì chợ nhỏ, nép vào một góc bến tàu.

Vì chợ họp từ khi bình minh chưa lên.

Vì chợ bày bán đủ loại rau, cá, củ, quả.

Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời.  

Trả lời:

Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện.  

Câu hỏi 3 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Em có suy nghĩ gì về cách gọi "rau ruộng", "cá ruộng", "đám cưới ruộng",...?

Phương pháp giải:

Em nói lên suy nghĩ của mình.  

Trả lời:

Cách gọi "rau ruộng", "cá ruộng", "đám cưới ruộng",... gợi lên sự mộc mạc, dân dã, thôn quê của người dân Vàm Cái Đôi. Đó là cách gọi gần gũi, thân thương cho những sự vật quen thuộc, gắn bó của làng quê đồng ruộng.

Câu hỏi 4 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Khi đi xa, người dân xứ Vàm nhớ những hình ảnh nào ở quê mình? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc bài và trả lời.  

Trả lời:

- Người dân xứ Vàm cho dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, nhớ ngọn gió chướng non làm thảng thốt con đường trắng hoa lau, hoa sậy. Nhớ về Vàm là nhớ về sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở, những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng. Nhớ về Vàm là nhớ về những buổi sáng mai người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất rúc lên vang lừng cả thị trấn.

- Bởi vì đây là những hình ảnh đặc trưng, gắn bó, quen thuộc và gần gũi nhất của Vàm Cái Đôi. Những hình ảnh ấy dù mộc mặc, bình dị nhưng nó tái hiện cuộc sống lao động của người dân, những cảnh vật đỗi quen thuộc cảnh phiên chợ, con đường trắng hoa lau, hoa sậy,... tất cả đều in đậm trong tâm trí người xa quê.

Câu hỏi 5 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Em ấn tượng nhất về điều gì ở xứ Vàm? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.  

Trả lời:

Điều em thấy ấn tượng nhất ở xứ Vàm là cách gọi "rau ruộng", "cá ruộng", "đám cưới ruộng",…của người dân nơi đây. Cách gọi ấy gợi lên biết bao tình cảm thương mến và sự thân tình.

Luyện từ và câu: Tính từ trang 55, 56

Câu hỏi 1 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Xếp từ chỉ đặc điểm được in đậm trong các câu văn dưới đây vào nhóm phù hợp:

a. Đào trồng ở Sa Pa cho quả to, tròn, cùi dày, vị ngọt thanh.

b. Dọc đường làng, hàng tre mướt xanh đang rì rào trò chuyện với mấy chú chim xinh xắn.

c. Thấp thoáng giữa sắc xanh bạt ngàn của khu vườn là những khóm hồng đỏ thắm tỏa hương thơm ngát.

d. Tiếng hót của chim họa mi lúc trong trẻo, lúc vút cao như một khúc nhạc vui. 

Phương pháp giải:

Em đọc các câu văn và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Từ chỉ hình dáng, kích thước: to, tròn, dày, xinh xắn

Từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ thắm

Từ chỉ âm thanh: rì rào, trong trẻo

Từ chỉ hương vị: ngọt thanh, thơm ngát

Câu hỏi 2 trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Tìm từ chỉ đặc điểm, tính chất của hoạt động, trạng thái được in đậm trong mỗi câu dưới đây:

a. Những cơn gió thổi nhè nhẹ.

b. Chim sơn ca hót líu lo.

c. Đóa hoa hồng nhung nở rộ khoe sắc thắm. 

Phương pháp giải:

Em đọc các câu và trả lời.  

Trả lời:

Từ chỉ đặc điểm, tính chất của hoạt động, trạng thái được in đậm trong mỗi câu trên: thổi nhè nhẹ, hót líu lo, nở rộ 

Câu hỏi 3 trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Tìm tính từ trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây:

a. Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc

Như nghìn con mắt

Mở nhìn trời êm.

 

Mùa thu của em

Là xanh cốm mới

Mùi hương như gợi

Từ màu lá sen.

Quang Huy

b. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.

Theo Võ Quảng

Phương pháp giải:

Em đọc các đoạn văn, thơ để tìm tính từ.  

Trả lời:

Tính từ trong các đoạn văn, đoạn thơ trên:

a. vàng, êm, xanh, mới.

b. xanh, cao, trắng, xốp, nhẹ nhàng, trong suốt, đẹp, xanh tươi.

Câu hỏi 4 trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tìm 1 - 2 tính từ có thể kết hợp với mỗi động từ sau:

chảy, reo, tỏa, cườ

b. Đặt 1 - 2 câu có tính từ tìm được ở bài tập a. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a.

chảy: chảy cuồn cuộn, chảy xiết, chảy nhanh, chảy chậm,...

reo: reo vang, reo vui,..

tỏa: tỏa sáng, tỏa nắng,..

cười: cười khúc khích, cười giòn tan,...

b.

Lũ đổ về chảy cuồn cuộn.

Bầy chim hót líu lo như reo vui.

Viết: Viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc trang 57

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.

Câu hỏi 1 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 52, 53 (Tiếng việt 4, tập một), viết một đoạn văn ở phần thân bài

Gợi ý:

- Em nên bắt đầu đoạn văn của mình bằng một từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm hoặc tình huống

- Thuật lại diễn biến của sự việc gắn với từng khoảng thời gian, địa điểm hoặc tình huống đã chọn.

- Chú ý thuật lại hành động, lời nói,... của nhân vật khi làm việc tốt.

- Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em.

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Chiều hôm ấy như mọi ngày em đi bộ từ trường về nhà. Trên đường đi em bỗng thấy một chiếc ví màu đen rơi dưới gốc cây. Tò mò em tiến lại nhặt lên xem thì thấy trong đó có khá nhiều tiền. Chắc chủ nhân của nó đã vô tình đánh rơi trong lúc đứng cạnh gốc cây này. Chẳng biết người đó có hay rằng mình bị mất nhiều tiền như vậy? Nếu phát hiện ra thì biết đằng nào mà tìm cơ chứ? Em đảo mắt nhìn xung quanh xem liệu có ai có thể là chủ nhân của chiếc ví? Nhưng em chỉ thấy những bóng người vội vã hối hả trong giờ tan tầm, chẳng ai có vẻ gì là người mất đồ cả.

Trong thoáng em nghĩ hay là mang ví về nhà? Nếu thế thì người ta cũng biết đâu mà tìm? Số tiền này có thể mua được truyện tranh và đồ chơi mà em muốn. Nhưng em vội nhớ tới những điều thầy cô dặn mà gạt bỏ ngay ý nghĩ xấu xa đó đi. Số tiền trong ví đối với người mất có lẽ rất lớn. Hơn nữa nếu tìm lại được chắc người đó mừng lắm. Mà mình lại làm được một điều tốt. bố mẹ cũng dặn rằng đừng bao giờ tham lam những thứ không thuộc về mình.

Nhưng biết tìm ai mà trả đây? Bỗng chốc trong đầu em hiện ra hình ảnh chú trực ban ở công an phường mà em thường lễ phép chào mỗi lần đi học về. Nghĩ bụng em chạy ngay đến đó nhờ chú giúp đỡ. Đến nơi thấy chú chuẩn bị tan làm, may thay mà vẫn kịp

Thấy em hớt hải chạy đến, chú hỏi:

– Cô bé có chuyện gì mà hối hả thế? Muộn rồi sao chưa về nhà?

– Chú ơi cháu vừa nhặt được cái ví này của ai đánh rơi mà không biết tìm ai trả

Chú mỉm cười khen em thực thà và mở ví ra kiểm tra. Trong đó có một số giấy tờ khá quan trọng như bằng lái xe, thẻ ngân hàng,.. cùng tiền mặt.

– Cháu đúng là cô bé ngoan, không tham lam xấu bụng. Cháu ghi tên và trường lớp vào biên bản nhé

Sau đó em chào chú và đi về nhà, lòng tràn ngập niềm vui. Em hồ hởi khoe bố mẹ về việc mình vừa làm và cũng được lời khen ngợi của bố mẹ. mấy hôm sau, cô giáo biết được việc ấy nên đã tuyên dương em trước lớp. Cô dặn các bạn lấy em làm gương về con ngoan trò giỏi- cháu ngoan Bác Hồ

Câu hỏi 2 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Đọc đoạn văn của các bạn cùng nhóm và chia sẻ:

a. Bạn kể lại việc tốt theo trình tự nào?

b. Em học được điều gì ở đoạn văn của bạn? (Sắp xếp ý, dùng từ, viết câu,?)

c. Em muốn chỉnh sửa điều gì ở đoạn văn của mình?

Thêm hành động (hoặc lời nói, suy nghĩ,...) của nhân vật

Bày tỏ suy nghĩ, cảm của em

Trả lời:

Học sinh tự thảo luận với các bạn trong nhóm và chỉnh sửa bài viết của mình. 

* Vận dụng

Hỏi - đáp về những địa điểm quen thuộc ở quê em hoặc nơi em sống. 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ địa phương em và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Chỗ bạn có khu vui chơi, giải trí gì không?

- Đồi chè Mộc Châu, Tà Xùa,..

1 9,591 19/07/2023