Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập giữa học kì 1 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Ôn tập giữa học kì 1.

1 1,790 19/07/2023


Ôn tập giữa học kì 1 – Tiếng Việt lớp 4

Tiết 1 trang 74, 75

* Phần 1

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi 

Tiếng chim

Sau mưa chim hót tưng bừng

Ngỡ cơn mưa nở ra từng đàn chim

Đầy không gian tiếng gọi tìm

Giơ tay tưởng chạm vào nghìn âm thanh

Vườn cây lá mượt mà xanh

Tiếng chim nặng trĩu đầu cành bềnh bông

Bên sông dựng chiếc cầu vồng

Rung rinh gánh tiếng hót cong hai đầu

Vừng đông ló mặt đỏ au

Gió xua mây xám cho bầu trời xanh

Mái trường rực rỡ bình minh

Chúng em đứng giữa âm thanh màu hồng

Tiếng chim rộn rã từng không

Sân trường em cũng một vùng xôn xao

Thanh Hào

Câu hỏi 1 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Đọc đoạn từ đầu đến “cho bầu trời xanh” và trả lời câu hỏi:

Tác giả tưởng tượng những đàn chim từ đâu tới? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc bài và trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Tác giả tưởng tượng những đàn chim đã bay từ xa đến đây vì cơn mưa mới kết thúc, để tìm thấy một chỗ an toàn và thỏa mãn sống.

Câu hỏi 2 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Đọc đoạn từ đầu đến “cho bầu trời xanh” và trả lời câu hỏi:

Những hình ảnh nào cho thấy tiếng chim lấp đầy không gian? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài và trả lời câu hỏi.  

Trả lời:

Hình ảnh của tiếng chim lấp đầy không gian bao gồm tìm kiếm giữa nghìn âm thanh vườn cây lá mượt mà xanh, tiếng hót cong của hai đầu vừng đông ló mặt đỏ, gió xua mây xám và rực rỡ bình minh.

Câu hỏi 3 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Đọc đoạn từ “Vườn cây” đến hết và trả lời câu hỏi:

Chiếc cầu vồng bên sông có gì đặc biệt

Phương pháp giải:

Em đọc bài và trả lời.  

Trả lời:

Chiếc cầu vồng bên sông đặc biệt vì nó đã được rung rinh gánh bởi tiếng hót của đàn chim, mang lại sự lặng lẽ và âm thanh tuyệt vời cho vùng đất xung quanh.

Câu hỏi 4 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Đọc đoạn từ “Vườn cây” đến hết và trả lời câu hỏi:

Vì sao tác giả tả “Chúng em đứng giữa âm thanh màu hồng”? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài để trả lời. 

Trả lời:

Tác giả tả "chúng em đứng giữa âm thanh màu hồng" vì đây là một cụm từ thông dụng để diễn tả sự đồng hào trong một nền tảng âm nhạc, nhằm truyền tải sự ấm áp của một sự tán thương sâu sắc.

* Phần 2

Trao đổi với bạn: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Em chủ động trao đổi với bạn  

Trả lời:

Em thích hình ảnh chiếc cầu vồng bên sông

Vì chiếc cầu vồng được miêu tả rất đặc biệt. Chiếc cầu vồng cong hai đầu bởi vì gánh tiếng hót của đàn chim

Tiết 2 trang 75

Câu hỏi 1 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Nghe – viết

Ngôi trường nơi đầu sóng ngọn gió

Trường Tiểu học Sinh Tồn nằm giữa những hàng cây phong ba, cây bàng vuông xanh thẫm trên đảo Sinh Tồn đầy nắng và gió. Hàng năm, trường đều nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ủy ban nhân dân xã Sinh Tồn, Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu,... Ở nơi đầu ngọn sóng, các bạn nhỏ ngày một trưởng thành à thêm yêu biển đảo quê hương.

Phan Phùng Duy

Trả lời:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Câu hỏi 2 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Viết tên 

Phương pháp giải:

Học sinh viết theo nơi mình đang học tập, sinh sống 

Trả lời:

Trường em đang học: Trường Tiểu học Kim Đồng

Ủy ban nhân dân phường, xã nơi em ở: Ủy ban nhân dân xã Chiềng Bằng

Một câu lạc bộ mà em biết: Câu lạc bộ văn nghệ

Tiết 3 trang 76

Câu hỏi 1 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Nói về một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường dựa vào gợi ý:

a. Giới thiệu hoạt động trải nghiệm thú vị 

b. Nói về hoạt động trải nghiệm

- Tập trung vào những điều thú vị thể hiện qua:

+ Việc làm

+ Lời nói

- Chú ý đến cảm xúc của em và những người xung quanh

+ Khi tham gia hoạt động

+ Về sản phẩm hoặc kết quả của hoạt động

c. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia hoạt động trải nghiệm

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

a. Giới thiệu hoạt động trải nghiệm thú vị:

Tên hoạt động: Chuyến đi thăm quan bảo tàng dân tộc học

Thời gian: Thứ 6

Địa điểm: Bảo tàng dân tộc học

Người tham gia: Tất cả các học sinh trường có thể tham gia

b. Nói về hoạt động trải nghiệm:

Hoạt động trải nghiệm thú vị này giúp em khám phá những được nhiều nét văn hóa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Tham gia hoạt động này giúp em hiểu thêm về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Điều đặc biệt là em được nghe thuyết minh, nhìn các trang phục, nhà ở,..của nhiều dân tộc em chưa được gặp ngoài đời bao giờ mà chỉ nhìn thấy qua phim ảnh.

c. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia hoạt động trải nghiệm:

Khi tham gia hoạt động trải nghiệm thú vị này, em thấy cảm xúc của mình trở nên vui vẻ, hạnh phúc, đặc biệt là khi em được khám phá, biết đến nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa của các dân tộc khác. Từ đó em thấy yêu Việt Nam hơn

Câu hỏi 2 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Cùng bạn bình chọn bài nói: 

Trả lời:

Em tự thảo luận và cùng bạn bình chọn.  

Tiết 4 trang 77

Câu hỏi 1 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn dưới đây:

Cái giàn mướp bố tôi bắc chìa ra mặt ao như mái nhà.

Mầm cây mới lên chỉ có mấy cái lá mảnh mai, màu xanh như men sứ. Ít hôm sau, mướp đã leo thoăn thoắt lên tới mặt giàn. Những tay mướp mềm mại, thanh mảnh, ngóc lên rung rinh trước gió. Chẳng bao lâu, giàn mướp đã xanh um những lá. 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn và làm bài.  

Trả lời:

Danh từ: giàn mướp, bố, tôi, mặt ao, mái nhà, mầm cây, cái lá, mem sứ, hôm sau, mướp, mặt giàn, tay mướp, gió.

Động từ: bắc, chìa ra, lên, leo, ngóc lên, rung rinh

Tính từ: mảnh mai, xanh, thoăn thoắt, mềm mại, thanh mảnh, xanh um.

Câu hỏi 2 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Tìm 2 – 3 tính từ: 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Chỉ đặc điểm của tiếng suối, tiếng thác: ồn ào, róc rách, cuồn cuộn, xối xả.

Chỉ đặc điểm của ánh nắng: rực rỡ, chói chang, gay gắt.

Chỉ đặc điểm của con đường: thẳng tắp, cong cong, gồ ghề.

Câu hỏi 3 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Tìm thành ngữ so sánh có các động từ, tính từ sau: 

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và làm bài. 

Trả lời:

Nhanh như chớp.

Yếu như sên.

Phi thương bất phú.

Chậm như rùa.

Chuột chạy cùng sào.

Khỏe như voi.

Câu hỏi 4 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Viết đoạn văn ngắn kể về một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường. 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân để làm bài.  

Trả lời:

Mấy ngày hôm nay, trời đã bước vào mùa đông. Không khí lạnh lẽo khiến em nhớ đến một trải nghiệm tuyệt vời của mình vào mùa đông năm ngoài.

Hôm đó, cả lớp chúng em đã cùng nhau tham gia hoạt động gói bánh chưng để tặng cho những bạn nhỏ ở làng SOS. Sáng sớm, chúng em cùng cô giáo và các mẹ đi chợ mua nguyên liệu làm bánh. Nào lá dong, lá chuối, thịt lợn, nếp, đỗ xanh… Chỉ đếm thôi cũng hoa cả mắt. Sau đó, chúng em về khu bếp ở trường bắt đầu sơ chế. Các cô và mẹ sẽ thái thịt, ướp gia vị. Còn chúng em thì nhận nhiệm vụ rửa lá. Tuy lạnh nhưng bạn nào cũng vui lắm

Khâu tiếp theo là khâu được nhiều mong đợi nhất, chính là gói bánh. Dưới bàn tay thoăn thoắt của các mẹ, những chiếc bánh xinh xắn được ra đời. Chúng em cũng tập gói theo hướng dẫn tỉ mỉ của mẹ, của cô. Tuy không được đẹp và vuông vức, nhưng đó cũng là những chiếc bánh do chính tay chúng em gói được. Cuối cùng, bánh được đem đi luộc. Đến tối muộn, bánh mới chín. Chúng em vớt bánh ra, cho vào túi giấy rồi mang đến trao tận tay các bạn nhỏ ở làng SOS. Nhìn nụ cười hạnh phúc của các bạn khi nhận bánh, em cảm thấy vui vẻ vô cùng.

Ngày hôm đó, tuy rất vất vả, nhưng em lại cảm thấy sung sướng và tự hào vô cùng. Vì đã có thể tự làm bánh chưng, và hơn hết là trao đi tình yêu thương của mình đến mọi người.

Tiết 5 trang 78

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe có nhân vật là đồ vật hoặc con vật 

Gợi ý:

- Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào có nhân vật là đồ vật hoặc con vật?

- Em chọn kể lại câu chuyện theo cách nào? 

- Cùng bạn bình chọn bài văn kể chuyện hấp dẫn.

Phương pháp giải

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.

Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.

Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..

Ngựa Cha thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!

Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.

Câu hỏi 1 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Đọc bài và thực hiện yêu cầu:

Bức tường có nhiều phép lạ

Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng. Quy đọc nhẩm đề bài tập làm văn: “Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào.”. Quy thở dài: “Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”.

Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa…rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài.

Bố vào. Đúng lúc quá!

Quy chạy lại:

- Bố ạ, con nhìn mãi mà bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả.

Bố hiểu ngay, tủm tỉm:

- Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia. Con chạy ra nghịch mưa, ướt hết.

Quy nhoẻn cười:

- Vâng

- Bố còn gặp lại trận mưa bão khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi…

Quy chớp mắt:

- Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không ạ?

- Có chứ!

- Cả chiếc ô tô chạy trong mưa? Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa…

Bố lại tủm tỉm:

- Thế mà con bảo chẳng thấy gì

Quy ngơ ngác:

- Thật đấy ạ

- Bây giờ con ngồi vào bàn. Mắt nhìn tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa mà con biết!

Quy ngồi vào bàn, nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào…

Quy cầm bút, cắm cúi viết, quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ… 

Trả lời câu hỏi

Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây

a. Vì sao Quy nhìn bức tường trước mặt khi làm bài? 

Vì bức tường có màu vôi xanh mát.

Vì bức tường trông như tấm màn ảnh rộng.

Vì trên bức tường có những cơn mưa.

Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn.

b. Từ ngữ nào sau đây phù hợp để nhận xét về bạn Quy?

Chăm chỉ

Nhút nhát

Láu lỉnh

Nhanh nhẹn

c. Nhờ đâu Quy viết được bài tập làm văn?

Nhờ những hình ảnh từ bức tường có nhiều phép lạ

Nhờ những hình ảnh từ tấm màn ảnh rộng

Nhờ những bức ảnh bố chụp cho Quy ngày bé

Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra

d. Bố hướng dẫn Quy viết bài văn tả cơn mưa như thế nào?

* 1. Nhìn vào bức tường

2. Ngồi vào bàn

3. Viết bài văn

4. Nghĩ đến những trận mưa

* 1. Nghĩ đến những trận mưa

2. Nhìn vào bức tường

3. Ngồi vào bàn

4. Viết bài văn

* 1. Nhìn vào bức tường

2. Nghĩ đến những trận mưa

3. Ngồi vào bàn

4. Viết bài văn

* 1. Ngồi vào bàn

2. Nhìn vào bức tường

3. Nghĩ đến những trận mưa

4. Viết bài văn

e. Trong câu "Hôm ấy, trời đang nắng thù mưa." có những danh từ chỉ hiện tượng nào?

nắng, mưa

hôm ấy, trời nắng

trời, nắng, mưa

hôm ấy, nắng, mưa

f. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho các từ in đậm trong câu "Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài."?

động viên

hướng dẫn

thực hiện

giúp đỡ

Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:

g. Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp?

h. Theo em, vì sao Quy nghĩ bức tường vôi xanh có nhiều phép lạ?

i. Em biết thêm điều gì sau khi đọc bài?

j. Đặt câu giới thiệu hoặc nhận xét về một nhân vật trong bài đọc. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời các câu hỏi.  

Trả lời:

a. Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn.

b. Láu lỉnh

c. Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra

d. 1, Ngồi vào bàn

2, Nhìn vào tường

3, Nghĩ đến những trận mưa

4, Viết bài văn

e. Nắng, mưa

f. Hướng dẫn

g. Bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp để giúp Quy tưởng tượng rõ nét nhất cảnh sắc, sự biến đổi,... của trời mưa cho bài văn của mình.

h. Điều này có lẽ là do Quy đã từng trải qua những trận mưa bố tức thời và gặp phải những phép lạ. Do đó, Quy đã quyết tâm lưu giữ những kỷ niệm ấy và khéo léo đóng góp những nét nhận diện vào bức tường của mình.

i. Sau khi đọc bài bức tường có nhiều phép lạ, em đã biết thêm rằng, chỉ cần một tượng trưng, một hình ảnh hay một bức tường để lưu giữ những kỷ niệm và những nét nhận diện của chúng ta.

j. Quy là một nhân vật đáng ngưỡng mộ trong bài bức tường có nhiều phép lạ. Với sự tỉ mỉ và sáng tạo, Quy đã sáng tạo nên một bức tường tuyệt vời để lưu giữ những kỷ niệm của mình. 

Câu hỏi 2 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Thực hiện một trong hai đề bài sau:

a. Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường.

b. Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn đề và hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Một trong số những hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường là phong trào bảo vệ môi trường hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Tuần trước, trường học của em cùng nhiều trường cấp hai khác trên địa bàn thành phố đã cùng phát động phong trào bảo vệ môi trường: trồng cây xanh tại Công viên Hòa Bình. Phong trào nhận được sự hưởng ứng của đông đảo học sinh tham gia.

Sáng ngày 5/6, hàng trăm học sinh tại các trường học trên địa bàn Hà Nội đã tự nguyện đến nhặt rác, dọn vệ sinh tại Công viên Hoà Bình. Chiến dịch Ngày Môi trường thế giới 5/6 được tổ chức với mong muốn lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường rộng rãi trong cộng đồng qua hai hoạt động chính: trồng cây phủ xanh công viên và tổng vệ sinh khuôn viên công viên Hòa Bình, tạo điều kiện cho không chỉ các bạn thiếu niên nhi đồng mà còn cho các bậc phụ huynh có cơ hội được tham gia các hành động thiết thực bảo vệ môi trường.

8h sáng, chúng em được xe buýt của trường đưa đến công viên để tập trung. Em được phân công vào tổ số 2 của lớp 6C và đã cùng với các bạn trong lớp tham gia trồng cây bàng. Các bạn nam được phân công đào hố, em thì phụ trách cho cây vào hố và lấp đất. Một vài bạn khác thì có nhiệm vụ tưới nước cho cây sau khi trồng. Dù công việc khá vất vả và thời tiết oi bức, chúng em ai cũng nhiệt tình tham gia.

Sau một ngày lao động hăng say, học sinh trường em đã cùng người dân gần đó cùng nhau tiến hành tổng vệ sinh công viên Hòa Bình; trồng cây dành tặng công viên và thu gom giấy vụn.

Qua đó, chúng em muốn lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng, đồng thời giúp giới trẻ có cái nhìn đúng đắn và có những hành động thiết thực, tốt đẹp tới môi trường. Dù lao động mệt mỏi nhưng chúng em ai cũng vui vẻ vì đã làm được việc tốt góp phần bảo vệ môi trường.

1 1,790 19/07/2023