Bài 7: Bè xuôi sông La Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 7: Bè xuôi sông La sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Bài 7.

1 1,163 16/10/2023


Bài 7: Bè xuôi sông La – Tiếng Việt lớp 4

Đọc: Bè xuôi sông La trang 32, 33

* Nội dung chính Bè xuôi sông La

Bài thơ miêu tả cảnh đẹp ở đôi bờ sông La.

* Khởi động

Câu hỏi trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi với bạn những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc

Trả lời: Con sông trải dài giữa hai bên cánh rừng xanh gát. Trên sông có những con bè trở gỗ.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Văn bản: Bè xuôi sông La

Bài 7: Bè xuôi sông La Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Bè ta xuôi sông La

Dẻ cau cùng táu mật

Muồng đen và trai đất

Lát chun rồi lát hoa.

Sông La ơi sông La

Trong veo như ánh mắt

Bờ tre xanh im mát

Mươn mướt đôi hàng mi.

Bè đi chiều thầm thì

Gỗ lượn đàn thong thả

Như bầy trâu lim dim

Đằm mình trong êm ả

Sóng long lanh vẩy cá

Chim hót trên bờ đê.

Ta nằm nghe, nằm nghe

Giữa bốn bề ngây ngất

Mùi vôi xây rất say

Mùi lán cưa ngọt mát

Trong đạn bom đổ nát

Bừng tươi nụ ngói hồng

Đồng vàng hoe lúa trổ

Khói nở xoà như bông.

Vũ Duy Thông

Câu hỏi, bài tập:

Câu 1 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vẻ đẹp của sông La được tả bằng từ ngữ, hình ảnh nào?

Trả lời: Trong veo, sóng long lanh

Câu 2 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh, nhân hóa có trong khổ thơ thứ hai.

Trả lời:

So sánh: sông la với ánh mắt; bờ tre với hàng mi; gỗ với bầy trâu; sóng với vẩy cá. Tác dụng: Giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn; giúp người đọc dễ dàng hình dung độ trong của sông La và nét đẹp của sông La với bờ tre.

Nhân hóa: bè đi chiều thầm thì. Tác dụng: Giúp những chiếc bè dường như trở nên có hồn hơn, gần gũi hơn, dường như cũng đang hòa mình vào với công việc.

Câu 3 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tác giả quan sát cảnh vật hai bên bờ sông La bằng giác quan nào? Tác giả đã cảm nhận được những gì?

Trả lời:

Thị giác: bờ tre xanh im mát, ngói hồng, đồng vàng hoe lúa trổ bông, khói.

Thính giác: chim hót.

Khứu giác: mùi vôi, mùi lán cưa,..

Câu 4 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em có cảm nhận gì về sông La và cuộc sống của con người ở hai bên bờ sông?

Trả lời: Sông La trong xanh, tươi mát. Cuộc sống con người hai bên bờ sông mặc dù bị ảnh hưởng bởi bom đạn nhưng vẫn luôn nhộn nhịp, tràn đầy sức sống với những hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

Đọc mở rộng

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm Cuộc sống mến yêu

Đề bài trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2:

a. Tìm đọc một bản tin viết về:

Một người yêu cuộc sống.

Một người lạc quan, biết vượt lên hoàn cảnh.

?

b. Ghi chép tóm tắt nội dung bản tin vào Nhật ký đọc sách bằng một đoạn văn ngắn hoặc bằng sơ đồ đơn giản.

Tên

Tình huống

?

c. Cùng bạn chia sẻ

Bản tin đã đọc

Nhật ký đọc sách

d. Thi Phát thanh viên nhí: Đọc và chia sẻ những điều em học được từ nhân vật trong bản tin.

Trả lời:

a. Nguyễn Ngọc Ký là một nhà giáo Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" và được kể với tên Bàn chân kỳ diệu.

b. Tên: Nguyễn Ngọc Ký.

Tình huống: Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay.

c. Học sinh chia sẻ với bạn.

d. Bài học: Luôn luôn phấn đấu nỗ lực vượt qua khó khăn.

Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ trang 34

Câu 1 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu

Mùa xuân là mùa của lễ hội. Bầu trời cao và trong xanh. Những chị bướm trắng, bướm nâu bay rập rờn. Những chú hoẵng khoác áo mới đi dự hội mùa xuân.

Phan Phùng Duy

Hai anh em thằng Mên tìm đến cái ổ chim chìa vôi. Thấy động, những con chim chìa vôi non kêu líu ríu. Hai đứa bé ý tứ quỳ xuống bên cạnh.

Nguyễn Quang Thiều

a. Xác định vị ngữ của từng câu.

b. Cho biết mỗi vị ngữ tìm được trả lời cho câu hỏi nào?

c. Theo em, vị ngữ cho biết điều gì về sự vật được nêu ở chủ ngữ?

Trả lời:

a&b. Mùa xuân / là mùa của lễ hội. : Là gì?

VN

Bầu trời / cao và trong xanh. : Thế nào?

VN

Những chị bướm trắng, bướm nâu / bay rập rờn :Làm gì?

VN

Những chú hoẵng / khoác áo mới đi dự hội mùa xuân. : Làm gì?

VN

Hai anh em thằng Mên / tìm đến cái ổ chim chìa vôi. : Làm gì?

VN

Thấy động, những con chim chìa vôi non / kêu líu ríu. : Làm gì?

VN

Hai đứa bé / ý tứ quỳ xuống bên cạnh. : Làm gì?

VN

c. Cho biết tính chất, hành động, trạng thái của chủ ng

Câu 2 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chọn vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu

A

B

Người ta

là một ngọn tháp xanh

Mỗi cây thông

ngân nga

Tiếng sáo diều

bơi lội tung tăng

Đàn cá bảy màu

thường trồng hoa giấy để làm cảnh

Trả lời:

Người ta thường trồng hoa giấy để làm cảnh.

Mỗi cây thông là một ngọn tháp xanh.

Tiếng sáo diều ngân nga.

Đàn cá bảy màu bơi lội tung tăng.

Câu 3 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm vị ngũ phù hợp thay cho... trong mỗi dòng sau để tạo thành câu:

a. Vườn cây vú sữa...

b. Các cô cậu học trò...

c. Sáng sớm mai, đường làng...

Trả lời:

a. Vườn cây vú sữa sai trĩu quả.

b. Các cô cậu học trò cười nói vui vẻ.

c. Sáng sớm mai, đường làng sẽ được sửa chữa.

Câu 4 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đặt 1 - 2 câu:

a. Có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì?

b. Có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì?

c. Có vị ngữ trả lời câu hỏi Thế nào?

Trả lời:

a. Người đang đứng trên bục giảng là giáo viên chủ nhiệm của tôi.

b. Cô ấy đang giảng bài.

c. Cô ấy vô cùng hiền từ.

Viết: Viết bài văn miêu tả cây cối trang 35

Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở

Gợi ý:

Bài 7: Bè xuôi sông La Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Tham khảo:

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

* Vận dụng

Câu hỏi 1 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Thi tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của nước biển, sông, hồ,...

Mẫu: trong veo, long lanh

Trả lời: lấp lánh, mát dịu,...

Câu hỏi 2 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nói 1 - 2 câu miêu tả cảnh sông nước mà em biết.

Trả lời: Nước sông Hồng nặng trĩu phù sa.

1 1,163 16/10/2023