TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 (có đáp án 2024): Nhật Bản

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 9: Nhật Bản có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9.

1 2,512 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9: Nhật Bản

NHẬN BIẾT

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh?

A. Anh

B. Pháp

C. Liên Xô

D. Mĩ

Đáp án: D

Giải thích: Sau chiến tranh, Nhật Bản bị quân đội Mĩ với danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiến đóng từ năm 1945 đến năm 1952, nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động. (SGK SỬ 9/Tr.36)

Câu 2. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào?

A. Những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Những năm 80 của thế kỉ XX.

Đáp án: B

Giải thích: Những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trường “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ. (SGK SỬ 9/Tr.37)

Câu 3. Nội dung cơ bản của hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật (1951) là

A. Mĩ cam kết không xâm lược Nhật Bản

B. Mĩ giải giáp lực lượng phát xít ở Nhật Bản.

C. Nhật Bản được đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

D. Chấm dứt thời kì chiếm đóng của Đồng minh ở Nhật Bản

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ trên lãnh thổ Nhật Bản. (SGK SỬ 9/Tr.39)

Câu 4. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?

A. Đạt sự tăng trưởng “thần kì”

B. Lâm vào suy thoái khủng hoảng

C. Tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ

D. Cơ bản được phục hổi và bước đầu phát triển

Đáp án: B

Giải thích: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái khủng hoảng chưa từng thấy sau chiến tranh thế giới thứ 2. (SGK SỬ 9/Tr.39)

Câu 5. Một trong những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản là

A. hầu hết nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài.

B. không tiếp cận được các nguồn viện trợ từ bên ngoài.

C. năng suất lao động thấp.

D. trình độ quản lí và năng lực sản xuất kém.

Đáp án: A

Giải thích: Nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn hạn chế là do hầu hết nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài, sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ và nhiều nước…(SGK SỬ 9/Tr.38)

Câu 6. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại

B. Đối đầu gay gắt với Mĩ trên mọi lĩnh vực.

C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược để tái chiếm các nước Đông Nam Á.

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mềm mỏng về chính trị và tập trung phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.(SGK SỬ 9/Tr.39)

Câu 7. Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản trong thời kì chiến tranh lạnh khoảng

A. 1% GDP

B. 2% GDP

C. 4% GDP

D. 5% GDP

Đáp án: A

Giải thích: Trong thời kì chiến tranh lạnh, Nật Bản chỉ dành 1%GDP cho chi phí quân sư, còn lại tập trung phát triển kinh tế.(SGK SỬ 9/Tr.39)

Câu 8. Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đã vươn lên để trở thành một cường quốc về

A. khoa học vũ trụ

B. quân sự

C. chính trị

D. khoa học – kĩ thuật

Đáp án: C

Giải thích: Từ những năm 90 của thế kỉ XX Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.(SGK SỬ 9/Tr.40)

THÔNG HIỂU

Câu 9. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam

B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản

C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản

D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại

Đáp án: A

Giải thích: Những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trường “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ. (SGK SỬ 9/Tr.37)

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản trong những năm 1945 - 1952?

A. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.

B. Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…

C. Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

D. Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

Đáp án: C

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, mất hết thuộc địa, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. Đất nước Nhật gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng hóa, lạm phát gia tăng. .(SGK SỬ 9/Tr.36)

Câu 11. Đâu không phải là cải cách dân chủ mà Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành ở Nhật Bản sau chiến tranh?

A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.

B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.

D. Bảo lưu các lực lượng quân phiệt ở Nhật.

Đáp án: D

Giải thích: Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành một loạt cải cách dân chủ như ban hành Hiến pháp mới, thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, tiến hành cải cách ruộng đất, thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.(SGK SỬ 9/Tr.37)

Câu 12. Ý nghĩa quan trọng nhất của các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 là

A. khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đạt mức trước chiến tranh

B. dân chủ hóa Nhật Bản, tạo điều kiện để nước Nhật phát triển ở giai đoạn sau

C. tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại

D. đưa Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới

Đáp án: B

Giải thích: Các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 đã thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt, dân chủ hóa đời sống kinh tế - chính trị, tạo điều kiện để nền kinh tế Nhật Bản cất cánh ở giai đoạn sau.(SGK SỬ 9/Tr.37)

Câu 13. Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. con người Nhật có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

B. các công ty Nhật Bản năng động, có sức cạnh tranh cao

C. vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước

D. nguồn viện trợ của Mĩ; các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài như nguồn vốn đầu tư của Mỹ, tận dụng chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để buôn bán vũ khí, …. .(SGK SỬ 9/Tr.37)

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của Nhật Bản trong những năm 1960 – 1973?

A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

B. Tận dụng tốt các yếu tố thuận lợi bên ngoài.

C. Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp.

D. Thu được lợi nhuận từ việc khai thác các thuộc địa.

Đáp án: D

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã bị mất hết thuộc địa.

Câu 15. Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?

A. Lợi dụng nguồn viện trợ của các nước Tây Âu.

B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

C. Khai thác, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa.

D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.

Đáp án: B

Giải thích: Điểm giống nhau trong sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là đều chú trọng áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm

Câu 16. Nền công nghiệp Nhật Bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu vì

A. cơ cấu vùng kinh tế không cân đối

B. mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp

C. nghèo tài nguyên, khoáng sản

D. vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ

Đáp án: C

Giải thích: Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài.

VẬN DỤNG

Câu 17. Để phát triển khoa học - kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy móc.

C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.

D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Đáp án: D

Giải thích: Để phát triển khoa học kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác là việc coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài. Cũng nhờ đó, kinh tế Nhật Bản có động lực phát triển mạnh mẽ hơn, vươn lên thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Câu 18. Thể chế chính trị của Nhật Bản hiện nay là gì?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Cộng hòa tổng thống

C. Quân chủ lập hiến

D. Quân chủ chuyên chế

Đáp án: C

Giải thích: Chế độ chính trị Nhật Bản hiện nay là chế độ quân chủ lập hiến. Tuy nhiên ngôi vua chỉ mang tính chất tượng trưng, không có thực quyền. Mọi quyền lực nằm trong tay quốc hội, đứng đầu chính phủ là Thủ tướng

Câu 19. Bài học quan trọng mà Việt Nam có thể học tập từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là

A. Đóng cửa, không giao lưu với thế giới bên ngoài.

B. Triệt để bài trừ các yếu tố văn minh của thế giới bên ngoài.

C. Đầu tư phát triển giáo dục con người

D. Cấm tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Do đó Việt Nam có thể vận dụng bài học này, tập trung đầu tư phát triển giáo dục con người để tạo ra nguồn lực vững chắc cho công cuộc đổi mới hiện nay bởi đầu tư vào con người chính là đầu tư có lợi nhất.

Câu 20. Nhật Bản kí hiệp ước đồng ý cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình nhằm mục đích gì?

A. tạo liên minh chống sự ảnh hưởng của Liên Xô

B. tạo điều kiện thuận lợi để cải cách dân chủ

C. tạo liên minh chống sự ảnh hưởng của Trung Quốc

D. tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ, giảm chi phí quốc phòng

Đáp án: D

Giải thích: Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết, theo đó Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Nhật Bản muốn tranh thủ nguồn viện trợ của Mĩ để phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, giảm chi phí quốc phòng: không vượt quá 1% GDP, có điều kiện tập trung vốn cho phát triển kinh tế. (SGK SỬ 9/Tr.39)

Câu 21 Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh?

A. Anh

B. Pháp

C. Liên Xô

D. Mĩ

Đáp án: D

Giải thích:
Sau chiến tranh, Nhật Bản bị quân đội Mĩ với danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiến đóng từ năm 1945 đến năm 1952, nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động.

Câu 22 Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào?

A. Những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Những năm 80 của thế kỉ XX.

Đáp án: B

Giải thích: Vào những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trường “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ

Câu 23 Nội dung cơ bản của hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật (1951) là

A. Mĩ cam kết không xâm lược Nhật Bản

B. Mĩ tái vũ trang cho Nhật

C. Nhật Bản được đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ trên lãnh thổ Nhật

D. Chấm dứt thời kì chiếm đóng của Đồng minh ở Nhật Bản

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ trên lãnh thổ Nhật Bản

Câu 24 Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam

B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản

C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản

D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại

Đáp án: A

Giải thích: Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam. Vì hai cuộc chiến tranh này đã mang lại cho nước Nhật những đơn hàng sản xuất vũ khí giá trị từ Mĩ

Câu 25 Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì nổi bật?

A. Phát triển chậm chạp

B. Phát triển nhanh chóng

C. Phát triển không ổn định

D. Khủng hoảng, suy thoái kéo dài

Đáp án: D

Giải thích: Sau một thời kì phát triển liên tục, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy sau chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 26 Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại

B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08 - 09 - 1951).

C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mềm mỏng về chính trị và tập trung phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á

Câu 27 Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.

B. Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…

C. Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

D. Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

Đáp án: C

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, mất hết thuộc địa, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. Đất nước Nhật gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng hóa, lạm phát gia tăng.

Câu 28 Đâu không phải là cải cách dân chủ mà Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành ở Nhật Bản sau chiến tranh?

A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.

B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.

D. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích:

Bộ Chỉ huy tối cao lục lượng Đồng minh đã thi hành một loạt cải cách dân chủ như ban hành Hiến pháp mới, thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, tiến hành cải cách ruộng đất, thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.

Câu 29 Ý nghĩa quan trọng nhất của các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 là

A. Khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đạt mức trước chiến tranh

B. Dân chủ hóa Nhật Bản, tạo điều kiện để nước Nhật phát triển ở giai đoạn sau

C. Tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại

D. Đưa Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới

Đáp án: B

Giải thích: Các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 đã thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt, dân chủ hóa đời sống kinh tế - chính trị, tạo điều kiện để nền kinh tế Nhật Bản cất cánh ở giai đoạn sau.

Câu 30 Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

B. Các công ty Nhật Bản năng động, có sức cạnh tranh cao

C. Vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước

D. Tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài

Đáp án: D

Giải thích: Tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài như nguồn vốn đầu tư của Mỹ, tận dụng chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, …. là nguyên nhân khách quan giúp kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh sau chiến tranh

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Các nước Tây Âu có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất có đáp án

1 2,512 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: