TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 (có đáp án 2024): Các nước Châu Á

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 4: Các nước Châu Á có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4.

1 1,645 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4: Các nước Châu Á

NHẬN BIẾT

Câu 1. Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX

B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX

C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX

D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Đáp án: C

Giải thích: Đến cuối những năm 50 thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập(SGK SỬ 9/Tr.15)

Câu 2. Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?

A. Cách mạng xanh

B. Cách mạng chất xám

C. Cách mạng trắng

D. Cách mạng nhung

Đáp án: A

Giải thích: Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người. (SGK SỬ 9/Tr.15)

Câu 3. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?

A. Chính quyền Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

C. Chính quyền Mãn Châu với Đảng Cộng sản.

D. Chính quyền Mãn Thanh và Trung Hoa Dân Quốc

Đáp án: B

Giải thích: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến từ năm 1946 - 1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. (SGK SỬ 9/Tr.16)

Câu 4. Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Thành phố Nam Kinh được giải phóng

B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập

D. Thủ đô Bắc Kinh được giải phóng

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 1-10-1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn dân thủ đô Bắc Kinh trên Quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. (SGK SỬ 9/Tr.16)

Câu 5. Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào?

A. Hồng Công

B. Ma Cao

C. Đài Loan

D. Bành Hồ

Đáp án: B

Giải thích: Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12 – 1999). (SGK SỬ 9/Tr.20)

Câu 6. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Á là thuộc địa của

A. các nước xã hội chủ nghĩa

B. các nước đế quốc thực dân

C. quân phiệt Nhật Bản.

D. phát xít Đức.

Đáp án: B

Giải thích: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc thực dân. (SGK SỬ 9/Tr.16)

Câu 7. Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?

A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

C. Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.

D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Đáp án: B

Giải thích: Đường lối đổi mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh. (SGK SỬ 9/Tr.19)

Câu 8. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?

A. Kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.

B. Tăng trưởng chậm do không đổi mới khoa học công nghệ.

C. Phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

D. Phát triển “thần kì” trở thành trung tâm kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đáp án: C

Giải thích: Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản. Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. GDP tăng trung bình 9,6%/năm, đứng hàng thứ 7 thế giới… (SGK SỬ 9/Tr.19)

Câu 9. Từ tháng 12/1978 cho đến nay, Trung Quốc thực hiện

A. đường lối “Ba ngọn cờ hồng”.

B. cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”.

C.đường lối “đại nhảy vọt”.

D. công cuộc cải cách – mở cửa.

Đáp án: D

Giải thích: Từ tháng 12/1978 cho đến nay, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách – mở cửa.

THÔNG HIỂU

Câu 10. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc

B. Làm tan rã trật tự hai cực Ianta.

C. Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, đi lên xã hội chủ nghĩa.

D. Đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: C

Giải thích: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ toàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tư do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. (SGK SỬ 9/Tr.16)

Câu 11. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?

A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.

B. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á

C. Làm xói mòn rồi tan rã trật tự hai cực Ianta.

D. Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.

Đáp án: B

Giải thích: Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) đã cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nối liền hệ thống chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.

Câu 12. Yếu tố nào quyết định Trung Quốc phải thực hiện đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978?

A. Cuộc khủng hoảng trong nước từ năm 1959- 1978

B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973

C. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

D. Xu thế toàn cầu hóa

Đáp án: A

Giải thích: Trong những 1959-1978, đất nước Trung Quốc diễn ra nhiều những biến động. Việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đã khiến đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách mở cửa. (SGK SỬ 9/Tr.18)

Câu 13. Đâu không phải là yếu tố dẫn tới sự không ổn định của tình hình châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX?

A. Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc

B. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh

C. Khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, li khai, xung đột tôn giáo

D. Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước

Đáp án: D

Giải thích: Gần như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc ở các thuộc địa cũ, sự ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh và những xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man. (SGK SỬ 9/Tr.15)

Câu 14. Mục tiêu lớn nhất của đường lối đổi mới trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là

A. đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh

B. tập trung phát triển kinh tế

C. xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

D. cải cách mạnh mẽ về chính trị

Đáp án: A

Giải thích: Công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978 đến nay) nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh. (SGK SỬ 9/Tr.18-19)

Câu 15. Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Giành lại được nền độc lập, tự chủ.

B. Các nước châu Á đều gia nhập ASEAN

C. Tở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất thế giới

Đáp án: A

Giải thích: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập. (SGK SỬ 9/Tr.15)

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949)?

A. Diễn ra giữa 2 lực lượng là Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

B. Thắng lợi thuộc về lực lượng Quốc dân Đảng.

C. Đảng Cộng sản giành thắng lợi, Quốc dân đảng rút chạy ra Đài Loan.

D. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời sau nội chiến.

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc kết thúc với sự thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

VẬN DỤNG

Câu 17. Điểm giống nhau giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) là gì?

A. Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định

B. Lấy cải tổ về chính trị làm trọng tâm.

C. Nâng cao vai trò của Đảng cộng sản.

D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

Đáp án: A

Giải thích: Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô và Trung Quốc đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách cho 2 quốc gia này.

Câu 18. Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh", vì

A. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

B. nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến,

C. tất cả các nước châu Á giành được độc lập

D. ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

Đáp án: A

Giải thích: Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả Châu Á. (SGK SỬ 9/Tr.15)

Câu 19. Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra bài học gì cho quá trình đổi mới đất nước?

A. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo

B. Đẩy mạnh cuộc :cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu phần mềm

C. Ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật trong xây dựng và phát triển đất nước

D. Nâng cao trình độ dân trí để khai thác các nguồin tài nguyên thiên nhiên

Đáp án: C

Giải thích: Khoa học – kĩ thuật là một lĩnh vực Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp thực hiện được cũng là có sự hỗ trợ của khoa học – kĩ thuật. Trong lĩnh vực này, Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng và hiện nay đang cố gắng vươn lên hàng cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ vũ trụ, công nghệ hạt nhân

Câu 20. Việt Nam có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm cải cách – mở cửa của Trung Quốc?

A. Kiên trì nguyên tắc nhà nước của dân, xây dựng XHCN mang đặc sắc Việt Nam

B. Hội nhập quốc tế, áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất

C. Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị.

D. Xây dựng mô hình nhà nước dân chủ của dân, lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm

Đáp án: B

Giải thích: Đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa (SGK SỬ 9/Tr.18-19)

Câu 21: Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX

B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX

C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX

D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX

Đáp án: C

Giải thích: Đến cuối những năm 50 thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập

Câu 22 Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?

A. Cách mạng xanh

B. Cách mạng chất xám

C. Cách mạng trắng

D. Cách mạng nhung

Đáp án: A

Giải thích: Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người

Câu 23 Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?

A. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Đáp án: B

Giải thích: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến từ năm 1946-1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

Câu 24: Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nam Kinh được giải phóng

B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập

D. Bắc Kinh được giải phóng

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 1-10-1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn dân thủ đô Bắc Kinh trên Quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Câu 25 Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?

A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

C. Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.

D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Đáp án: B

Giải thích: Đường lối đổi mới của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh

Câu 26: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc

B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc

C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, đi lên xã hội chủ nghĩa

D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ toàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tư do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 27: Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào?

A. Hồng Công

B. Ma Cao

C. Đài Loan

D. Bành Hồ

Đáp án: B

Giải thích: Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12 – 1999).

Câu 28 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?

A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.

B. Mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa sang hội từ châu Âu sang châu Á

C. Thể hiện sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.

D. Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.

Đáp án: B

Giải thích:

Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) đã:

- Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

- Hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

Câu 29: Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?

A. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.

B. Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.

C. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

D. Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện

Đáp án: C

Giải thích: Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản. Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. GDP tăng trung bình 9,6%/năm, đứng hàng thứ 7 thế giới…Đây là điểm nổi bật nhất của tình hình kinh tế Trung Quốc giai đoạn này.

Câu 30: Yếu tố quyết định nào buộc Trung Quốc phải thực hiện đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978?

A. Cuộc khủng hoảng trong nước từ năm 1959- 1978

B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973

C. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

D. Xu thế toàn cầu hóa

Đáp án: A

Giải thích: Trong những 1959-1978, đất nước Trung Quốc diễn ra nhiều những biến động. Việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đã khiến đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách mở cửa.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Các nước Đông Nam Á có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Các nước Châu Phi có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Các nước Mỹ Latinh có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Nước Mĩ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Nhật Bản có đáp án

1 1,645 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: