TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 23 (có đáp án 2024): Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và sự thành lập nước

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và sự thành lập nước  có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 23.

1 2,798 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và sự thành lập nước

NHẬN BIẾT

Câu 1. Ngay khi nhận được tin chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã

A. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa

B. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào

C. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa

D. thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1

Đáp án: D

Giải thích: Ngay từ ngày 13-8-1945, khi nhận được tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ra bản Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. (SGK SỬ 9/Tr.92)

Câu 2. Nội dung cơ bản của Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tuyên Quang từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945 là

A. Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyển trong cả nước.

B. Đề ra chính sách đối nội, đội ngoại sẽ thực hiện sau khi giành chính quyền

C. Xác định phương châm chỉ đạo khởi nghĩa

D. Thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc

Đáp án: A

Giải thích: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào - Tuyên Quang từ ngày 14 đến 15-8-1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. (SGK SỬ 9/Tr.92)

Câu 3. Bốn tỉnh nào giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam

B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị

C. Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam

D. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị. Đây là các địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. (SGK SỬ 9/Tr.94)

Câu 4. Ngày 19-8-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì ở Hà Nội?

A. Việt Minh tổ chức buổi diễn thuyết công khai ở thành phố

B. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi

C. Cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội ở quảng trường Ba Đình

D. Việt Minh rải truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 19-8-1945, từ cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước quảng trường nhà hát lớn đã nhanh chóng chuyển sang biểu tình, khởi nghĩa giành chính quyền. Đến tối ngày cùng ngày, cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội (SGK SỬ 9/Tr.93)

Câu 5. Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?

A. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị

D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. (SGK SỬ 9/Tr.94)

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?

A. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi

B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị

D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi

Đáp án: C

Giải thích: Chiều ngày 30-8-1945, trước cuộc mít tinh của nhân dân Huế, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ. (SGK SỬ 9/Tr.94)

Câu 7. Chiều ngày 16/8/1945 theo lệnh của ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng thị xã nào?

A. Cao Bằng

B. Thái Nguyên

C. Tuyên Quang

D. Lào Cai

Đáp án: B

Giải thích: Chiều ngày 16/8/1945 theo lệnh của ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về bao vây và tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội. (SGK SỬ 9/Tr.92)

Câu 8. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 ở đâu?

A. Pác Bó (Cao Bằng)

B. Bắc Sơn (Võ Nhai)

C. Phay Khắt (Cao Bằng)

D. Tân Trào (Tuyên Quang)

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào- Tuyên Quang từ ngày 14 đến 15-8-1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. (SGK SỬ 9/Tr.92)

THÔNG HIỂU

Câu 9. Đâu không phải là quyết định của Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945?

A. Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng

B. Thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

C. Thông qua 10 chính sách của Việt Minh

D. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam

Đáp án: B

Giải thích: Từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội đã tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh và cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. (SGK SỬ 9/Tr.92)

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Việt Nam?

A. Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc

B. Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc- kỉ nguyên độc lập, tự do

C. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

D. Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa

Đáp án: C

Giải thích:

- Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam chỉ lật đổ nền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật nhưng chưa buộc được Pháp công nhận các quyền dân tôc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là khi kí Hiệp định Giơnevơ (1954) (SGK SỬ 9/Tr.95)

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?

A. Đảng cộng sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm.

B. Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân

C. Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi

D. Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển

Đáp án: D

Giải thích: Cách mạng tháng Tám thành công là do các nguyên nhân: truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc được phát huy khi Đảng Cộng sản Đông Dương phát cao ngọn cờ cứu nước, cứu nhà. Có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng. Tranh thủ được hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức, Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 12. "Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?

A. Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật

B. Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945)

C. Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai

D. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi Đồng minh kéo vào Đông Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Thời cơ ngàn năm có một trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Đây là khoảng thời gian thuận lợi nhất để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền thắng lợi vì lúc kẻ thù chính đã gục ngã, kẻ thù mới chưa xuất hiện

Câu 13. Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?

A. Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất

B. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương

C. Sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm của Đảng cộng sản Đông Dương

D. Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít

Đáp án: D

Giải thích: Thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam đứng lên Tổng khởi nghĩa

Câu 14. Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám 1945?

A. Hoàn thiện quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng

B. Xây dựng, phát triển lực lượng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám

C. Trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành chính quyền.

D. Đưa ra chủ trương “hòa để tiến”, kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp.

Đáp án: D

Giải thích:

Vai trò của Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945:

+ Triệu tập và chủ trì hội nghị lần 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, hoàn chính quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

+ Xây dựng, phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.

+ Cùng với Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Tổng bộ Việt Minh trực tiếp lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

+ Soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Câu 15. Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi

A. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.

B. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.

C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.

D. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.

Đáp án: A

Giải thích: Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.

Câu 16. Nguyên nhân quyết định nhất đưa Cách mạng tháng Tám 1945 giành thắng lợi là

A. phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại.

B. Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo.

C. dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.

D. sự giúp đỡ của nhân dân thế giới.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân quyết định nhất đưa Cách mạng tháng Tám 1945 giành thắng lợi là Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo.

VẬN DỤNG

Câu 17. Nội dung nào không phản ánh đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Phối kết hợp với lực lượng Đồng minh tham gia giành chính quyền.

B. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho việc giành chính quyền.

C. Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và tập dượt quần chúng đấu tranh.

D. Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước khởi nghĩa giành chính quyền.

Đáp án: A

Giải thích: Trong Cách mạng tháng Tám (1945), mặt trận Việt Minh không có sự phối hợ với lực lượng Đồng minh tham gia giành chính quyền.

Câu 18. “Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?

A. Võ Nguyên Giáp

B. Tôn Đức Thắng

C. Hồ Chí Minh

D. Huỳnh Thúc Kháng

Đáp án: C

Giải thích: Trong bối cảnh những điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam đã đến, Hồ Chí Minh trong lúc đang ốm nặng đã căn dặn với trung ương Đảng “Lúc này thời cơ thuận lợi đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”

Câu 19. Vì sao trong cùng một khoảng thời gian thuận lợi nhưng ở Đông Nam Á chỉ có 3 nước Indonexia, Việt Nam và Lào giành được chính quyền?

A. Do quân Đồng minh vẫn chưa vào giải giáp ở 3 nước này

B. Do quân Nhật và lực lượng thân Nhật ở 3 nước này đã rệu rã

C. Do ý chí quyết tâm cao của nhân dân 3 nước

D. Do 3 nước đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chớp thời cơ

Đáp án: D

Giải thích: Ngày 15-8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Điều kiện khách quan thuận lợi cho các dân tộc ở Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền đã đến. Trong điều kiện thuận lợi chung đó chỉ có 3 nước là Indonexia, Việt Nam, Lào giành được độc lập do cả 3 nước đã có sự chuẩn bị đầy đủ đường lối- phương pháp, lực lượng để chớp lấy cơ hội ngàn năm có một. Trong khi nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á có xu hướng thân Đồng minh, quân Đồng minh đã sớm vào chiếm đóng nên thời cơ thuận lợi đã bị bỏ lỡ.

Câu 20. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1945 là

A. đánh đuổi đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc.

B. đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ.

C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.

D. lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.

Đáp án: A

Giải thích: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1945 là đánh đuổi đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc.

Câu 21 Ngay khi nhận được tin chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã

A. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.

B. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.

C. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.

D. thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1.

Đáp án: D

Giải thích: Ngay từ ngày 13-8-1945, khi nhận được tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ra bản Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy

Câu 22 Nội dung cơ bản của Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tuyên Quang từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945 là

A. Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào

B. Đề ra chính sách đối nội, đội ngoại sẽ thực hiện sau khi giành chính quyền

C. Xác định phương châm chỉ đạo khởi nghĩa

D. Thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc

Đáp án: A

Giải thích: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào- Tuyên Quang từ ngày 14 đến 15-8-1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật

Câu 23 Đâu không phải là quyết định của Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945?

A. Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng

B. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa

C. Thông qua 10 chính sách của Việt Minh

D. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam

Lời giải

Đáp án: B

Giải thích:

Từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội đã tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh và cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

=> Loại trừ đáp án: B

Câu 24 Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam

B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị

C. Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam

D. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị. Đây là các địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước.

Câu 25 Ngày 19-8-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì ở Hà Nội?

A. Việt Minh tổ chức buổi diễn thuyết công khai ở thành phố

B. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi

C. Cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội ở quảng trường Ba Đình

D. Việt Minh rải truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 19-8-1945, từ cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước quảng trường nhà hát lớn đã nhanh chóng chuyển sang biểu tình, khởi nghĩa giành chính quyền. Đến tối ngày cùng ngày, cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội

Câu 26 Ngày 2-9-1945, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?

A. Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước

B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị

D. Thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược Việt Nam

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

Câu 27 Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?

A. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế thắng lợi

B. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị

D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi

Đáp án: C

Giải thích: Chiều ngày 30-8-1945, trước cuộc mít tinh của nhân dân Huế, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ

Câu 28 Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với Việt Nam?

A. Lật đổ nền thống trị của thực dân, phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc

B. Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc- kỉ nguyên độc lập, tự do

C. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

D. Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam chỉ lật đổ nền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật nhưng chưa buộc được Pháp công nhận các quyền dân tôc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là khi kí Hiệp định Giơnevơ (1954)

Câu 29 Cách mạng tháng Tám năm 1945 mang ý nghĩa gì quan trọng nhất đối với Việt Nam?

A. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ ở Việt Nam

B. Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc

C. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ

D. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam

Đáp án: D

Giải thích: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam từ năm 1884 đến năm 1945 là chống đế quốc để giành độc lập dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam nên nó có ý nghĩa quan trọng nhất.

Câu 30 Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?

A. Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng từ 1930 – 1945.

B. Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân

C. Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi

D. Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển.

Đáp án: D

Giải thích:

Cách mạng tháng Tám thành công là do các nguyên nhân sau:

- Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc được phát huy khi Đảng Cộng sản Đông Dương phát cao ngọn cờ cứu nước, cứu nhà

- Có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng

- Tranh thủ được hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức, Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1960 – 1963) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 28: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) có đáp án

1 2,798 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: