TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 32 (có đáp án 2024): Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 -1985)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 -1985) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 32.

1 1439 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc (1976 -1985)

NHẬN BIẾT

Câu 1. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước, cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn:

A. đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội

B. đấu tranh để thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ

C. đất nước hòa bình, tiến lên xây dựng chủ nghĩa tư bản.

D. đất nước độc lập, thống nhất đi lên tư bản chủ nghĩa

Đáp án: A

Giải thích: Từ năm 1976 sau khi hoàn thành thống nhất đất nước cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. (SGK SỬ 9/ Tr. 170)

Câu 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV tại Hà Nội được diễn ra trong thời gian nào?

A. 11/1976

B. 12/1976

C. 11/1986

D. 12/1986

Đáp án: B

Giải thích: Tháng 12 năm 1976 Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV của Đảng họp tại Hà Nội. (SGK SỬ 9/ Tr. 170)

Câu 3. Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất được thực hiện trong giai đoạn:

A. 1975 – 1980

B. 1976 – 1980

C. 1980 – 1985

D. 1981 – 1985

Đáp án: B

Giải thích: Tháng 12 năm 1976 Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV của Đảng họp tại Hà Nội đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, quyết định thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất được thực hiện trong giai đoạn 1976 – 1980. (SGK SỬ 9/ Tr. 170)

Câu 4. Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ 2 (1981 – 1985) được đề ra tại đại hội Đảng lần bao nhiêu?

A. Đại hội VII (6/1996)

B. Đại hội VI (12/1986)

C. Đại hội V (3/1982)

D. Đại hội IV (12/1976)

Đáp án: C

Giải thích: Đại hội đại biểu toàn quốc lần V của Đảng họp tại Hà Nội tháng 3 - 1982 khẳng định tiếp tục đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước do Đại hội IV đề ra , thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần hai được thực hiện trong giai đoạn 1981 – 1985. (SGK SỬ 9/ Tr. 171)

Câu 5. Ngày 22/12/1978, tập đoàn PônPốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn

A. biên giới Tây – Nam của Việt Nam.

B. biên giới phía Bắc của Việt Nam.

C. biên giới phía Đông của Việt Nam.

D. vùng biển và hải đảo của Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Ngày 22/12/1978 tập đoàn PônPốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây – Nam. (SGK SỬ 9/ Tr. 173)

Câu 6. Trung Quốc cho quân tiến công dọc biên giới Việt Nam từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) vào thời gian nào?

A. 17/2/1977

B. 17/2/1978

C. 17/2/1979

D. 17/2/1980

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 17/2/1978 Trung Quốc cho quân đội với 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới Việt Nam từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). (SGK SỬ 9/ Tr. 173)

Câu 7. Trong kế hoạch nhà nước 5 năm lần 2 (1981 – 1985) Việt Nam đã sắp xếp lại cơ cấu và cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế

A. tư bản chủ nghĩa

B. mở cửa, hội nhập với thế giới.

C. quốc dân

D. tự cấp, tự túc.

Đáp án: C

Giải thích: Trong kế hoạch nhà nước 5 năm lần 2 (1981 – 1985) Việt Nam đã sắp xếp lại cơ cấu và cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân. (SGK SỬ 9/ Tr. 171)

Câu 8. Nội dung nào dưới đâyy không phản ánh đúng những hành động của Trung Quốc làm tổn hại đến quan hệ hữu nghị Việt – Trung trong những năm 1978 – 1979?

A. Khiêu khích quân sự dọc biên giới Việt – Trung.

B. Cắt viện trợ, rút chuyên gia Trung Quốc về nước.

C. Ủng hộ hoạt động xâm lấn của lực lượng Pôn-pốt ở phía Tây – Nam Việt Nam.

D. Cho quân xâm lấn khu vực biên giới phía Tây – Nam của Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Từ năm 1978 Trung Quốc đã có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước như khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia; ủng hộ hoạt động xâm lấn của lực lượng Pôn-pốt ở phía Tây – Nam Việt Nam. (SGK SỬ 9/ Tr. 173)

THÔNG HIỂU

Câu 9. Đại hội Đảng khóa IV đã quyết định thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 1976 – 1980 là: vừa xây dựng đất nước, vừa

A. cải thiện quan hệ ngoại giao.

B. ổn định đời sống xã hội.

C. cải tạo quan hệ sản xuất

D. phá thế bị bao vây, cấm vận.

Đáp án: C

Giải thích: Đại hội Đảng khóa IV họp tại Hà Nội (12/1976) đã quyết định thực hiện nhiệm vụ vừa xây dựng đất nước vừa cải tạo quan hệ sản xuất trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 1976 – 1980. (SGK SỬ 9/ Tr. 170)

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu đã đạt về nông nghiệp, công nghiệp trong kế hoạch 5 năm 1976 – 1980?

A. Diện tích gieo trồng tăng thêm 2 triệu hécta

B. Nhiều nhà máy gấp rút được xây dựng

C. Tư sản mại bản bị xóa bỏ, nông dân đi vào làm ăn tập thể

D. Kinh tế tăng trưởng “thần kì”, đời sống nhân dân sung túc.

Đáp án: D

Giải thích: Sau 5 năm nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về mọi mặt. Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp được cải tạo nhiều mặt, diện tích gieo trồng tăng thêm 2 triệu hécta, nhiều nhà máy gấp rút được xây dựng. Cải tạo xã hội được đẩy mạnh ở vùng mới giải phóng, giai cấp tư sản mại bản bị xóa bỏ, nông dân đi vào làm ăn tập thể. (SGK SỬ 9/ Tr. 170)

Câu 11. Những khó khăn yếu kém của kế hoạch 5 năm giai đoạn 1981 – 1985 là gì?

A. mục tiêu cơ bản vẫn chưa thực hiện được

B. nền kinh tế phát triển nhanh chóng vượt bậc

C. các tầng lớp, giai cấp mới được hình thành

D. Nhiều nhà máy gấp rút được xây dựng, kinh tế phát triển

Đáp án: A

Giải thích: Những khó khăn yếu kém của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, thậm chí có phần trầm trọng hơn, mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế vẫn chưa thực hiện được. (SGK SỬ 9/ Tr. 172)

Câu 12. Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu đã đạt về giáo dục trong kế hoạch 5 năm 1976 – 1980?

A. Giáo dục ở cấp mẫu giáo, phổ thông đều phát triển

B. Số người đi học thuộc các đối tượng tăng trong cả nước

C. Giáo dục phổ cập hết bậc trung học cơ sở

D. Giáo dục ở cấp đại học phát triển

Đáp án: C

Giải thích: Giáo dục ở cấp mẫu giáo, phổ thông, đại học đều phát triển. Năm học 1979 – 1980 tính chung số người đi học thuộc các đối tượng cả nước là 15 triệu người, tăng hơn năm học 1976 – 1977 là 2 triệu. (SGK SỬ 9/ Tr. 171)

Câu 13. Đâu không phải là mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1976-1980)?

A. Xây dựng một bước cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

B. Cải thiện một bước đời sống vật chất của nhân dân

C. Cải thiện văn hóa của nhân dân lao động

D. Đưa đất nước ra khỏi thời kì khủng hoảng.

Đáp án: D

Giải thích: Kế hoạch nhà nước 5 năm được thực hiện trong giai đoạn 1976 – 1980 nhằm 2 mục tiêu cơ bản: xây dựng một bước cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động. (SGK SỬ 9/ Tr. 170)

Câu 14. Năm 1979, nhân dân Việt Nam lại chiến đấu ngoan cường trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc để bảo vệ

A. độc lập, chủ quyền.

B. cơm áo gạo tiền

C. công bằng xã hội.

D. chủ quyền biển đảo

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1979, nhân dân Việt Nam lại chiến đấu ngoan cường trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước.

Câu 15. Các hoạt động khoa học kĩ thuật được triển khai trong kế hoạc 5 năm từ 1981 – 1985 đã góp phần

A. kìm hãm nền sản xuất

B. thúc đẩy nền sản xuất phát triển

C. chuyển đổi nền sản xuất theo hương tư bản

D. giúp Việt Nam vươn lên trở thành siêu cường kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Các hoạt động khoa học kĩ thuật được triển khai trong kế hoạc 5 năm từ 1981 – 1985 đã góp phần thúc đẩy nền sản xuất phát triển. (SGK SỬ 9/ Tr. 172)

Câu 16. Ở Việt Nam, với kế hoạch 5 năm 1981 – 1985 kinh tế nông nghiệp

tựu gì so với giai đoạn trước 1976 – 1980?

A. giảm sút nghiêm trọng.

B. lệ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài.

C. chặn được đà giảm sút ở giai đoạn trước và có bước phát triển.

D. lún sâu vào sự suy thoái, khủng hoảng.

Đáp án: C

Giải thích: Kế hoạch 5 năm 1981 – 1985 nền kinh tế nông nghiệp đã chặn được đà giảm sút ở giai đoạn trước (1976 – 1980) và có bước phát triển. (SGK SỬ 9/ Tr. 172)

VẬN DỤNG

Câu 17. Điểm giống nhau về hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân ta trong hai cuộc đấu tranh bảo biên giới Tây – Nam và phía Bắc là gì?

A. Đấu tranh tự vệ, phản công

B. Đấu tranh hòa bình.

C. Nhờ sự viện trợ của quốc tế.

D. Đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.

Đáp án: A

Giải thích: Đấu tranh tự vệ, phản công là hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân ta trong hai cuộc đấu tranh bảo biên giới vì độc lập tự do. (SGK SỬ 9/ Tr. 173)

Câu 18. Thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam của nhân dân Việt Nam đã

A. mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trong lịch sử dân tộc

B. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc

C. đánh dấu sự hoàn thành của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.

D. đánh dấu sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.

Đáp án: B

Giải thích: Thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam của nhân dân Việt Nam đã bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc

Câu 19. Điểm khác nhau trong hành động khiêu khích của tập đoàn Pônpốt và Trung Quốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam là gì?

A. Khiêu khích quân sự dọc biên giới

B. Cắt viện trợ, rút chuyên gia.

C. Huy động quân đội mở cuộc chiến tranh

D. Lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích:

- Tập đoàn PônPốt liên tiếp mở các cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, huy động 19 sư đòa bộ binh, pháo Binh tiến đánh Tây Ninh.

- Tung Quốc cũng có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giưa nhân dân 2 nước như cho quân kiểu khích dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia .Nghiêm trọng hơn ngày 17/2/1979 Trung Quốc cho 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dịch biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phơng Thổ (Lai Châu). (SGK SỬ 9/Tr.173)

Câu 20. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam của nhân dân Việt Nam mang tính chất

A. chính nghĩa, bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia

B. phi nghĩa, bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia

C. phi nghĩa, làm tổn hại tình cảm láng giềng

D. chính nghĩa, làm tổn hại tình cảm láng giềng

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam (1975 – 1979) là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia, hòa bình được lập lại trên tuyến biên giới.

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên Xã hội chủ nghĩa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 có đáp án

Trắc nghiệm Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX có đáp án

Trắc nghiệm Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX có đáp án

Trắc nghiệm Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa có đáp án

1 1439 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: